Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

XỬ LÝ CHI PHÍ ĐẦU VÀO KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO

 XỬ LÝ CHI PHÍ ĐẦU VÀO KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO


❤❤❤
I. Xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn gồm
- Chi phí vận chuyển do cá nhân vận chuyển.
- Chi phí thuê nhà của cá nhân, hộ gia đình.
- Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn.
II. Làm thế nào để các chi phí đầu vào không có hóa đơn lại được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều này đòi hỏi người làm công tác kế toán trong doanh nghiệp phải thực sự am hiểu. Và cập nhật kịp thời Luật kế toán cũng như các Thông tư quy định cụ thể vào thực tế. Xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn thường gặp trong Doanh nghiệp như: Chi phí vận chuyển do cá nhân vận chuyển, chi phí thuê nhà Văn phòng làm việc của cá nhân và một số chi phí mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn khác theo quy định của Bộ Tài Chính.
III. Xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn gồm
1. Chi phí vận chuyển do cá nhân vận chuyển
Để xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn đối với chi phí vận chuyển do cá nhân vận chuyển, kế toán xem xét như sau:
* Nếu chi phí vận chuyển có giá trị nhỏ
Trường hợp này kế toán sẽ chuyển qua chi phí nhân công. Bằng cách ký hợp đồng thời vụ giữa Doanh nghiệp với cá nhân vận chuyển đó (Hợp đồng thời vụ dưới 1 tháng). Có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu trả lương cho cá nhân vận chuyển dưới 2 triệu đồng/tháng. Thì kế toán cần tập hợp bộ hồ sơ như sau:
+ Hợp đồng lao động thời vụ đã ký.
+ Chứng minh nhân dân phô tô của cá nhân thuê vận chuyển.
+ Chứng từ thanh toán (Có đủ chữ ký).
+ Bảng lương có họ tên đầy đủ của cá nhân đã ký hợp đồng thời vụ.
+ Nếu trả lương cho cá nhân vận chuyển từ 2 triệu đồng/tháng trở lên. Thì kế toán cũng lập bộ hồ sơ như trên, đồng thời khấu trừ 10% thuế thu nhập của cá nhân vận chuyển trước khi thanh toán lương (Có chứng từ khấu trừ thuế đi kèm).
- Nếu chi phí vận chuyển có giá trị lớn
Trường hợp này kế toán sẽ thực hiện ký hợp đồng khoán việc đối với cá nhân vận chuyển, kế toán cần tập hợp đủ bộ hồ sơ sau:
+ Hợp đồng giao khoán.
+ Biên bản nghiệm thu công việc.
+ Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước phô tô của cá nhân vận chuyển.
+ Chứng từ thanh toán.
+ Chứng từ nộp thuế cho cơ quan thuế.
2. Chi phí thuê nhà của cá nhân, hộ gia đình
Để xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn đối với chi phí thuê nhà của cá nhân, hộ gia đình. Khi đi thuê nhà sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
* Trường hợp số tiền thuê có giá trị > 8,4 triệu đồng/tháng hoặc > 100 triệu đồng/năm thì cá nhân cho thuê nhà sẽ phải ra cơ quan thuế để nộp thuế (Thuế GTGT, Thuế TNCN và Thuế môn bài). Sau đó cơ quan thuế sẽ cấp cho cá nhân cho thuê đó 1 hóa đơn bán lẻ, cá nhân chuyển hóa đơn này cho Doanh nghiệp đi thuê => Đây là căn cứ để Doanh nghiệp đi thuê hạch toán chi phí đầu vào theo quy định.
* Trường hợp ngược lại, tức số tiền thuê nhà từ 8,4 triệu đồng/tháng trở xuống hoặc từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì cá nhân cho thuê không phải đi nộp Thuế GTGT và Thuế TNCN. Đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp đi thuê sẽ không có hóa đơn đầu vào đối với loại chi phí này => Khi đó, để khoản chi này được là chi phí hợp lý khi tính Thuế TNDN thì phải tập hợp đủ bộ hồ sơ như sau:
+ Hợp đồng thuê nhà.
+ Chứng minh nhân dân phô tô của chủ nhà.
+ Chứng từ thanh toán.
3. Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn
Doanh nghiệp mua một số hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ gia đình tự kinh doanh sẽ không có hóa đơn đầu vào (Ví dụ: Mua hàng nông sản của nông dân, hải sản của người đánh bắt trực tiếp, mua đất, đá của cá nhân tự khai thác bán ra,...) => Trong trường hợp này, để những khoản này được ghi nhận vào chi phí hợp lý thì phải lập bộ hồ sơ sau:
- Hợp đồng mua bán.
- Chứng minh thư/thẻ căn cước của cá nhân bán hàng.
- Chứng từ thanh toán.
- Biên bản bàn giao hàng hóa (Nếu có).
- Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn (Mẫu 01/TNDN).
Kết luận: Xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn để được tính vào chi phí hợp lý khi tính Thuế TNDN thì cần linh động để tập hợp đủ bộ hồ sơ trình cơ quan thuế cho từng trường hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét