Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Công việc cần làm của kế toán khi nhận làm toàn bộ sổ sách chứng từ


Khi các bạn bắt đầu sang công ty mới !
Với chức danh KTT hay KTTH, bạn vô cùng sung sướng !!!



và khi bạn bước vào công ty nhìn vào chứng từ sổ sách 
Bạn chỉ thấy một đống hỗn độn và không bít bắt đầu từ đâu ???































Sau đây là chỉ dẫn công việc phải làm  :

------------

I. Bộ chứng từ nhập kho

1.1 Đối với hàng hoá mua trong nước
1 - Phiếu nhập kho in từ phần mềm kế toán (không có thì ghi sổ bán sẵn theo mẫu)
2 - Hoá đơn (GTGT hoặc hoá đơn bán lẻ dưới 200k)
3 - Phiếu giao nhận hàng hoá
4 - Đơn đặt hàng
5 - Hợp đồng mua bán
(Tuỳ vào mức độ mà có thể giảm bớt mục 4, và 5)
1.2 - Đối với hàng hoá mua ngoài nước
1 - Phiếu nhập kho in từ phần mềm kế toán
2 - Phiếu giao nhận hàng hoá
3 - Bộ chứng từ nhập khẩu bao gồm:
             Invoice; Bill; Packinglist; Certificate of quality; Quarantity; Certificate of orgine.
4 - Tờ khai hải quan


II - Chứng từ phiếu kế toán: 

Các trường hợp mua hàng hoá, dịch vụ không nhập kho mà hạch toán qua các tài khoản chi phí (641;642;627), tài khoản quỹ và các tài khoản khác (241;211...) được lập phiếu kế toán
1 - Phiếu hạch toán in từ phần mềm
2 - Hoá đơn
3 - Giấy giao nhận hàng hoá
4 - Bảng kê hàng hoá, vận chuyển...
5 - Các chứng từ khác (nếu có)


III - Phiếu xuất kho

3.1 Xuất vật tư cho sản xuất:
1 - Phiếu xuất kho in từ phần mềm kế toán
2 - Giấy đề nghị xuất kho
3.2 Xuất bán thành phẩm
1 - Hoá đơn bán hàng
2 - Phiếu xuất kho in từ PMKT
3 - Duyệt giá bán (Trường hợp không co hợp đồng mua bán)
4 - Bảng duyệt giá bán mới nhất; Hợp đồng mua bán



IY - Bộ chứng từ kèm theo phiếu chi, UNC:

4.1 Trường hợp thanh toán các khoản chi phí hạch toán trực tiếp không qua công nợ
1 - Phiếu chi in từ PMKT
2 - Giấy đề nghị thanh toán
3 - Hoá đơn
4 - Giấy giao nhận hàng hoá
5 - Đơn đặt hàng hoặc duyệt giá
6 - Bảng kê xác nhận nơi sử dụng vật tư, hàng hoá đã mua
7 - Bảng kê diễn giải nội dung chi phí
4.2 Trường hợp thanh toán đối với chứng từ đã hạch toán qua công nợ (Dư có TK 331)
4.2.1 - Thanh toán bằng tiền mặt
1 - Phiếu chi in từ PMKT
2 - Giấy đề nghị thanh toán
3 - Bộ chứng từ đã nhập kho, đã hạch toán
4.2.2 Thanh toán bằng chuyển khoản
1 - UNC
2 - Bộ chứng từ đã nhập kho, đã hạch toán
3 - Phiếu hạch toán




V - Thanh toán XDCB:

5.1 - Trường hợp thuê nhân công
1 - Hoá đơn tài chính
2 - Biên bản quyết toán giá trị khối lượng hoàn thành
3 - Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành
4 - Bảng giá nhân công được duyệt
5 - HĐồng kinh tế
6 - Bản vẽ thiết kế
7 - Dự toán của hạng mục xây dựng
5.2 Trường hợp khoán gọn
1 - HĐơn tài chính
2 - Biên bản quyết toán giá trị khối lượng hoàn thành
3 - Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành
4 - Bản vẽ hoàn công (nếu có)
5 - HĐ kinh tế
6 - Bản vẽ thiết kế được bên A chấp thuận
7 - Dự toán



VI - Hồ sơ TSCĐ

1 . Đối với TS là nhà xưởng, móng thiết bị, vật kiến trúc...(phần xây dựng)
1.1 Nguyên tắc chung
- Tất cả các hồ sơ thiết kế dự toán và các chứng từ khác được đóng thành 1 bộ hồ sơ cho 1 TSCĐ (mẫu 001-XDCB)
- Mỗi TSCĐ có 1 bộ hồ sơ đi kèm
- Giá trị trên sổ sách kế toán phải = với giá trị trên bảng tổng hợp trong hồ sơ tài sản !

(mỏi tay quá, tạm thời thế thôi.)


Cái này nữa...




Công tác chuẩn bị khi quyết toán thuế với cơ quan thuế

             Khi nhận được công văn của Chi cục thuế chủ quản thông báo xuống quyết toán thuế, đa phần anh chị em mới vào nghề hoặc chưa đảm đương nhiệm vụ này lần nào đều cảm thấy bối rối. Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì? Cơ quan thuế cần những gì?

1 - Công tác sắp xếp chứng từ gốc

- Chúng ta cần sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng.
- Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo phiếu thu, phiếu chi, phiếu kế toán,...có đầy đủ chữ ký theo chức danh.
- Kẹp riêng chứng từ của từng tháng, mỗi tháng một tập có bìa đầy đủ.

2 - Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế

- Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT, XNK, Môn Bài, TTDB,...
- Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm

3 - Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức NKC)

- Sổ nhật ký chung
- Sổ nhật ký bán hàng
- Sổ nhật ký mua hàng
- Sổ nhật ký chi tiền
- Số nhật ký thu tiền
- Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
- Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
- Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
- Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
- Sổ cái các tài khoản: 131, 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
- Sổ khấu hao tài sản cố định 
- Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
- Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
- Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.

4 - Sắp xếp các hợp đồng kinh tế

- Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra.
- Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có.
- Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương
- Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.

5 - Hồ sơ pháp lý

- Chuẩn bị đầy đủ cả gốc và photo công chứng (xác thực).
- Các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế.




Vạn sự khởi đầu nan  -  Trăm sự bắt đầu nản !!!





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét