Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

💥BÀN GIAO CHỨNG TỪ GIỮA KẾ TOÁN CŨ VÀ KẾ TOÁN MỚI

 

💥
BÀN GIAO CHỨNG TỪ GIỮA KẾ TOÁN CŨ VÀ KẾ TOÁN MỚI



Hello mọi người, 2020 có lẽ là năm nhiều biến động và trắc trở nhất trong đời kế toán của chúng ta phải không nào? Có nhiều bạn kế toán không thể làm cố định được tại một công ty. Có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà chúng ra phải rời chỗ làm cũ đi tìm một chỗ mới để làm. Vậy khi đến công ty mới làm việc thì chúng ta nhận bàn giao, hóa đơn, chứng từ, sổ sách… như thế nào? Hẳn rất nhiều bạn vẫn còn đang bỡ ngỡ và không biết bắt đầu từ đâu? Mình sẽ giúp các bạn điều này nhé.

CÔNG VIỆC BÀN GIAO GIỮA KẾ TOÁN CŨ VÀ KẾ TOÁN MỚI


I. VỀ HỒ SƠ NỘI BỘ
1. Bàn giao về sổ quỹ tiền mặt:
- Yêu cầu kế toán cũ chốt số liệu với thủ quỹ bàn bàn giao cho bạn đến thời điểm hiện tại.
- Về chứng từ ( Nếu có) yêu cầu họ đóng theo tháng hoặc quý nhận theo số TT của phiếu thu và phiếu chi (Ghi vào bìa bên ngoài) Ghi số thứ tự theo phiếu từ số… đến số…


2. Bàn giao về quỹ ngân hàng: Chốt số liệu đến thời điểm hiện tại và đối chiếu với số phụ ngân hàng đến thời điểm hiện tại - chứng từ Ngân hàng nhận theo hồ sơ bên thuế.
3. Công nợ phải trả nhà cung cấp:
- Số liệu yêu kế toán cũ bàn giao theo bảng tổng hợp công nợ của các nhà cung cấp. Đối chiếu số liệu chi tiết của từng nhà cung cấp với bảng tổng hợp công nợ
- Nếu có thời gian thì yêu cầu họ đối chiếu công nợ và chốt với từng nhà cung cấp thì sau này mình sẽ đỡ vất vả
- Về hồ sơ chứng từ: Yêu cầu họ lưu theo từng nhà cung cấp theo thứ tự thời gian để bàn giao gồm các hồ sơ sau (Nếu có):
+ Báo giá của nhà cung cấp
+ Hợp đồng
+ Đơn Đặt hàng
+ Biên bản giao hàng/ PXK
+ Đối chiếu công nợ
Lưu ý: Đối xây dựng có những công ty vừa theo dõi cho từng nhà cung cấp vừa theo dõi theo từng công trình, nếu công ty bạn có trường hợp này thì hãy sắp xếp hồ sơ quản quản lý công nợ theo từng nhà cung cấp tập hợp theo từng công trình.
4. Công nợ phải thu thì yêu cầu họ bàn giao tương tự công nợ phải trả
5. Công nợ tạm ứng mua vật tư , đi công tác
- Về Số liệu: yêu cầu kế toán cũ bàn giao theo bảng tổng hợp công nợ tạm ứng của nhân viên. Đối chiếu số liệu chi tiết của từng nhân viên với bảng tổng hợp công nợ tạm ứng
- Nếu có thời gian thì yêu cầu họ đối chiếu công nợ tạm ứng và chốt với từng nhân viên đến thời điểm hiện tại.
Về hồ sơ chứng từ: Yêu cầu họ lưu theo từng nhân viên theo thứ tự thời gian để bàn giao gồm các hồ sơ sau:
+ Phiếu tạm ứng tiền từng đợt
+ Hồ sơ hoàn ứng theo từng đợt
6. Công nợ lương
Số liệu yêu cầu họ bàn giao theo bảng tổng hợp công nợ Lương của nhân viên. Đối chiếu số liệu chi tiết của từng nhân viên với bảng tổng hợp công nợ lương
- Nếu có thời gian thì yêu cầu họ đối chiếu công nợ lương và chốt với từng nhân viên đến thời điểm hiện tại.
7. Hồ sơ lương, BHXH, thưởng
Yêu cầu theo xếp thứ tự từng tháng gồm: Bảng thanh toán lương, bảng chấm công, Bảng nghiệm thu, thanh toán khối lượng … ( Nếu có) bảng tiền thưởng (nếu có).
Hồ sơ BHXH nhận theo hồ sơ thuế.
8. Hàng tồn kho.
+ Đối với công ty thương mại:
- Yêu cầu bàn giao bảng tổng hợp nhập -xuất - tồn kho hàng hóa TK 156 và đối chiếu từng loại hàng hóa với bảng tổng hợp.
- Kiểm kê kho hàng hóa giữa thực tế để so sách với sổ sách ( Nếu có thể làm được thì càng tốt)
+ Đối với công ty sản xuất:
- Bàn giao bảng tổng hợp Nhâp – Xuât - Tồn kho vật tư , cô ng cụ (TK 152, TK 153)
Đối chiếu sổ chi tiết của từng loại vật tư, công cụ với bảng tổng hợp.
- Bàn giao bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154
Đối chiếu chi tiết 154 của từng loại sản phẩm với bảng tổng hợp SXKD dở dang TK 154
- Bàn giao Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho thành phẩm TK 155
Đối chiếu sổ chi tiết của từng loại thành phẩm với bảng tổng hợp TK 155.
+ Đối với công ty dịch vụ:
- Bàn giao bảng tổng hợp chi phí SXKD trên TK 154 của toàn bộ dịch vụ
- Sau đó Đối chiếu chi tiết từng loại dịch vụ với bảng tổng hợp 154
+ Đối với công ty xây dựng.
- Bàn giao bảng tổng hợp Nhâp – Xuât - Tồn kho vật tư , công cụ (TK 152, TK 153) của từng công trình
- Bàn giao bảng tổng hợp chi phí SX KD TK 154 của các công trình
Đối chiếu chi tiết 154 của từng loại công trình với bảng tổng hợp SXKD dở dang TK 154
9. bàn giao về kết quả kinh doanh (Nếu có)

II. VỀ HỒ SƠ THUẾ ( Bàn giao tiếp quản của năm kế toán hiện tại)



1. Việc đầu tiên bàn giao chứng từ, hồ sơ pháp lý của công ty.
Điều lệ của công ty
Đăng ký kinh doanh
Mẫu 06/GTGT (nếu có)
Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng.
Mẫu 08 hoặc mẫu phụ lục II-1 về việc đăng ký tài khoản.
Hồ sơ đặt in, hoặc tự in hóa đơn
Thông báo phát hành hóa đơn
Phương pháp trích khấu hao.
Quy chế tài chính, quy chế lương thưởng (Nếu kế toán cũ đã làm)
Đăng ký MST cá nhân, đăng ký giảm trừ người phụ thuộc
Hồ sơ người lao động (Nếu có)
Định mức NVL (Nếu có) đối với sản xuất.
2. Bàn giao Hồ sơ kê khai thuế
2.1. Hồ sơ khai thuế GTGT
+ Nhận hóa đơn đầu ra, đầu vào ( Kèm tờ khai GTGT)
1. Đối chiếu bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra với hóa đơn thực tế xem hóa đơn có đủ hay không, có hóa đơn nào chưa được kê khai hay không?
Các hóa đơn đầu vào tháng (quý) nào nên kẹp ngay sau tờ khai thuế GTGT của tháng(quý) đó để kiểm soát dễ dàng. Khi cơ quan thuế vào kiểm tra cũng nhanh hơn.
Lưu ý: Hiện tại hồ sơ khai thuế không yêu cầu gửi bảng kê kèm theo, nhưng khi nhận bàn giao thì yêu cầu kế toán cũ bàn giao bảng kê mua vào và bán ra.
2.2. Báo cáo sử dụng hóa đơn.
+ Xếp theo trình tháng/quý và đóng lại thành tập theo từng năm để bàn giao. Tờ BC sử dụng hóa đơn của kỳ hiện tại kiểm tra số liệu trên BC so với quyển hóa đơn bán ra xem có khớp số liệu không?
2.3. Hồ sơ thuế TNCN tạm tính (Nếu có)
3. Bàn giao hợp đồng.
3.1 Bàn giao hợp đồng đầu vào và hồ sơ đi kèm nếu có
3.2 Bàn giao hợp đồng đầu ra và hồ sơ đi kèm nếu có
Sắp xếp theo từng nhà cung cấp và theo thứ tự thời gian để bàn giao.
4. Bàn giao chứng từ ngân hàng
+ nhận chứng từ UNC và BC theo sổ phụ hoặc sao kê của ngân hàng. Theo từng ngân hàng.
5. Bàn giao về hồ sơ lương và hồ sơ BHXH.
+ Hơ sơ BHXH nhận theo từng tháng, theo thông báo của BH.
+ Hồ sơ lương, nhân công: Thường thì kế toán cũ chưa làm hoàn thiện đươc vì chưa cân đối được tổng thể chi phí về lương nên sau khi nhận bàn giao các bạn sẽ tiếp tục làm công việc này.
6. Bàn giao các chứng từ nộp tiền các loại thuế ( Nếu có) để biết được công ty đang nợ các loại thuế nào.
7. Bàn giao về công nợ giống như nội bộ
+ Công nợ phải thu
+ Công nợ phải trả
+ Công nợ lương (Nếu có)
+ Công nợ tạm ứng (Nếu có)
8. Bàn giao hàng tồn kho giống như nội bộ ở trên.
9. Bàn giao phân bổ CCDC và khấu hao TSCĐ ( Nếu có)
10. Bàn giao phần hạch toán ( Nếu có)
Thường thì trong năm hiện tại kế toán thuế tại các DN chỉ mới kê khai thuế và hạch toán chủ yếu chỉ được đầu vào và đầu ra còn các phần cân đối về lương và các chi phí về phúc lợi thì nếu có chỉ mới là tạm tính chưa chính xác được, do vậy mà phần cân đối để cho DT và chi phí một cách hợp lý thì sau khi tiếp nhận thì các bạn phải làm.
11. Khi bàn giao Yêu cầu kế toán cũ liệt kê hết các công việc tồn tại (nếu có) Ghi cụ thể chi tiết từng loại công việc một mà kế toán cũ đang vướng mắc chưa xử lý được hoặc đang làm dở dang chưa xong. Có như vậy thì bạn mới nắm bắt được tiếp theo mình cần làm những gi?


III. NHẬN HỒ SƠ THUẾ CỦA CÁC NĂM TRƯỚC




1. Bàn giao Báo cáo thuế năm:
- Báo cáo tài chính các năm
- Quyết toán thuế TNDN các năm
- Quyết toán thuế TNCN các năm
+ Đối với những năm nộp qua mạng thì:
In toàn bộ ra thành 02 bản: 01 dùng lưu trữ, 01 bản gửi cán bộ thuế sau này
Phải in tờ xác nhận đã nộp tờ khai qua mạng thành công của tổng cục thuế
2. Hồ sơ khai báo thuế & chứng từ thu chi liên quan:
+ Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng/quý theo tuần tự của bảng kê khai thuế đầu vào - đầu ra đã nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng/quý : Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính bao gồm:
– Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng/quý
– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,
– Môn Bài
– Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng tháng/ quý
- Báo cáo thuế TNCN tạm tính hàng thánh/quý (Nếu có)
– Các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng/quý đã nộp cho cơ quan thuế, được đóng thành quyển, mỗi tháng/quý một quyển.
– Kiểm tra Các chứng từ đi kèm: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi....của hóa đơn báo cáo trên bảng kê đã đầy đủ chưa.
( Các bạn nhận và sắp xếp như vậy thì khi quyết toán thuế sẽ không phải sắp xếp lại nữa và tìm chứng từ rất dễ và khoa học).
3. Chứng từ ngân hàng.
Nhận chứng từ UNC và BC theo sổ phụ hoặc sao kê của ngân hàng đóng riêng theo từng ngân hàng theo trình tự thời gian của một năm.
4. Hợp đồng kinh tế và các hồ sơ đi kèm hợp đồng: Bàn giao theo từng nhà cung cấp và theo từng khách hàng theo thứ tự thời gian của từng năm. ( Năn nào cho vào năm đó)
+ Hợp đồng kinh tế:
Ghi chú Những hợp đồng kinh tế mà chưa xuất hóa đơn.
Nếu là công ty XD thì chú ý thêm.
Những hợp đồng kinh tế mà đã xuất hóa đơn, nghiệm thu, thanh lý
+ Liệt kê danh sách các công trình:
- Danh sách công trình đang thi công dở dang còn treo TK 154
- Danh sách công trình đã thi công xong và hoàn thành nghiệm thu
Thời gian từ ngày nào đến ngày nào kết thúc công trình, doanh thu bao nhiêu, thuế GTGT bao nhiêu.....
5. Hợp đồng lao động:
Hợp đồng lao động và hồ sơ lương, nhân công: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ.
Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương và các văn bản khác liên quan đến lao động tiền lương.
6. Sổ sách:
In toàn bộ chi tiết và đầy đủ: sổ cái, nhât ký chung, cân đối phát sinh, kết quả kinh doanh tháng, sổ quỹ các loại...... để bàn giao.
– Sổ nhật ký chung
– Sổ nhật ký bán hàng
– Sổ nhật ký mua hàng
– Sổ nhật ký chi tiền
– Số nhật ký thu tiền
– Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
– Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
– Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
– Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
– Sổ cái các tài khoản: 111, 112, 131, 331, 152, 153, 154, 155, 156, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc TT 200
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
– Sổ khấu hao tài sản cố định
– Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
– Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho: 152,156,155
- Bảng tổng hợp chi phí SXKD : 154 ( Nếu là, SX, DV, XD)
– Sổ sách in ra và đóng thành từng quyển, để bàn giao
– Sổ sách xong thì phải ký tá, đóng dấu đầy đủ.
7. Nhờ kế toán cũ liệt kê các điểm đáng chú ý của hóa đơn chứng và cách đã xử lý nó. Hoăc nếu họ chưa xử lý được thì họ cũng nêu ra hộ để mình biết và có hướng xử lý tiếp.
Điểm cần lưu ý: Khi bàn giao sổ sách như trên bạn bàn giao cụ thể từng chi tiết một nếu kế toán cũ làm đã đầy đủ thì tốt cho bạn và tốt cho DN. Còn trường hợp khi bạn nhận bàn giao từ kế toán cũ mà họ chưa làm được đầy đủ hoặc có những chỗ chưa xử lý được thì trong biên bản bàn giao bạn phải ghi ràng cụ thể từng thứ một để có cơ sở và làm căn cứ khi quyết toán thuế mà hồ sơ phải làm lại để trình Giám Đốc và đấy cũng là cơ sở để tư vấn cho DN phải làm lại sổ sách như thế nào?



Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

HÀNG HOÁ CHO, BIẾU, TẶNG:

 HÀNG HOÁ CHO, BIẾU, TẶNG:

Hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng như mua quà tặng khách hàng, mua lịch tặng nhân viên, mua bánh kẹo làm quà lễ, tết...sẽ được tính như thế nào là hợp lý. Dưới đây là cách hạch toán hàng hóa biếu tặng mới nhất, kế toán các doanh nghiệp có thể tham khảo để tránh khỏi những sai sót không đáng có.
1. Đối với doanh nghiệp đi cho, biếu tặng
#B1: Mua hàng về để đi cho, biếu tặng
Trong trường hợp này, thực hiện hạch toán như khi mua hàng bình thường, các bạn nhớ lưu ý Thuế GTGT đối với các hàng hóa này được khấu trừ.
N152, 153, 156, 211…
N133
C111, 112, 131
#B2: Xuất hàng cho, biếu tặng
Đối với đối tượng ngoài doanh nghiệp.
- Ghi nhận chi phí:
N641 (Nếu DN áp dụng theo TT200)
N6421 (Nếu DN áp dụng theo QĐ 48)
C152, 153, 156, 211…
- Doanh nghiệp phải kê khai thuế GTGT đầu ra, ghi tăng phần chênh lệch của giá vốn và giá bán của hàng cho, biếu tặng.
N641: Thuế GTGT được khấu trừ
C511: Chênh lệch giá xuất biếu tặng lớn hơn giá vốn (nếu có)
C3331: Thuế GTGT phải nộp (tính trên giá xuất biếu tặng)
- Khấu trừ Thuế GTGT đầu vào và đầu ra.
N133
C333
Đối với cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp:
Chi phí để mua hàng tặng Cán bộ, Công nhân viên được lấy từ quỹ khen thưởng, phúc lợi. Do đó:
- Ghi nhận doanh thu được trả từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp:
N353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
C511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
C3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng công nhân viên và người lao động:
N632 - Giá vốn hàng bán
C152, 153, 155, 156
2. Đối với bên nhận hàng hóa cho, biếu tặng:
Theo khoản 10 điều 1 TT 26/2015/TT-BTC quy định bên nhận hàng cho biếu tặng không phải thanh toán tiền, do đó bên nhận sẽ không có chứng từ thanh toán nên cũng sẽ không được khấu trừ thuế GTGT của hóa đơn hàng biếu tặng.
Trường hợp hàng được cho biếu tặng là hàng nội địa
N156, 242, …
C711
Trường hợp hàng được cho biếu tặng là hàng nhập khẩu phi mậu dịch (hàng nhập khẩu không mang tính chất thương mại)
Các bạn hạch toán như sau:
- Khi nhận hàng hóa, kế toán ghi nhận trị giá lô hàng:
N152, 156, 211, 642: Nguyên vật liệu, hàng hóa, chi phí
C711 : Theo giá tính thuế của hải quan
- Nếu có chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu:
N133: Thuế GTGT được khấu trừ
C111, 112: Tiền mặt, TGNH
- Nếu có chứng từ nộp thuế nhập khẩu:
N3333: Thuế XNK
C111, 112: Tiền mặt, TGNH
- Kết chuyển thuế nhập khẩu vào chi phí, nếu đã ghi nhận giá trị hàng cho biếu tặng theo giá thị trường, giá Hải quan
N642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
C3333: Thuế XNK
Sau khi hạch toán xong, kế toán các doanh nghiệp cần lưu ý để hoàn thiện sổ sách.
Lưu ý:
Chứng từ kèm theo đối với trường hợp cho biếu tặng hàng hóa, tài sản này bao gồm:
Hóa đơn GTGT
Biên bản giao nhận tài sản, hàng hóa
Hóa đơn vận chuyển tài sản, hàng hóa (nếu có)
Hồ sơ gốc của tài sản, hàng hóa
Các giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản (nếu có). Ví dụ: Quyền sở hữu ô tô, xe máy …

BÀN GIAO CHỨNG TỪ GIỮA KẾ TOÁN CŨ VÀ KẾ TOÁN MỚI

 

💥BÀN GIAO CHỨNG TỪ GIỮA KẾ TOÁN CŨ VÀ KẾ TOÁN MỚI
Hello mọi người, 2020 có lẽ là năm nhiều biến động và trắc trở nhất trong đời kế toán của chúng ta phải không nào? Có nhiều bạn kế toán không thể làm cố định được tại một công ty. Có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà chúng ra phải rời chỗ làm cũ đi tìm một chỗ mới để làm. Vậy khi đến công ty mới làm việc thì chúng ta nhận bàn giao, hóa đơn, chứng từ, sổ sách… như thế nào? Hẳn rất nhiều bạn vẫn còn đang bỡ ngỡ và không biết bắt đầu từ đâu? Mình sẽ giúp các bạn điều này nhé.
CÔNG VIỆC BÀN GIAO GIỮA KẾ TOÁN CŨ VÀ KẾ TOÁN MỚI
I. VỀ HỒ SƠ NỘI BỘ
1. Bàn giao về sổ quỹ tiền mặt:
- Yêu cầu kế toán cũ chốt số liệu với thủ quỹ bàn bàn giao cho bạn đến thời điểm hiện tại.
- Về chứng từ ( Nếu có) yêu cầu họ đóng theo tháng hoặc quý nhận theo số TT của phiếu thu và phiếu chi (Ghi vào bìa bên ngoài) Ghi số thứ tự theo phiếu từ số… đến số…
2. Bàn giao về quỹ ngân hàng: Chốt số liệu đến thời điểm hiện tại và đối chiếu với số phụ ngân hàng đến thời điểm hiện tại - chứng từ Ngân hàng nhận theo hồ sơ bên thuế.
3. Công nợ phải trả nhà cung cấp:
- Số liệu yêu kế toán cũ bàn giao theo bảng tổng hợp công nợ của các nhà cung cấp. Đối chiếu số liệu chi tiết của từng nhà cung cấp với bảng tổng hợp công nợ
- Nếu có thời gian thì yêu cầu họ đối chiếu công nợ và chốt với từng nhà cung cấp thì sau này mình sẽ đỡ vất vả
- Về hồ sơ chứng từ: Yêu cầu họ lưu theo từng nhà cung cấp theo thứ tự thời gian để bàn giao gồm các hồ sơ sau (Nếu có):
+ Báo giá của nhà cung cấp
+ Hợp đồng
+ Đơn Đặt hàng
+ Biên bản giao hàng/ PXK
+ Đối chiếu công nợ
Lưu ý: Đối xây dựng có những công ty vừa theo dõi cho từng nhà cung cấp vừa theo dõi theo từng công trình, nếu công ty bạn có trường hợp này thì hãy sắp xếp hồ sơ quản quản lý công nợ theo từng nhà cung cấp tập hợp theo từng công trình.
4. Công nợ phải thu thì yêu cầu họ bàn giao tương tự công nợ phải trả
5. Công nợ tạm ứng mua vật tư , đi công tác
- Về Số liệu: yêu cầu kế toán cũ bàn giao theo bảng tổng hợp công nợ tạm ứng của nhân viên. Đối chiếu số liệu chi tiết của từng nhân viên với bảng tổng hợp công nợ tạm ứng
- Nếu có thời gian thì yêu cầu họ đối chiếu công nợ tạm ứng và chốt với từng nhân viên đến thời điểm hiện tại.
Về hồ sơ chứng từ: Yêu cầu họ lưu theo từng nhân viên theo thứ tự thời gian để bàn giao gồm các hồ sơ sau:
+ Phiếu tạm ứng tiền từng đợt
+ Hồ sơ hoàn ứng theo từng đợt
6. Công nợ lương
Số liệu yêu cầu họ bàn giao theo bảng tổng hợp công nợ Lương của nhân viên. Đối chiếu số liệu chi tiết của từng nhân viên với bảng tổng hợp công nợ lương
- Nếu có thời gian thì yêu cầu họ đối chiếu công nợ lương và chốt với từng nhân viên đến thời điểm hiện tại.
7. Hồ sơ lương, BHXH, thưởng
Yêu cầu theo xếp thứ tự từng tháng gồm: Bảng thanh toán lương, bảng chấm công, Bảng nghiệm thu, thanh toán khối lượng … ( Nếu có) bảng tiền thưởng (nếu có).
Hồ sơ BHXH nhận theo hồ sơ thuế.
8. Hàng tồn kho.
+ Đối với công ty thương mại:
- Yêu cầu bàn giao bảng tổng hợp nhập -xuất - tồn kho hàng hóa TK 156 và đối chiếu từng loại hàng hóa với bảng tổng hợp.
- Kiểm kê kho hàng hóa giữa thực tế để so sách với sổ sách ( Nếu có thể làm được thì càng tốt)
+ Đối với công ty sản xuất:
- Bàn giao bảng tổng hợp Nhâp – Xuât - Tồn kho vật tư , cô ng cụ (TK 152, TK 153)
Đối chiếu sổ chi tiết của từng loại vật tư, công cụ với bảng tổng hợp.
- Bàn giao bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154
Đối chiếu chi tiết 154 của từng loại sản phẩm với bảng tổng hợp SXKD dở dang TK 154
- Bàn giao Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho thành phẩm TK 155
Đối chiếu sổ chi tiết của từng loại thành phẩm với bảng tổng hợp TK 155.
+ Đối với công ty dịch vụ:
- Bàn giao bảng tổng hợp chi phí SXKD trên TK 154 của toàn bộ dịch vụ
- Sau đó Đối chiếu chi tiết từng loại dịch vụ với bảng tổng hợp 154
+ Đối với công ty xây dựng.
- Bàn giao bảng tổng hợp Nhâp – Xuât - Tồn kho vật tư , công cụ (TK 152, TK 153) của từng công trình
- Bàn giao bảng tổng hợp chi phí SX KD TK 154 của các công trình
Đối chiếu chi tiết 154 của từng loại công trình với bảng tổng hợp SXKD dở dang TK 154
9. bàn giao về kết quả kinh doanh (Nếu có)
II. VỀ HỒ SƠ THUẾ ( Bàn giao tiếp quản của năm kế toán hiện tại)
1. Việc đầu tiên bàn giao chứng từ, hồ sơ pháp lý của công ty.
Điều lệ của công ty
Đăng ký kinh doanh
Mẫu 06/GTGT (nếu có)
Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng.
Mẫu 08 hoặc mẫu phụ lục II-1 về việc đăng ký tài khoản.
Hồ sơ đặt in, hoặc tự in hóa đơn
Thông báo phát hành hóa đơn
Phương pháp trích khấu hao.
Quy chế tài chính, quy chế lương thưởng (Nếu kế toán cũ đã làm)
Đăng ký MST cá nhân, đăng ký giảm trừ người phụ thuộc
Hồ sơ người lao động (Nếu có)
Định mức NVL (Nếu có) đối với sản xuất.
2. Bàn giao Hồ sơ kê khai thuế
2.1. Hồ sơ khai thuế GTGT
+ Nhận hóa đơn đầu ra, đầu vào ( Kèm tờ khai GTGT)
1. Đối chiếu bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra với hóa đơn thực tế xem hóa đơn có đủ hay không, có hóa đơn nào chưa được kê khai hay không?
Các hóa đơn đầu vào tháng (quý) nào nên kẹp ngay sau tờ khai thuế GTGT của tháng(quý) đó để kiểm soát dễ dàng. Khi cơ quan thuế vào kiểm tra cũng nhanh hơn.
Lưu ý: Hiện tại hồ sơ khai thuế không yêu cầu gửi bảng kê kèm theo, nhưng khi nhận bàn giao thì yêu cầu kế toán cũ bàn giao bảng kê mua vào và bán ra.
2.2. Báo cáo sử dụng hóa đơn.
+ Xếp theo trình tháng/quý và đóng lại thành tập theo từng năm để bàn giao. Tờ BC sử dụng hóa đơn của kỳ hiện tại kiểm tra số liệu trên BC so với quyển hóa đơn bán ra xem có khớp số liệu không?
2.3. Hồ sơ thuế TNCN tạm tính (Nếu có)
3. Bàn giao hợp đồng.
3.1 Bàn giao hợp đồng đầu vào và hồ sơ đi kèm nếu có
3.2 Bàn giao hợp đồng đầu ra và hồ sơ đi kèm nếu có
Sắp xếp theo từng nhà cung cấp và theo thứ tự thời gian để bàn giao.
4. Bàn giao chứng từ ngân hàng
+ nhận chứng từ UNC và BC theo sổ phụ hoặc sao kê của ngân hàng. Theo từng ngân hàng.
5. Bàn giao về hồ sơ lương và hồ sơ BHXH.
+ Hơ sơ BHXH nhận theo từng tháng, theo thông báo của BH.
+ Hồ sơ lương, nhân công: Thường thì kế toán cũ chưa làm hoàn thiện đươc vì chưa cân đối được tổng thể chi phí về lương nên sau khi nhận bàn giao các bạn sẽ tiếp tục làm công việc này.
6. Bàn giao các chứng từ nộp tiền các loại thuế ( Nếu có) để biết được công ty đang nợ các loại thuế nào.
7. Bàn giao về công nợ giống như nội bộ
+ Công nợ phải thu
+ Công nợ phải trả
+ Công nợ lương (Nếu có)
+ Công nợ tạm ứng (Nếu có)
8. Bàn giao hàng tồn kho giống như nội bộ ở trên.
9. Bàn giao phân bổ CCDC và khấu hao TSCĐ ( Nếu có)
10. Bàn giao phần hạch toán ( Nếu có)
Thường thì trong năm hiện tại kế toán thuế tại các DN chỉ mới kê khai thuế và hạch toán chủ yếu chỉ được đầu vào và đầu ra còn các phần cân đối về lương và các chi phí về phúc lợi thì nếu có chỉ mới là tạm tính chưa chính xác được, do vậy mà phần cân đối để cho DT và chi phí một cách hợp lý thì sau khi tiếp nhận thì các bạn phải làm.
11. Khi bàn giao Yêu cầu kế toán cũ liệt kê hết các công việc tồn tại (nếu có) Ghi cụ thể chi tiết từng loại công việc một mà kế toán cũ đang vướng mắc chưa xử lý được hoặc đang làm dở dang chưa xong. Có như vậy thì bạn mới nắm bắt được tiếp theo mình cần làm những gi?
III. NHẬN HỒ SƠ THUẾ CỦA CÁC NĂM TRƯỚC
1. Bàn giao Báo cáo thuế năm:
- Báo cáo tài chính các năm
- Quyết toán thuế TNDN các năm
- Quyết toán thuế TNCN các năm
+ Đối với những năm nộp qua mạng thì:
In toàn bộ ra thành 02 bản: 01 dùng lưu trữ, 01 bản gửi cán bộ thuế sau này
Phải in tờ xác nhận đã nộp tờ khai qua mạng thành công của tổng cục thuế
2. Hồ sơ khai báo thuế & chứng từ thu chi liên quan:
+ Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng/quý theo tuần tự của bảng kê khai thuế đầu vào - đầu ra đã nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng/quý : Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính bao gồm:
– Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng/quý
– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,
– Môn Bài
– Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng tháng/ quý
- Báo cáo thuế TNCN tạm tính hàng thánh/quý (Nếu có)
– Các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng/quý đã nộp cho cơ quan thuế, được đóng thành quyển, mỗi tháng/quý một quyển.
– Kiểm tra Các chứng từ đi kèm: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi....của hóa đơn báo cáo trên bảng kê đã đầy đủ chưa.
( Các bạn nhận và sắp xếp như vậy thì khi quyết toán thuế sẽ không phải sắp xếp lại nữa và tìm chứng từ rất dễ và khoa học).
3. Chứng từ ngân hàng.
Nhận chứng từ UNC và BC theo sổ phụ hoặc sao kê của ngân hàng đóng riêng theo từng ngân hàng theo trình tự thời gian của một năm.
4. Hợp đồng kinh tế và các hồ sơ đi kèm hợp đồng: Bàn giao theo từng nhà cung cấp và theo từng khách hàng theo thứ tự thời gian của từng năm. ( Năn nào cho vào năm đó)
+ Hợp đồng kinh tế:
Ghi chú Những hợp đồng kinh tế mà chưa xuất hóa đơn.
Nếu là công ty XD thì chú ý thêm.
Những hợp đồng kinh tế mà đã xuất hóa đơn, nghiệm thu, thanh lý
+ Liệt kê danh sách các công trình:
- Danh sách công trình đang thi công dở dang còn treo TK 154
- Danh sách công trình đã thi công xong và hoàn thành nghiệm thu
Thời gian từ ngày nào đến ngày nào kết thúc công trình, doanh thu bao nhiêu, thuế GTGT bao nhiêu.....
5. Hợp đồng lao động:
Hợp đồng lao động và hồ sơ lương, nhân công: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ.
Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương và các văn bản khác liên quan đến lao động tiền lương.
6. Sổ sách:
In toàn bộ chi tiết và đầy đủ: sổ cái, nhât ký chung, cân đối phát sinh, kết quả kinh doanh tháng, sổ quỹ các loại...... để bàn giao.
– Sổ nhật ký chung
– Sổ nhật ký bán hàng
– Sổ nhật ký mua hàng
– Sổ nhật ký chi tiền
– Số nhật ký thu tiền
– Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
– Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
– Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
– Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
– Sổ cái các tài khoản: 111, 112, 131, 331, 152, 153, 154, 155, 156, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc TT 200
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
– Sổ khấu hao tài sản cố định
– Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
– Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho: 152,156,155
- Bảng tổng hợp chi phí SXKD : 154 ( Nếu là, SX, DV, XD)
– Sổ sách in ra và đóng thành từng quyển, để bàn giao
– Sổ sách xong thì phải ký tá, đóng dấu đầy đủ.
7. Nhờ kế toán cũ liệt kê các điểm đáng chú ý của hóa đơn chứng và cách đã xử lý nó. Hoăc nếu họ chưa xử lý được thì họ cũng nêu ra hộ để mình biết và có hướng xử lý tiếp.
Điểm cần lưu ý: Khi bàn giao sổ sách như trên bạn bàn giao cụ thể từng chi tiết một nếu kế toán cũ làm đã đầy đủ thì tốt cho bạn và tốt cho DN. Còn trường hợp khi bạn nhận bàn giao từ kế toán cũ mà họ chưa làm được đầy đủ hoặc có những chỗ chưa xử lý được thì trong biên bản bàn giao bạn phải ghi ràng cụ thể từng thứ một để có cơ sở và làm căn cứ khi quyết toán thuế mà hồ sơ phải làm lại để trình Giám Đốc và đấy cũng là cơ sở để tư vấn cho DN phải làm lại sổ sách như thế nào?
Chúc các bạn thành công!

BÚT TOÁN TỔNG HỢP VÀ KẾT CHUYỂN KHI LÀM BCTC

 Làm xong BCTC rồi các bạn lưu ý kiểm tra lại các

. BÚT TOÁN TỔNG HỢP VÀ KẾT CHUYỂN
Tổng hợp 25 các VẤN ĐỀ NHỎ cần lưu ý
trước khi lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế năm 2016
1. Ghi nhận thuế môn bài đầu năm tài chính
a) Ghi nhận thuế môn bài phải nộp
Nợ TK 6422/6425
Có TK 3338
b) Chi tiền nộp thuế môn bài
Nợ 3338
Có 111/112
2. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm
a) Trường hợp có lãi ghi:
Nợ TK 4212
Có TK 4211
b) Trường hợp lỗ ghi:
Nợ TK 4211
Có TK 4212
3. Tính và nộp thuế TNDN tạm tính --> hạch toán
+ Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định
Nợ TK 8211
Có TK 3334
+ Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 111, 112,. . .
+ Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 8211
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 8211
Có TK 3334
- Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334
Có các TK 111, 112
4. Nguồn tiền mặt : Thường các chủ DN bỏ tiền tùi để mua hàng, trả chi phí nhưng không có giấy tờ gì nên quỹ thiếu hụt --> hợp đồng mượn tiền của Sếp để bù đắp vào.
5. Tiền ngân hàng : Có bao nhiêu tài khoản ngân hàng thì nhớ lấy bấy nhiêu sổ phu về để đối chiếu, kể cả các tài khoản không có phát sinh.
6. Thuế GTGT khấu trừ: Kiểm trả xem số dư ở chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT tháng 12/2015 hoặc quý 04/2015 so với số dư ở TK 1331 như thế nào?
- Thông thường nếu hóa đơn tháng/ quý nào khai tháng/quý đó thì kết quả nó bằng nhau
- Ngược lại hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý --> số dư nợ TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc bằng số dư ở chỉ tiêu 43
7. Công nợ phải thu phải trả: Làm biên bản đối chiếu công nợ
phải thu, phải trả cho đến hết 31/12/2015
8. Tiền tạm ứng : kiểm tra đồi chiếu để hoàn ứng nếu ứng mà chưa xài hết.
9. Hàng tồn kho:
- Kiểm tra hàng nhập đã ok chưa?- Xuất hàng đã tính giá xuất kho chưa?
- Tuyệt đối không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có.
- Lập dự phòng gì không?
10. Phân bổ chi phí trả trước:
- Đã phân bổ chưa?
- Loại chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý?
11. Tài sản cố định:
- Đã khấu hao chưa?
- Chi phí khấu hao nào hợp lý? chi phí nào chưa hợp lý
12. Thuế phải nộp: Lên thuế xin tình hình thuế năm 2015 để về đối chiếu cho nhanh
- Thuế môn bài? hạch toán chi phí và đóng tiền chưa?
- Thuế GTGT? Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng chưa?
- Thuế TNCN? Thuế TNCN nhớ làm quyết toán năm để có số chính xác khi lên BCTC.
- Thuế TNDN? Thuế TNDN lưu ý các bút toán Nợ 8211 Có 3334, Nợ 3334 Có 8211 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm
- Thuế khác?
13. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN
- Hạch toán lương chưa?
- đã trích các khoản theo lương chưa?
- đối chiếu với cơ quan bảo hiểm đã ok chưa?
14. Các khoản tiền vay, mượn : kiểm tra lại kỹ để hoàn trả
15. Doanh thu: Doanh thu nào chịu thuế TNDN? doanh thu nào không?
- Doanh thu bán hàng?
- Doanh thu tài chính?
- Doanh thu khác?
16. Giá vốn: Giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ?
- Căn cứ để tính giá thành là gì? có vượt định mức cho phép không?
- Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa?
17. Chi phí: Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý?
- Chi phí bán hàng?
- Chi phí quản lý?
- Chi phí lãi vay ( tài chính) ?
- Chi phí khác?
18. Kết chuyển doanh thu chi phí : xem đã kết chuyển hết chưa? TK từ loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kỳ.
19. Lập quyết toán thuế TNDN --> xác định số thuế phải nộp
20. Lập quyết toán thuế TNCN --> xác định số thuế phải nộp
21. Căn cứ vào quyết toán thuế TNDN để hạch toán vào phần mềm:
a) Số thuế phái nộp theo quyết toán = số thuế đã tạm tính 4 quý ---> không làm gì thêm
b) Số thuế phải nộp theo quyết toán lớn hơn số thuế tạm tính 4 quý --> hạch toán thu thêm thuế Nợ 8211 Có 3334
c) Số thuế phải nộp theo quyết toán nhỏ hơn số tạm tính 4 quý --> hạch toán Nợ 3334 Có 8211
22. Căn cứ quyết toánThuế TNCN --> điều chỉnh giảm thuế tăng lương hoặc tăng thuế giảm lương vào phần mềm
23. Kết chuyển 8211 --> 911, Kết chuyển 911 --> 4212
24. Lập Báo cáo tài chính ---> xong.
25. Kiểm toán báo cáo tài chính trước khi nộp cho cơ quan thuế theo quy định.
NHẬP LẠI BẢNG KIỂM TRA BCTC 2.0 của cơ quan thuế để kiểm tra
Số liệu chuẩn, bảng cân đối tài khoản ok, làm báo cáo tài chính, quyết toán thuế ngon lành.
Chúc Anh Chị Em có một mùa quyết toán thành công.

NHỮNG LƯU Ý KẾ TOÁN XÂY DỰNG- XÂY LẮP

 NHỮNG LƯU Ý KẾ TOÁN XÂY DỰNG- XÂY LẮP

+ Lỗi thứ 1: Đó là công trình nghiệm thu xong rồi, nhưng do 1 số lý do cho nên chúng ta không thể xuất hóa đơn. Ví dụ: Bên A chưa trả tiền nên sếp không cho xuất. Với lỗi này chúng ta sẽ bị truy lại doanh thu và VAT tại thời điểm nghiệm thu.
+ Lỗi thứ 2: CP Nguyên vật liệu, nhân công đưa vào không khớp dự toán, tại vì vật liệu, nhân công do kế toán bốc thuốc theo cảm tính. Và nó dẫn đến:
- Chi phí nguyên vật liệu đưa vào cao hơn so với tổng mức nguyên vật liệu ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán.
- Chi phí tiền lương cao hơn so với tổng mức nhân công ở tổng hợp kinh phí hạng mục củ dự toán
- Chi phí sản xuất chung đưa vào cao hơn so với tổng mức chi phí sản xuất chung ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán.
- Chi phí máy thi công đưa vào cao hơn so với tổng mức chi phí máy thi công ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán.
+ Lỗi thứ 3: Đó là Nguyên vật liệu lấy sau ngày nghiệm thu nhưng vẫn đưa vào để lấy làm chi phí khi không đủ thủ tục để bảo vệ. Muốn bảo vệ bạn cần:
- Hợp đồng
- Biên bản bàn giao hàng hóa " Ngày trên biên bản là ngày trước khi nghiệm thu và có đánh số biên bản VD: 62"
- Biên bản bàn giao hóa đơn " Trong đó có nói rõ hóa đơn xuất cho biên bản bàn giao số 62 và nhớ không nên ghi ngày ".
+ Lỗi thứ 4: Tôi thấy rất nhiều công ty có CTrinh đã ngừng thi công nhưng vẫn chấm công tính lương vẫn đưa vào chi phí, hay tôi thấy 1 số công ty có chấm công tính lương nhưng lại không có người ký. Thậm chí vẫn trích khấu hao và phân bổ chi phí máy móc thi công.
- Tiền thù lao HĐQT cho thành viên HĐQT cần phải ,có một biên bản họp của Hội đồng cổ đông nhất trí cử các thành viên đó tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành DN hoặc nếu là thù lao kiêm nhiệm của thành viên HĐQT thì nên cộng gộp vào lương để hợp lý hóa.
+ Lỗi thứ 5: Không theo dõi riêng chi phí giá thành của từng công trình, nguyên liệu, nhân công , sản xuất chung gom làm một cục đưa vào cuối tháng mà không phân biệt là của công trình nào, khiến khi thuế hỏi không biết là của công trình nào.
+ Lỗi thứ 6: Với chi phí máy thi công, hầu như các công ty nhỏ đều không có định mức dầu cho các ca máy, không có lịch trình điều động xe.
+ Lỗi thứ 7: Hóa đơn ăn uống các sếp mang về không có bill đi kèm. Hay có TH sếp có hóa đơn mua đồ dùng của siêu thi…sếp mua nhưng mang về kế toán kê khai thuế bị xuất toán không chấp nhận chi phí và khấu trừ VAT.
- Chi phí điện nước của văn phòng đi mượn(không phải là văn phòng thuê) nhưng không mang tên công ty. Do vậy cần hợp lý hóa bằng cách thuê VP với mức giá thấp và có đóng thuế nếu chi phí điện nước này lớn.
+ Lỗi thứ 8: Âm quỹ tiền mặt quá nhiều, tiền mặt không có chuyện âm, âm tiền gửi ngân hàng. Hoặc thu tiền mặt lại ghi nhận công nợ, mua nợ lại ghi nhận thu tiền mặt râu ông này cắm cằm bà kia.
- Tiền mặt nhiều mà đi vay mượn ngân hàng, nên xuất toán tiền đi vay không chấp nhận.
+ Lỗi thứ 9: Các khoản tiền vay của các đối tượng là cá nhân nếu vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định thì sẽ bị loại, do đó cần phải hợp lý hóa bằng cách tăng gốc vay lên để giảm mức lãi suất xuống.
+ Lỗi thứ 10: Trường hợp ký hợp đồng mua nguyên nhiên vật liệu mà đơn vị không có kho bãi chứa và viết hóa đơn 1 lần vào cuối tháng với giá trị lớn, lúc thanh toán cần phải kèm theo các chứng từ chi tiết bổ sung như: phiếu xuất kho của bên bán mỗi lần đơn vị lấy hàng, bảng kê từng ngày nhận hàng có ký nhận của bên bán và xác nhận của bên mua. . . thì chi phí đó mới hợp lý.
+ Lỗi thứ 11: Đó là về sổ sách
- Không có bảng tổng hợp công nợ và công nợ chi tiết.
- Không có sổ chi tiết nguyên vật liệu, ko có bảng tổng hợp nhập xuất tồn.
- Tài sản mua về không có hóa đơn chứng từ nhưng vẫn trích khấu hao phân bổ.
- Không nộp thuế môn bài đúng hạn phạt nộp chậm.
- Không nộp thuế GTGT và TNDN đúng hạn phạt nộp chậm.

CÁCH LƯU HỒ SƠ CỦA 1 CÔNG TRÌNH KẾ TOÁN CẦN NẮM VỮNG

 CÁCH LƯU HỒ SƠ CỦA 1 CÔNG TRÌNH KẾ TOÁN CẦN NẮM VỮNG

Mỗi công trình các bạn cho vào 1 túi, ghi chú theo năm. Trong túi gồm có:
1. Hợp đồng thi công
2. Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
3. Quyết toán
4. Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
5. Chứng từ đầu vào cho công trình đó
6. Hóa đơn xuất ra
7. Thanh lý ( nếu có)
Ghi chú:
trên đây là ví dụ của 1 công trình nhỏ, thi công đúng tiến độ trên hợp đồng,quyết toán luôn.
Còn những công trình có nhiều đợt thanh toán xong mới quyết toán thì các bạn lưu thêm các đợt thanh toán khối lượng hoàn thành, biên bản nghiệm thu từng đợt ( chú ý đầu vào đúng thời điểm). Có những công trình thi công quá thời gian và có phát sinh thêm khối lượng hoặc giảm thì cần lưu thêm phụ lục hợp đồng, đề nghị gia hạn thời gian thi công.
Đầu vào phải trước nghiệm thu, các bạn chú ý ngày điền trên các hồ sơ chứng từ sao cho hợp lý, tránh tình trạng biên bản nghiệm thu trước quyết toán hàng tháng và giữa khoảng thời gian nghiệm thu và quyết toán vẫn xuất vật tư thi công, tính lương-> sai

TÍNH GIÁ THÀNH DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

 TÍNH GIÁ THÀNH DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

👌👌👌
I- Phân loại giá thành sản phẩm
Trước khi đi vào phân loại giá thành sản phẩm thì kế toán sản xuất sẽ nói qua về Khái niện giá thành sản xuất.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giá thành sản phẩm được phân loại theo: Theo thời điểm và nguồn số liệu, Theo chi phí phát sinh.
Loại 1: Theo thời điểm và nguồn số liệu có:
Giá thành kế hoạch: XĐ trước khi bước vào KD trên CS giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán kinh phí
Giá thành định mức: XĐ trước khi bước vào SX đựơc XD trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và ko biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch
Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các cho phí thực tế phát sinh trong SX SP
Loại 2: Theo chi phí phát sinh:
Giá thành sản xuất
Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức : Giá thành toàn bộ của SP = Giá thành SXSP + CP quản lý DN + chi phí Bán hàng
II- 6 Phương pháp tính giá thành
1: Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.
Giá thành SP Hoàn Thành = CPSX KD DD đầu kỳ +Tổng CP SX SP – CP SX DD CKỳ
Giá thành Sp =Tổng Giá thành SP Hoàn Thành / Số lượng sản phẩm hoàn thành
2: Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng trong những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất SP được thực hiện ở nhiều bộ phận SX, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết SP hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.
Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn
3: Phương pháp hệ số: Với DN mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng LĐ nhưng thu được đồng thời nhiều SP Khác nhau và chi phí ko tập hợp riêng cho từng sản phẩm.
Giá thành đơn vị SP Gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP / Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi)
Giá thành Đvị SP Từng loại = Giá thành Đvị SP Gốc * Hệ số quy đổi từng loại
Tổng giá thành sản xuất của các loại SP = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Tổng CP phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm DD cuối kỳ
4: Phương pháp tỉ lệ chi phí: Căn cứ vào tỉ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch, Ktoán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại
Giá thành Thực tế từng loại Sp = Giá thành kế hoạch (Định mức) * Tỷ lệ CP
Tỉ lệ CP =Tổng giá thành thực tế của tất cả Sp / Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của tất cả SP
5: Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ
Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí Psinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ươc tính- Giá trị Sp Chính DD cuối kỳ
6: Phương pháp liên hợp: Áp dụng kết hợp nhiều PP để tính giá thành SP
III- Thực hành trên ví dụ cụ thể
Ví dụ: Tại một DN tiến hành SX 2 loại Sp A và B, cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau: (Đvị tính: 1.000đ)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.000
Chi phí nhân công trực tiếp: 1.500
Chi phí SX chung: 1.200
SL Sp hoàn thành trong tháng: SP A Nhập kho 900, SP B hoàn thành gửi bán ngay: 400
Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP theo các PP phù hợp biết:
Trường Hợp 1
CP NVL TT SP A: 3.200. SP B: 1.800
CP SX chung phân bổ theo chi phí NVL trực tiếp
Chi phí SXKD DD đầu kỳ của SP A là 400, SP B 600
CP SXKD DD Ckỳ của SP A 768, SP B 232
Trường Hợp 2: Chi phí SX tập hợp chung không hạch toán riêng được cho từng SP A và B, biết hệ số quy đổi SP A là 1.25, SP B 1.75, chi phí SX KD DD đầu kỳ: 600, cuối kỳ: 1.000
Giải Đáp:
TH1: Áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp:
Phân bổ chi phí SX chung: Cho SP A: (1.200/ 5.000) * 32.00=768
Phân bổ chi phí SX chung: Cho SP B: 1.200 – 768 = 432
Hoạch toán
Nợ 154: 5.000 ( 154A: 3.200 - 154B: 1.800 )
Có 621: 5000 ( 621A: 3.200 - 621B: 1.800 )
Nợ 154: 1.500 ( 154A: 900 - 154B: 600 )
Có 622: 1.500
Nợ 154: 1.200 ( 154A: 768 - 154B: 432 )
Có 627: 1.200
Tính giá thành:SP A:- Tổng giá thánh: 400+(3.200+900+76 – 768)= 4.500
Giá thành Đvị: 4.500/900 =5
Tính giá thành SP B:- Tổng giá thành: 200+(1.800+600+432)-232 = 2.800
Giá thành đơn vị: 2.800/400 = 7
Hoạch toán DK
Nợ 155: 4.500
Nợ 157: 2.800
Có 154: 7.300
TH2: Áp dụng PP hệ số:
Kết chuyển chi phí
Nợ 154: 7.700
Có 621: 5.000
Có 622: 1.500
Có 627: 1.200
Tính giá thành nhóm SP A và B và giá thành đơn vị:
SL SP gốc: (900*1.25)+ (400*1.75) = 1.825
Tổng giá thành SP A và B:600+(5.000+1.500+1.200)- 1.000 = 7.300
Giá thành Đvị SP gốc: 7.300/1.825 = 4
Giá thành Đvị SP A: 4*1.25 = 5
Tổng giá thành: 900*5= 4.500
Giá thành Đvị SP B = 4*1.75 = 7
Tổng giá thành B: 7* 400 = 2.800
Hoạch toán DK
Nợ 155: 4.500
Nợ 157: 2.800
Có 154: 7.300
P/S: Nếu bạn chưa có thời gian thực hành theo những kiến thức này, đừng quên share về tường facebook để lưu lại kiến thức này khi cần nhé.