Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Tập hợp các file làm kế toán bằng Excel



Dạo quanh diễn đàn thấy có nhiều bạn hỏi về làm exel kế toán. DuyDang đưa lên đây một số file Excel kế toán cho các bạn tham khảo, nếu có vấn đề gì vướng mắc trong lúc sử dụng thì để lại câu hỏi tại đây nhé.

1. File kế toán 12A:Ketoan 12A.rar
2. KETOAN EXCEL 2 : KETOAN EXCEL 2.zip
3. KETOAN EXCEL : KETOAN.rar
4. KT Xang Dau: KT Xang Dau.rar
5. Kế toán tham khảo : KTtham khao.rar
6. Kế toán mẫu Excel : Mau KT tren Excel.zip
7. Mẫu sổ sách : Mau so sach 1.rar
8. Nhật ký chung :nhat ky chung mau.zip
9. Nhật ký chứng từ : NKChungTu.zip
10. Nhật xuất vật tư FIFO : QL KHO - FIFO.rar
11. Raw Material Control: Raw Material Control.zip
12. Ủy nhiệm chi : UNC_Mau.rar
13. Accounting Pro Excel : Accpro.zip
14. Costing Excel : CostingHelp.rar
15. File kế toán NKC : FILE KETOAN NKC.rar
16. File tồn quỹ, phiếu thu chi : File ton quy - In phieu thu chi.rar

PHẦN MỀM QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Phần mềm quản lý sản xuất theo lô hàng (Truy tìm lại lô sản xuất ngày nào, lô NVL...)



Phiên bản: 4.3.1
Hoàn toàn miễn phí, không giới hạn thời gian sử dụng
Tác giả: Nguyễn Xuân Huy
--
A.CHỨC NĂNG CHÍNH
- Quản lý sản xuất + bán hàng, nhập xuất tồn, doanh thu, thu chi, giá bán, giá mua, công nợ, đơn đặt hàng, lệnh sản xuất, tự động xuất nguyên vật liệu để sản xuất, tìm lại lô hàng gốc, lô nguyên vật liệu gốc...

Mô hình
- Bộ Phận (BP) Thu mua/ Lập đơn đặt hàng --> Khi hàng về Thủ Kho/ Nhập hàng (có thể chuyển số liệu từ "đơn đặt hàng " nhập vào kho hàng)
- BP Sản xuất/ Làm lệnh sản xuất giao cho các tổ sản xuất--->Thủ kho/ dựa vào "lệnh sản xuất" tiến hành xuất kho theo bảng định mức sản xuất (cái này phần mềm tự động tính xuất cho (chỉ 1 cái click chuột) và được chỉnh sửa lại theo thực tế xuất)
- Sản xuất xong Thủ Kho/ nhập thành phẩm vào kho --> Số lượng Thành phẩm nhập kho này sẽ tự động lấy lên kết quả sản xuất của lệnh sản xuất.
- BP Bán hàng/ Làm phiếu bán hàng -->theo dõi công nợ, thu tiền, kho hàng, doanh số.....
Khi lô hàng bán đi mà có sự cố thì truy tìm lại thuộc lô sản xuất nào, thuộc lô hàng nhập ngày nào của ai....


B. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHẦN MỀM
I. PHẦN LÀM VIỆC ------------------------------II. PHẦN BÁO CÁO
1. Chức năng hệ thống. ----------------------------------------------1. Nhật ký chung.
2. Chức năng danh mục. ---------------------------------------------2. Thống kê doanh thu.
3. Chức năng thu chi.-------------------------------------------------3. Thống kê nhập hàng.
4. Chức năng phiếu dịch vụ. -----------------------------------------4. Thống kê xuất hàng.
5. Chức năng nhập hàng. --------------------------------------------5. Báo cáo kho hàng
6. Chức năng bán hàng. ----------------------------------------------6. Báo sổ quỹ.
7. Chức năng bảng giá mua – giá bán – ---------------------------7. Báo cáo công nợ.
bảng định mức xuất NVL dùng cho sản xuất. ----------------------8. Báo cáo đơn đặt hàng - lệnh sản xuất
8. Chức năng các bút toán tự động.
9. Chức năng số dư đầu kỳ.
10. Chức năng đơn đặt hàng - Lệnh sản xuất



Link download phần mềm và file backup: http://www.mediafire.com/download/1x...g.Net4.3.1.rar

Các bạn download về và cài đặt như video hướng dẫn bên dưới ( dùng cho người không biết ...)
Nếu máy bạn chưa cài SQL Server 2008 thì các bạn tải theo link sau :http://www.microsoft.com/en-us/downl...s.aspx?id=1842
Các File hỗ trợ cài SQL : http://www.mediafire.com/?ujfhksiiz4fc89o
(nếu mà cài không được nữa thì liên hệ với mình, mình cài giúp cho, trước khi liên hệ với mình thì máy bạn phải cài Teamviewer trước nhé)
Video hướng dẫn cài đặt (lưu ý để phần mềm chạy được các bạn phải cài SQL 2008)
<font color="#000000"><span style="font-family: Verdana"><font size="2"><strong><strong><strong><strong>  

Video giới thiệu: http://www.youtube.com/watch?v=ipaGDnNZqxY


-
--------------------------------------------------o 0 o----
----------------Hướng dẫn sử dụng
I. PHẦN CHỨC NĂNG.
1. Chức năng hệ thống:
- Phân quyền thêm, sửa, xoá. Phân quyền chức năng, khoá số liệu, quản lý dữ liệu người dùng xoá, lưu trữ dữ liệu. Phần này giúp cho người quản trị phân quyền cho mỗi người một việc, và quản lý toàn bộ những thao tác của người dùng ( VD: người tạo phiếu, ngày tạo phiếu, người xoá phiếu…).
2. Chức năng danh mục:
- Quản lý danh mục khách hàng : quản lý thông tin về khách hàng (Tên công ty, địa chỉ, điện thoại, người phụ trách khách hàng đó, nhắc nhở khách hàng …).
- Danh mục hàng hoá: quản lý mã hàng, tên hàng, giá bán, giá mua, nhóm hàng…
- Danh mục kho.
- Danh mục nhóm hàng.
- Danh mục nhóm khách.
- Danh mục người phụ trách.
- Định mức tồn kho: Khi hàng tồn kho dưới định mức thì cần đặt mua thêm, giúp ích cho việc liệt kê những mặt hàng cần mua để nhập kho để khỏi bị hết hàng trong kho khi có người mua.
- Khoản mục chi phí : Dùng để tạo các tên chi phí, và quản lý chi phí theo từng kỳ. Ví dụ Chi phí điện nước, chi phí lương, chi phí văn phòng phẩm, chi phí giao hàng…)
3. Chức năng thu chi:
- Phiếu thu tiền mặt: Thu tiền của khách hàng sẽ tự động trừ vào công nợ cho khách hàng đó…
- Phiếu chi tiền mặt: Chi tiền trả cho nhà cung cấp sẽ tự động giảm công nợ phải trả cho nhà cung cấp…
- Phiếu thu ngân hàng: Tương tự như thu tiền mặt.
- Phiếu chi nhân hàng: Tương tự như chi tiền mặt.

4. Chức năng phiếu dịch vụ:
- Phiếu dịch vụ cho khách hàng : Dịch vụ sửa chữa, bảo hành, dịch vụ khác…
- Phiếu giảm công nợ cho khách hàng, giảm giá, chi phí khác…
5. Chức năng nhập hàng:
- Nhập mua hàng: Giá mua sẽ được tự động lấy lên từ bảng giá mua
- Nhập hàng nội bộ: Chuyển đổi quy cách, nhập hàng đổi…
- Nhập thành phẩm: Ở phần này ta chỉ cần nhập số lượng thành phẩm vào kho thì phần mềm sẽ tự động tính toán dựa vào bảng định mức xuất nguyên vật liệu để xuất nguyên vật liệu ra tương ứng với số lượng thành phẩm nhập vào kho(chức năng này áp dụng cho đơn vị SX).
- Nhập hàng bán bị trả lại.
- Đơn đặt hàng: Tạo đơn đặt hàng, quản lý đơn đặt hàng, in đơn đặt hàng để cho nhà CC.
6. Chức năng bán hàng:
- Phiếu bán hàng: Tạo phiếu bán hàng, in phiếu bán hàng, nhắc nhở ghi chú khách hàng, giá bán tự động lấy lên từ danh mục hàng hoá và bảng giá bán. Tự động ghi nhận công nợ hoặc thu tiền liền …
- Phiếu xuất hàng nội bộ: Xuất cho, biếu, tăng, xuất chuyển đổi quy cách…
- Phiếu xuất tự động: ( Chức năng này dùng cho đơn vị sản xuất, dùng để tự động tính xuất kho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất theo bảng định mức.
- Phiếu xuất chuyển kho: Hàng hoá ở kho này xuất chuyển đi kho khác
7. Chức năng bảng giá mua – giá bán – bảng định mức xuất NVL dùng cho SX
- Bảng giá mua: Lưu lại giá mua hàng hoá, khi nhập hàng đơn giá tự động lấy lên, nhằm trách nhập sai giá mua, giúp cho tốc độ nhập liệu nhanh…
- Bảng giá bán: Lưu lại giá bán của từng khách hàng, để khi bán hàng giá bán tự động lấy lên nhằm mục đích tránh nhập sai giá, tốc độ nhập liệu nhanh, và in báo giá gửi cho khách hàng.
- Bảng định mức sản xuất: Xây dựng bảng định mức này nhằm mục đích để phần mềm tự động tính toán lượng nguyên vật liệu cần xuất ra để cho sản xuất sản phẩm…(chức năng này áp dụng cho đơn vị sản xuất).
8. Chức năng các bút toán tự động:
- Tính giá xuất kho (giá vốn): Chức năng này giúp ta tự động tính giá xuất kho…
- Tính xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất: Nguyện liệu tự động xuất ra sản xuất dựa vào bảng định mức nguyên vật liệu. (chức năng này áp dụng cho đơn vị sản xuất).
- Tính giá thành theo đơn hàng: (chức năng này áp dụng cho đơn vị sản xuất).
9. Chức năng số dư đầu kỳ: (chức năng này chỉ nhập 1 lần đầu khi bắt đầu sử dụng phần mềm)
- Số dư đầu kỳ kho hàng: Là số liệu hàng hoá đầu kỳ khi đưa phần mềm vào sử dụng.
- Số dư đầu kỳ công nợ : Là số liệu công nợ của nhà cung cấp, của khách hàng khi đưa phần mềm vào sử dụng.

II. PHẦN BÁO CÁO
1. Nhật ký chung:
- Giúp ta quản lý toàn bộ chứng từ phát sinh, phiếu bán hàng, phiếu nhập hàng, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất nội bộ…Phần này giúp tìm kiếm chứng từ rất nhanh, mở lại chứng từ gốc…
2. Thống kê doanh thu:
- Thống kê doanh thu theo khách hàng
- Thống kê theo mặt hàng
==> Ở phần này giúp ta thống kê doanh thu theo khách hàng, theo mặt hàng, theo nhóm hàng từ ngày…đến ngày…Và cho ta biết được lãi thuần từ hoạt động bán hàng…
3. Thống kê nhập hàng:
- Nhật ký nhập hàng : Tổng hợp tất cả các nghiệp vụ nhập hàng, gồm nhập mua, nhập nội bộ, nhập hàng bán bị trả lại…
- Bảng kê nhập hàng: Ở phần này giúp ta thống kê hàng mua trong tháng, thống kê theo mặt hàng, theo nhà cung cấp, theo nhóm hàng, theo 1 giai đoạn từ ngày… đến ngày…
- Bảng kê nhập hàng nội bộ : Dùng để thống kê nhập hàng nội bộ, nhập đổi hàng…
- Bảng kê nhập hàng bán trả lại: Theo dõi hàng bán bị trả lại…
4. Thống kê xuất hàng:
- Nhật ký xuất hàng: Tổng hợp tất cả các nghiệp vụ xuất hàng gồm xuất bán, xuất nội bộ, xuất trả
- Bảng kê xuất bán: Ở phần này giúp ta theo dõi đơn hàng bán, doanh số bán theo mã hàng, khách hàng, nhóm hàng…
- Bảng kê xuất hàng nội bộ: Là tập hợp tất cả các phiếu xuất nội bộ, thống kê hàng xuất nội bộ…
- Bảng kê xuất hàng tự động: Ở phần này ta theo dõi được nguyên vật liệu, hàng hoá xuất để sản xuất, là các phiếu xuất tự động tạo ra theo bảng định mức nguyên vật liệu để xuất sản xuất. (phần này áp dụng cho đơn vị sản xuất).
5. Báo cáo kho hàng:
- Báo cáo nhập xuất tồn: Ở phần này ta theo dõi nhập – xuất – tồn kho hàng, theo dõi theo nhóm hàng, theo từng kho hàng…
- Sổ chi tiết vật tư: Giúp ta theo dõi chi tiết từng mặt hàng, nhập ngày nào, xuất ngày nào, tồn cuối kỳ là bao nhiêu…Và xem lại chứng từ gốc.
6. Sổ quỹ:
- Sổ quỹ tiền mặt: Giúp ta theo dõi thu – chi, tồn quỹ…của tiền mặt tại đơn vị.
- Sổ quỹ ngân hàng: Giúp ta theo dõi thu – chi. Tồn quỹ của tiền gửi ngân hàng
7. Báo cáo công nợ:
- Bảng cân đối công nợ khách hàng : Ở phần này giúp ta theo dõi công nợ của toàn bộ khách hàng, mua trong kỳ, trả trong kỳ, nợ cuối kỳ… Báo cáo theo nhóm khách hàng.
- Bảng chi tiết công nợ khách hàng: Giúp ta in bảng đối chiếu công nợ để gửi cho khách hàng 1 cách nhanh chóng, theo dõi tình hình mua hàng, thanh toán của khách hàng…
- Bảng cân đối công nợ của nhà cung cấp: Ở phần này giúp ta theo dõi công nợ của toàn bộ nhà cung cấp, mua trong kỳ, trả trong kỳ, nợ cuối kỳ… Báo cáo theo nhóm nhà cung cấp
- Bảng chi tiết công nợ nhà cung cấp: Giúp ta in bảng đối chiếu công nợ để gửi cho nhà cung cấp 1 cách nhanh chóng, theo dõi tình hình mua hàng, thanh toán của nhà cung cấp…
8. Báo cáo chi phí – kết quả kinh doanh.
- Báo cáo chi phí: Theo dõi từng khoản chi phí (chi phí điện nước, nhân công, chi phí giao hàng, chi phí quản lý …). Báo cáo theo dạng kỳ trước so với kỳ này, tăng hay giảm…, theo nhóm cho phí ( chi phí quản lý, chi phí bán hàng…).
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Ở phần này cho ta thấy được, doanh thu, giá vốn, chi phí è lãi lỗ bao nhiêu. Đây là kết quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo theo dạng kỳ trước, kỳ này, giúp ta so sánh để đưa ra quyết định quản trị tiếp theo.





Video giới thiệu chức năng chính
http://www.youtube.com/watch?v=VVR8LSluNrM (phần 1)
http://www.youtube.com/watch?v=e5c5CAnQmCo (phần 2)

Video hướng dẫn sử dụng chi tiết từng chức năng
http://www.youtube.com/watch?v=ZNo7GUMG8Ew (phần 1)
http://www.youtube.com/watch?v=38YkK9gnH10 (phần 2)
http://www.youtube.com/watch?v=EOh54PTqn9c (phần 3)
http://www.youtube.com/watch?v=5vkZ7FeshdU (phần 4)
http://www.youtube.com/watch?v=BR9S5bqQBdw (phần 5)
http://www.youtube.com/watch?v=KnHkRcv2XMM (phần 6)


Mình tên Huy , ĐT : 090 6745 279, Mail : muaphonui_2010@yahoo.com, Yahoo : muaphonui_2010,

-----Nhận viết phần mềm quản lý theo yêu cầu của khách hàng----------

Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí
Phần mềm quản lý sản xuất miễn phí
Phần mềm quản trị doanh nghiệp phi long . net
Phi Long.Net , Phi Long, PhiLong PhiLong.Net

Sổ sách kế toán xây dựng !

                                                                                                         

Giá thành:
+Tập hợp chi phí để tính giá thành công trình 154 là : 621,622,623,627 , Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): Giá thành SP HoànThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

Vật liệu
+Qua kho: Nguyên vật liệu mua vào: xi măng, cát, đá, sỏi, sắt thép……..
Phiếu nhập kho + hóa đơn + phiếu giao hàng or xuất kho bên bán + hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có => ghim lại thành bộ
Nếu nhập kho: Nợ 152,1331/ có 111,112,331
Xuất kho: phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu vật tư
Nợ 621/ có 152
=> cuối kỳ kết chuyển: Nợ 154/ có 621

+Xuất thẳng xuống công trình: Nợ 621,1331/ có 111,112,331 => hóa đơn + phiếu giao hàng or xuất kho bên bán + hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có => ghim lại thành bộ
=> cuối kỳ kết chuyển: Nợ 154/ có 621


=> Để đơn giản hóa khi đi làm nên người ta đưa thẳng vật tư xuống công trường luôn mà không qua kho cho dù thực tế nó có qua kho, mục đích để đơn giản hóa sổ sách kế toán giảm bớt các nghiệp vụ kinh tế giấy tờ thủ tục sổ sách
+Nhân công:
Nợ 622,627/ có 334
Chi trả: Nợ 334/ có 111,112
+ chi chi phí sản xuất chung:
Nợ 627,1331
Có 111,112,331,142,242….
=> hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thanh
Nợ 154/ có 621,622,623,627
Nếu công trình chưa kết thúc kéo dài nhiều năm thì cứ treo trên 154 cho đến khi hoàn thành: khi nghiệm thu hoàn thành + xác nhận khối lượng + quyết toán khối lượng là dựa vào khối lượng thực tế đã thi công và thanh thoán + xuất hóa đơn theo giá trị thực tế này
Nợ 111,112,131/ có 511,33311
Giá vốn : Nợ 632/ có 154

+ Với công ty lớn có ban có bệ họ có thể tập hợp và theo dõi riêng chi phí : vật tư + nhân công + SXC cho từng công trình hạng mục và sau khi kết thúc mỗi công trình là họ tập hợp hết : bản vẻ, hợp đồng, thanh lý, biên bản nghiệm thu công trình , xác nhận khối lượng ……….vào một thùng các tông lớn và qua đó họ tính và theo dõi giá thành công trình được một cách bám sát thực tế nhất có thể

Còn với các công ty nhỏ thì bạn làm như thế này:
+ ví dụ từ tháng 1-tháng 4 có 3 công trình thi công cùng một lúc: đặt thành 3 mã 15401,15402,15403 để theo dõi giá thành riêng của mỗi công trình
Khi ký xong hợp đồng bạn dựa vào Dự toán phần BẢNG TỔNG HỢP VẬT LIỆU: của 3 công trình rồi in ra kêu xếp hoặc bạn sẽ theo dõi liên hệ đi lấy hóa đơn vật tư đầu vào cho đủ như theo bảng kê Hóa đơn chứng từ phải lấy về được trước ngày NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH
Sổ sách kế toán xây dựng


Bạn dựa vào bảng tổng hợp vật liệu đối chiếu với BẢNG NHẬP XUẤT TÔN KHO rồi làm căn cứ xuất ra theo bảng TỔNG HỢP VẬT TƯ CỦA DỰ TOÁN

+Khi bạn xuất vật tư, bạn sẽ phải xuất chi tiết cho công trình, để tập hợp chi phí vào công trình đó để theo dõi tính giá thành cho từng công trình : 15401,15402,15403 bạn dựa vào BẢNG PHÂN TÍCH VẬT TƯ rồi xuất vật tư cho công trình thi công
Sổ sách kế toán xây dựng

dự toán có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút vì thực tế không thể khớp 100% với dự toán được mà sẽ có hao hụt như người thợ làm hư hoặc kỹ thuật tay nghề yếu kém gây lãng phí khi thi công , bạn đừng để chênh lệch nhiều quá là được nếu chênh lệch quá cao thuế sẽ xuất toán phần chênh lệch này , kể cả chi phí nhân công cũng vậy nếu lớn hơn đều bị xuất toán ra

Khi công trình đã được duyệt theo dự toán báo giá do các kỹ sư xây dựng lập đã được chủ đầu tư duyệt => hai bên ký kết hợp đồng => công trình bắt đầu đi vào xây dựng
Bạn là kế toán ko cần quan tâm nhiều đến vấn đề khác
Thứ nhất: liên hệ phòng kế toán xin một cuốn dự toán qua đó xác định chi phí được duyệt tất cả các chi phí nguyên vật liệu, nhân công, sản xuât chung… đều nằm trong khung này do đó khi làm sổ sách chỉ cần nhìn khung chi phí định mức này

Sổ sách kế toán xây dựng

Thứ hai : xác định vật liệu cần lấy cho công trình: dựa theo bảng tổng hợp vật liệu cho công trình mà yêu cầu Xếp bạn hoặc phòng kế hoạch mua sắm vật tư đi lấy vật liệu theo bảng giá và khối lượng , giá vật tư trên hóa đơn đi lấy có thể cao hơn một chút so với dự toán nhưng ko được quá cao thuế sẽ loại ra và chi phí đó sẽ bị xuất toán sau này

Sổ sách kế toán xây dựng


Sổ sách kế toán xây dựng

Thứ ba: dựa vào bảng phân tích vật tư cho công trình mà bóc tách chi phí vật liệu?, nhân công?, sản xuât chung?, máy thi công , xác định chi phí máy thi công cụ thể là nhũng gì ? bao nhiêu để đi lấy hóa đơn? Nếu công ty có các thiết bị công cụ máy móc này, hoặc tổ chức được đội máy thi công thì càng tốt
=> lập các phiếu xuất vật tư ,….khác cho công trình
Sổ sách kế toán xây dựng

Sổ sách kế toán xây dựng

- Mỗi chứng từ hoặc một nhóm chứng từ phải kèm theo để làm căn cứ lên sổ sách kê toán

Lương, thưởng: 
Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
= > thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN
+Phiếu chi tiền lương + bảng lương + bảng chấm công + tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ....=> gói lại môt cục

Hóa đơn đầu ra: 
+Hóa đơn bán ra < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) + biên bản xác nhận khối lượng+ bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng và thanh lý nếu có.

+Hóa đơn bán ra > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu ( xây dựng) + biên bản xác nhận khối lượng+ bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng và thanh lý nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm : - Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có

Hóa đơn đầu vào: 

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có.

+Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho or biên bản giao hàng + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng , thanh lý nếu có. .=> sau này chuyển tiền kẹp thêm : - Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi : Ủy nhiệm chi

+ Tạm ứng:
- Dự toán chi đã được Kế toán trưởng - BGH ký duyệt
-Giấy đề nghị tạm ứng.
- Phiếu chi tiền

+Hoàn ứng:
-Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) Bạn thu hóa đơn (nếu ứng tiền mua hàn, tiền phòng,...công tác,...) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.

Sơ sơ là vậy

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH BẰNG EXCEL: HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG

BƯỚC THỨ 1: vào thông tin doanh nghiệp: sheets: ThongtinDN thay đổi nội dung tên địa chỉ mã số thuế, giám đốc kế toán ……
BƯỚC THỨ 2: Vào BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH sheet: CDPS nhập số dư đầu kỳ vào = CÁCH LẤY SỐ DƯ CUỐI KỲ THÁNG 12 NĂM CỦ HOẶC SỐ DƯ CUỐI KỲ TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM TRƯỚC
, nếu là doanh nghiệp mới thì số dư đầu kì = 0
BƯỚC THỨ 3: LÀM SỔ SÁCH
Trước khi lên sổ thì vào một sheet (DK) phụ là NHẬT KÝ MÁY tập hợp dữ liệu: ĐỊNH KHOẢN CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH Nợ - Có đây là sheets độc lập ko có cài công thức mãng hay khối nên có thẻ tùy ý chèn , xóa dòng cột, hay sắp xếp dữ liệu theo ý muốn
+ Khi định khoản phải thêm dấu nháy đơn ‘ đằng trước các tài khoản để máy hiểu rằng đó là dạng text thì nó mới tông hợp và lấy dữ liệu làm sổ cái, sổ chi tiết, sổ quỹ, cân đối phát sinh, nếu ko thêm dấu nháy đon ‘ thì máy ko nhận bất cứ dữ liệu nào nhập vào
+ Tập hợp tất cả chứng từ cùng loại là Bên Có đối ứng tât cả bên NỢ , hoặc Bên Nợ đối ứng nhiều tài khoản bên Có
+ Đặt số chứng từ tăng theo tháng hoặc năm , kê tất cả các nghiệp vụ THU TIỀN TRƯỚC , CHI TIỀN SAU để khi lên sổ quỹ tiền gửi ngân hàng hoặc sổ quỹ tiền mặt ko có nghiệp vụ âm quỹ
Sau khi nhập hết dữ liệu và bảng kê chứng tư cùng loại
=> làm bút toán kết chuyển khoá sổ (kết chuyển doanh thu (Nợ 511,515,711/ Có 911 và chi phí ( Nợ 911/ có 632,635,641,642,811) xác định lời ( Nợ 911/ có 4212) lỗ ( Nợ 4212/ có 911) gọi là bút toán kết chuyển chốt sổ cuối tháng) rồi sau đó mới đưa dữ liệu sang sheets NKC : NHẬT KÝ CHUNG = cách copy toàn bộ dữ liệu từ sheets Định khoản : NHẬT KÝ MÁY COPY / PASTVALUE sang sheet NKC : NHẬT KÝ CHUNG
Đến đây bạn đã làm xong sổ cho một tháng việc còn lại chỉ làm lấy số liệu: vào sổ cái các tài khoản chọn NONBLANK để lọc dữ liệu trống rồi in ra ,tương tự các sheet khác: sổ cái khác, sổ quỹ………cũng làm như vậy
CHÚ Ý: ở sheets NKC : NHẬT KÝ CHUNG được cài công thức mãng do đó ỏ sheets này chỉ sau khi làm xong bên sheet NHẬT KÝ MÁY thì PASTVALUE sang chứ ko làm bất kỳ thao tác gì trên sheet này cả nếu bạn xóa hay chèn thì các sheet còn lại: sổ cái, cân đối phát sinh……sẽ bị lỗi và ko nhận được dữ liệu do đó chỉ chỉnh sữa dữ liệu bên NHẬT KÝ MÁY rồi PASTVALUE lại vào sheets NKC : NHẬT KÝ CHUNG
BƯỚC 4: sang tháng sau bạn chỉ cần copy tháng 1 rename: thành tháng 2
Vào BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH / COPY SỐ DƯ CUỐI THÁNG 1 / PASTVALUE VÀO ĐẦU KỲ : đây gọi là kết chuyển số dư cuối tháng trước sang đầu tháng này
Vào thông tin doanh nghiệp đổi tên tháng từ 1 thành 2
Vào sheets NKC : NHẬ KÝ CHUNG quét khối toàn bồ sổ sách tháng 1 : bấm bàn phím DELETE xóa dữ liệu của tháng 1: tuyệt đối ko được dùng lệnh EDIT/ DELETE vì nếu dùng lệnh thì toàn bộ các mãng bị xóa các sheets khác : sô cái, chi tiết…..sẽ ko nhận được dữ liệu và bị lõi hoàn toàn
Vào NHẬT KÝ MÁY xóa dữ liệu tháng 1 và làm lại cho tháng 2 sau khi làm xong ở bảng kê lại PASTVALUE lại vào sheets NKC : NHẬT KÝ CHUNG
Là xong các tháng còn lại từ tháng 3 đến tháng 12 cũng làm tương tự ko có gì khác, sổ tháng nào làm tháng đó
Tới đây bạn đã làm xong sổ sách từ tháng 1 đến tháng 12 bây giờ là bước làm báo cáo tài chính

CHÚ Ý ĐẶC BIỆT: KHI LÀM SỔ BÁO GIỜ CŨNG ĐỂ KHOẢN THU LÊN TRƯỚC CÁC KHOẢN CHI ĐỂ SỔ QUỸ TIỀN MẶT HAY SỐ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG KO BỊ ÂM CÁC BÚT TOÁN TỒN QUỸ CUỐI NGÀY TRONG PHAI TÔI LÀM CHỈ LÀ MÌNH HỌA DO ĐÓ CÓ THÁNG SẼ CÓ BỊ ÂM CÁC BÚT TOÁN ( VÌ LÀM CHỨNG TỪ GHI SỔ CHI TIỀN TRƯỚC THU TIỀN NÊN MỚI VẬY) DO ĐÓ CÁC BẠN PHẢI BIẾT BIẾN TẤU CHO PHÙ HỢP VỚI MÌNH
NẾU TẠI Ô NGÀY THÁNG BÁO LỖI BẠN VÀO CONTROL PANEL/THAY LẠI ĐỊNH DẠNG NGÀY THÁNG LÀ : DD/MM/YYYY vì công thức định dạng như vậy mà máy bạn lại theo kiểu MỸ : M/D/YY thì nó báo sai

SỔ SÁCH CÁC THÁNG ĐI KÈM SAU:

http://www.mediafire.com/download/sc...T_KY_CHUNG.rar



BƯỚC 5: LÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
-COPY sô tháng 12 đặt tên phai là BÁO CAO TÀI CHÍNH/ MỞ CÂN ĐỐI PHÁT SINH NHẬP SỐ DƯ ĐẦU KỲ THÁNG 1 HOẶC SỐ DƯ CUỐI KỲ THÁNG 12 NĂM CỦ HOẶC SỐ DƯ CUỐI KỲ TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM TRƯỚC
- XÓA DỮ LIỆU sheets NKC : NHẬT KÝ CHUNG = bấm bàn phím DELETE
- Mở sổ sách từ tháng 1 đến tháng 12 PASTVALUE lại vào sheets NKC : NHẬT KÝ CHUNG
Đến đây bạn đã có báo cáo tài chính bằng excel tiếp theo chỉ là mở phần mềm HTKK3.1.6 ra vào phần báo cáo tài chính nhập lại dữ liệu từ excel: CĐKT, LCTT, KQKD, TỜ KHAI QUẾT TOÁN sang CDDKT.1.6 , LCTT, KQKD, TỜ KHAI QUẾT TOÁN CỦA HTKK3.1.6 là OK
Phần còn lại là so sánh số dư cuối kỳ tháng 12 so với phai BÁO CÁO TÀI CHÍNH NẾU KHỚP nhau về số liệu OK
VẬY NẾU ĐÃ LÀM SỔ SÁCH TỪ THÁNG 1 ĐẾN 12 XONG XUÔI HOÀN THIỆN THÌ CHỈ 5 PHÚT COPY DÁN DỮ LIỆU LÀ XONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1 NĂM

BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐI KÈM:

http://www.mediafire.com/download/ev...inh_-_2012.rar

SỔ SÁCH KẾ TOÁN
LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ SỔ SÁCH BẰNG EXCEL: HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ
http://www.mediafire.com/download/65..._SACH_CTGS.rar

http://www.mediafire.com/download/5h.../BCTC-2012.rar


HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ SỔ SÁCH BẰNG EXCEL: HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG
http://www.mediafire.com/download/sc...T_KY_CHUNG.rar

BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2011
http://www.mediafire.com/download/jd...hao_-_2011.rar
http://www.mediafire.com/download/ev...inh_-_2012.rar


http://www.mediafire.com/download/22.../BCTC_2013.rar

http://www.mediafire.com/download/b1...thinh_phat.rar
Nhât ký số cái: http://www.mediafire.com/download/a9...H_CHE_2012.rar


TẠM TÍNH QUÝ:
http://www.mediafire.com/download/h6...T_KY_CHUNG.rar


Hy vọng tập tài liệu sổ sách kế toán doanh nghiệp sữa chữa ô tô này sẽ giúp ích cho bạn
http://www.mediafire.com/download/vq..._TOAN_O_TO.rar

Thủ Quỹ tiền mặt
http://www.mediafire.com/download/44...70/Thu_Quy.rar

http://www.mediafire.com/download/y8...lkv/BCTC_6.rar

http://www.mediafire.com/download/99...ng_07-2013.rar


http://www.mediafire.com/download/yg..._SACH_2005.rar

Công việc in sổ là của kế toán do đó sau khi in cần có bìa Ngoài và Trong cho sổ sách kế toán
http://www.mediafire.com/download/3c.../bia_ngoai.doc
http://www.mediafire.com/download/3c.../bia_ngoai.doc
http://www.mediafire.com/download/72...tu_thu_chi.doc
Sổ sách nhật ký chung:
Sổ sách Tháng 1-2013: http://www.mediafire.com/download/1r...n/T01-2013.rar
Sổ sách Tháng 2-2013: http://www.mediafire.com/download/aw...o/T02-2013.rar
Sổ sách Tháng 3-2013: http://www.mediafire.com/download/6t...9/T03-2013.rar

Tạm tính quý: http://www.mediafire.com/download/k9...Quy_1-2013.rar


SỔ SÁCH THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ:
Sổ sách Tháng 1-2013: http://www.mediafire.com/download/ya...TGS_1-2013.rar

Sổ sách Tháng 2-2013: http://www.mediafire.com/download/8s...TGS_2-2013.rar

Sổ sách Tháng 3-2013: http://www.mediafire.com/download/hm...TGS_3-2013.rar

Tạm tính quý: http://www.mediafire.com/download/jv...90cfvf/QUY.rar

 

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

MÔ TẢ CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CÔNG NỢ



Trong những công ty có nhiều đối tác, quan hệ khách hàng rộng thì cần phải có một kế toán công nợ. Họ sẽ quản lý toàn bộ công nợ của công ty.
Sau đây BACNAMTRAINING sẽ mô tả công việc và quy trình làm việc cụ thể của kế toán công nợ trong doanh nghiệp






 Nhiệm vụ cụ thể:


1. Nhận hợp đồng kinh tế của các bộ phận:

- Kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán.

- Thêm mã khách hàng, mã nhà cung cấp mới vào Solomon đối với các khách hàng mới

- Sửa mã trên đối với khách hàng, nhà cung cấp có sự chuyển nhượng hoặc thay đổi

- Vào mã hợp đồng trong Phần mềm quản lý Tài chính Kế toán để theo dõi theo từng hợp đồng của từng khách hàng

2. Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp

3. Xác nhận (Release) hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán

4. Kiểm tra công nợ:

- Khách hàng mua hàng theo từng đề nghị và dựa trên hợp đồng nguyên tắc bán hàng đã ký, kiểm tra giá trị hàng mà khách hàng muốn mua, hạn mức tín dụng và thời hạn thanh toán mà công ty chấp nhận cho từng khách hàng.

- Khách hàng mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký, kiểm tra về số lượng hàng, chủng loại hàng hoá, phụ kiện đi kèm, giá bán, thời hạn thanh toán.

- Kiểm tra chi tiết công nợ của từng khách hàng theo từng chứng từ phát sinh công nợ, hạn thanh toán, số tiền đã quá hạn, báo cho bộ phận bán hàng, cán bộ thu nợ và cán bộ quản lý cấp trên

- Kiểm tra chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp, từng bộ phận theo từng chứng từ phát sinh công nợ phải trả, hạn thanh toán, số tiền nợ quá hạn, số tiền PP và báo cho các bộ phận mua hàng và cán bộ quản lý cấp trên

5. Liên lạc thường xuyên với các bộ phận/ Cán bộ quản trị hợp đồng về tình hình thực hiện hợp đồng.

6. Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hoá đơn bán hàng.

7. Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ trong và ngoài nước của các bộ phận.
8. Đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi, nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhận dịch vụ

9. Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với các Chi nhánh/công ty
10. Định kỳ làm xác nhận công nợ với các chi nhánh/công ty

11. Lập bút toán điều chỉnh tỷ giá và các điều chỉnh liên quan của các bộ phận, khách hàng, nhà cung cấp

12. Kiểm tra báo cáo công nợ trên ph
ần mềm kế toán.

13. Lập báo cáo công nợ và công nợ đặc biệt

14. Lập thông báo thanh toán công nợ

15. Lập báo cáo tình hình thực hiện các hợp đồng, thông tin chung về công nợ.

16. Kiểm tra số liệu công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng khách hàng, từng nhà cung cấp.

17. Công nợ tạm ứng của cán bộ công ty/CN:

- Hàng ngày, theo dõi hạn thanh toán tạm ứng và nhắc thanh toán khi đến hạn chi tiết theo từng đối tượng, bộ phận

- Hàng tuần, thông báo danh sách tạm ứng chung và danh sách tạm ứng từng lần quá hạn đến từng đối tượng, bộ phận.

- Cuối năm, xác nhận nợ các khoản tạm ứng với từng cán bộ, bộ phận.

18. Công nợ ủy thác:

- Quản lý các HĐUT theo từng khách hàng: kiểm tra nội dung, vào sổ theo dõi các HĐUT khi nhận được hợp đồng.

- Khi hàng về, trên cơ sở HĐUT, tờ khai hải quan để kiểm tra, đối chiếu, tra mã hàng, vào soft, in phiếu nhập kho, hóa đơn trả hàng ủy thác. Định khoản hoá đơn, vào soft các nghiệp vụ phát sinh (phần nghiệp vụ khác).

- Kiểm tra các số liệu đã vào soft, in bảng kê chứng từ chuyển cho kế toán trưởng kiểm soát

- Nhận lại chứng từ đã kiểm soát để lưu trữ.

- Theo dõi việc thực hiện HĐUT và nhắc thanh toán khi đến hạn.

- Điều chỉnh chênh lệch tỷ giá theo từng hợp đồng khi thực hiện xong.

- Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận công nợ các khoản công nợ ủy thác theo từng HĐUT, từng khách hàng, từng bộ phận.

19. Công nợ khác:

- Phần hàng hóa: theo dõi và nhắc làm các thủ tục xuất trả vay, trả bảo hành khi có hàng.

- Phần phải thu, phải trả khác: theo dõi và nhắc thanh toán khi có phát sinh.

- Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận nợ các khoản công nợ phải thu, phải trả theo từng khách hàng, từng bộ phận.

20. Các khoản vay cá nhân và cán bộ trong công ty:

- Quản lý các hợp đồng, biên bản thanh toán hợp đồng vay cá nhân và cán bộ.

- Theo dõi các hợp đồng và nhắc thanh toán khi đến hạn.

- Làm thanh lý hợp đồng cũ và hợp đồng mới khi có phát sinh.

- Điều chỉnh các bút toán chênh lệch tỷ giá phát sinh.

- Tính lãi phải trả cho từng đối tượng và từng hợp đồng.

Tiêu chuẩn:

Trình độ học vấn Tốt nghiệp đại học
Trình độ chuyên môn Kế toán Tài chính
Trình độ Ngoại ngữ Tiếng Anh - Trình độ C trở lên
Kinh nghiệm thực tế ít nhất 01 năm làm kế toán chuyên nghiệp
Yêu cầu khác Cẩn thận, kiên trì, giao tiếp tốt, 
ưa nhìn, nhanh nhẹn.

Mô tả công việc của nhân viên Văn Phòng


Mô tả công việc của nhân viên văn phòngnhân viên văn phòng

Nhắc tới nhân viên văn phòng người ta nghĩ ngay đến một công việc đơn giản chỉ là làm việc với một đống giấy tờ, hồ sơ, sắp xếp và ghi chép. Nhưng trên thực tế công việc của nhân viên văn phòng ngày nay lại không hề đơn giản và nhàn hạ như những gì chúng ta vẫn nghĩ.
Tùy từng mô hình công ty cụ thể mà Doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu cũng như những phần công việc khác nhau cho vị trí nhân viên văn phòng. Nhưng chung quy lại nếu bạn muốn bạn muốn đi làm nhân viên văn phòng thì bạn có thể tham khảo qua các công việc mà nhà tuyển dụng thường yêu cầu bạn phải làm sau đây:
Trực lễ tân theo lịch hoặc yêu cầu
+ Nghe điện thoại tổng đài, chuyển - nhắn cho người nhận
+ Tiếp khách đến liên hệ
Thanh toán chi phí văn phòng
 + Lập kế hoạch thanh toán các chi phí : cước điện thoại, internet, phí dịch vụ toà nhà.
+  Tạm ứng, thanh toán cho các đơn vị cung cấp dịch vụ
+ Thanh quyết toán cho các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Soạn thảo các văn bản, hợp đồng, thư chào.
- Tìm kiếm, thu thập thông tin, bài viết trên Internet
- Quản lý hồ sơ, giấy tờ.
Ngoài những công việc hàng ngày như quản lý và thực hiện việc đặt báo chí phục vụ nhu cầu của các phòng ban; chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nhân viên, tổ chức khám sức khỏe định kỳ; quản lý công tác lễ tân, khánh tiết, đưa đón và tiếp khách cho công ty; đảm bảo tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cán bộ; mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm cho công ty… các nhân viên hành chính văn phòng còn phải “xông pha” với nhiệm vụ đối ngoại cho công ty; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty trong phạm vui chức năng, nhiệm vụ của mình…
 
Để có thể làm tốt được công việc của một nhân viên văn phòng thì bạn cần kỹ năng tổng hợp,  tức là có thể làm được nhiều việc như thư ký, văn thư, nhân sự, quan hệ đối ngoại, có kiến thức về kế toán, tiếp thị, kinh doanh…
 
Yêu cầu của nhân viên phòng văn phòng: là nhiệt tình, chăm chỉ và nếu bạn có ngoại hình tốt thì đó là một lợi thế rất lớn. Bạn cần biết tiếng anh, thành thạo tin học văn phòng, và giao tiếp tốt, xử lý tình huống khéo léo...
Xin chúc tất cả các bạn thành công
 

Mô tả công việc kế toán tiền lương


Kế toán tiền lương là việc hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố như: Bảng chấm công, bảng theo dõi công tác,  phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán…. để lập bảng tính, thanh toán lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Công việc của kế toán tiền lương

Người phụ trách kế toán tiền lương sẽ phải làm các công việc sau:
  • Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động .
  • Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
  • Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
  • Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh
  • Lập báo cáo về lao động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.

Các chứng từ cần sử dụng

  • Bảng chấm công
  • Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành
  • Hợp đồng lao động
  • Bảng thanh toán lương
  • Bảng thanh toán tiền thưởng

Mô tả công việc kế toán thanh toán

Là một nhân viên kế toán thanh toán bạn phải làm những công việc sau:

công việc của nhân viên kế toán thanh toán1. Chịu sự chỉ đạo của cấp quản lý trực tiếp.
2. Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền.
3. Phối hợp với bộ phận kế toán có liên quan, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp các hóa đơn chứng từ đầu vào, đầu ra đảm bảo phù hợp theo qui định của Nhà nước.
4. Hạch toán các bút toán liên quan đến thu, chi tiền mặt, tiền gửi. Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi vốn bằng tiền. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên (cuối mỗi ngày và cuối tháng) với thủ quỹ để bảo đảm giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền.
5. Thực hiện việc giao dịch với ngân hàng: rút tiền, chuyển tiền, đối chiếu chứng từ, sổ phụ ngân hàng.
6. Phụ trách (lập, quản lý, giải chấp, tất toán…) các hợp đồng tín dụng, các khoản lãi (tiền gửi, tiền vay).
7. Thực hiện việc nộp thuế (nhập khẩu, VAT,…) hàng nhập khẩu.
8. Lập báo cáo dự kiến thu chi hàng tuần, tháng, cân đối tài chính.
9. Đảm bảo việc theo dõi và cập nhật chứng từ trung thực, chính xác và kịp thời. Lưu trữ các chứng từ liên quan đến công việc theo quy định. Cung cấp các báo cáo liên quan phần hành phụtrách theo yêu cầu của cấp quản lý.
10. Nhập liệu vào phần mềm, khóa sổ, và lập báo cáo liên quan phần việc phụ trách chính; Khi phát hiện lỗi và cần phải sửa, xóa thì phải có sự đồng ý của cấp quản lý trực tiếp.
11. Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của bản mô tả công việc; Trong quá trình thực hiện công việc nếu vấn đề nào chưa rõ hoặc có quy trình quản lý tốt hơn phải thảo luận ngay với cấp quản lý.
12. Ngoài trách nhiệm được quy định trong tài liệu này, trách nhiệm của kế toán viên còn được quy định cụ thể trong các tài liệu nội bộ khác