Để làm tốt kế toán nhà hàng, kế toán cần hiểu được các quy trình
sau:
- Quy trình làm dịch vụ của nhà hàng.
- Các khâu nhập nguyên liệu.
- Các khâu phát sinh doanh thu.
Từng công đoạn trên kế toán cần thực hiện những công việc cụ thể
sau:
1. Theo dõi hàng hoá xuất nhập
- Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho,
mua hàng.
- Kiểm tra tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của
các chứng từ xuất nhập theo quy định của Cty.
- Hàng ngày nhập các chứng từ vào phần mềm .
- Có kế hoạch đôn đốc các bộ phận liên quan
chuyển giao chứng từ đúng hạn để phục vụ cho việc lập kế hoạch và lên các báo
cáo.
- Tổ chức lưu trữ các chứng từ xuất/nhập.
- Báo cáo kịp thời khi phát hiện các sai phạm
trong quá trình xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.
2. Kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào
- Thu thập báo giá của nhà cung cấp.
- Theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung
cấp.
- Định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị
trường và so sánh với giá của nhà cung cấp.
- Kiểm tra tính chính xác về giá, nhà cung
cấp với hàng hoá mua ngoài.
3. Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng
- Xem xét số lượng xuất hàng hàng ngày so với
định mức tồn kho quy định của Nhà hàng.
- Xem xét số lượng đặt hàng yêu cầu so với số
lượng đặt hàng đã quy định.
- Báo cáo và có hướng xử lý với Trưởng bộ phận
về các trường hợp không thực hiện đúng định mức tồn kho và số lượng đặt hàng,
hoặc có những biến động đột xuất
4. Kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn
- Định kỳ kiểm tra số lượng xuất nhập tồn và số
lượng hàng hoá thực tế trong kho.
- Hàng tháng, kết hợp cùng thủ kho kiểm kê số
lượng hàng hoá tồn thực tế trong kho, bếp, bar và báo cáo Giám đốc.
- Những mặt hàng tươi sống cần có kế hoạch tồn kho,
mua hàng phù hợp
5. Phối hợp với kế toán làm các thanh toán cho nhà
cung cấp
- Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc xem xét
các số liệu nhập hàng để thanh toán cho nhà cung cấp.
- Lập các kế hoạch thu mua hàng hóa để kế toán thanh
toán lên kế hoạch tài chính cho phù hợp tránh các tình trạng thiếu hàng
và thiếu tiền.
6. Quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ
- Theo dõi số lượng tài sản, công cụ mua về và xuất
dùng
- Hỗ trợ kế toán thanh toán trong việc thanh
toán cho nhà cung cấp.
- Theo dõi số lượng tài sản tăng giảm định kỳ hàng
tháng.
- Đánh giá tình trạng công cụ hư hỏng hàng tháng
có kế hoạch mua mới thay thế.
- Tổ chức việc quản lý tài sản cố định, các máy
móc, công cụ quan trọng như dán nhãn, theo dõi chi phí .- Tổ
chức kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.
7. Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu
- Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng
món
- Tính định mức tiêu hao với nhiều loại nguyên vật liệu thay
thế
- Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu với từng nhóm khác,
hoặc từng thời gian
- Kiếm tra việc tiêu hao vật tư từ bếp, bar... hoặc từ món ăn
của khách
- Từ nguyên liệu tiêu hao và món từ bar, bếp... báo lên để
tính doanh thu trong ngày
8. Thanh toán, doanh thu
- Kiểm tra thanh toán ngay
- Quản lý thanh toán chậm
- Từ thông báo thanh toán để quy ngược lại món ăn, vật
tư tiêu hao, doanh thu
- Xuất hóa đơn trong ngày
9. Tính giá thành
- Tính giá thành theo món
- Tính giá thành theo từng đoàn khách,
- Tính giá thành cho từng ngày, xem có phù hợp với doanh thu không
10. Chế độ báo cáo
Thực hiện các công việc làm báo cáo theo vụ việc hoặc báo
cáo theo định kỳ cho Kế toán trưởng hoặc trưởng bộ phận phụ trách.
- Báo cáo về chi phí,
- Báo cáo về hàng hóa,
- Báo cáo về CCDC, TSCD,
- Các báo cáo đặc thù khác…
11. Hạch toán( Theo Quyết định 48)
Khi mua hàng về, căn cứ vào hóa đơn hoặc Bảng kê mua hàng hóa
tài sản 01/TNDN, hạch toán:
- Nếu nhập kho :
Nợ TK 152/ Có TK 111,112
- Nếu mang vào bếp, bar luôn :
Nợ TK 154/ Có YK 111,112
- Tiền lương trực tiếp của nhân viên bar, bếp :
Nợ TK 154/ Có TK 334
- Chi phí SXC:
Nợ TK154 / Có TK 111,112,131
- Cuối ngày căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư, kết chuyển
giá vốn
Nợ TK 632/ Có TK 154
- Hạch toán doanh thu :
Nợ TK 111,131 / Có TK 511, 3331
Lưu ý :
- Đồ uống được tính như hàng thương mại, và giao cho
bar, hoặc nhân viên lễ tân quản lý, bán và làm báo cáo riêng
- Chi phí nguyên vật liệu phụ có thể xuất cho Bếp, Bar... rồi phân
bổ hàng ngày, số chưa dùng hết để dư ở TK 154
- Mỗi hóa đơn cần có một bàng kê kèm theo để theo dõi
món và tính giá thành
- Những trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn, kế toán lập
bảng kê và xuất một hóa đơn vào cuối ngày
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét