Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHI PHÍ VẬN CHUYỂN LUÔN HỢP LÝ HỢP LỆ ?



‼️ LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHI PHÍ VẬN CHUYỂN LUÔN HỢP LÝ HỢP LỆ ?


🐣 Công ty bạn đã làm đúng chưa ? Tìm hiểu nhé❗️


I- Chi phí xăng dầu vận chuyển hh có được tính là chi phí hợp lý ?

Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng nhau xem những thông tư sau đây:
+ Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thu
+ Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ
Những ý chính được tóm tắt như sau:
+ Về thuế TNDN: Chi phí vận chuyển hàng đi bán nếu đáp ứng được đầy đủ hồ sơ chứng từ và phục vụ vào sản xuất kinh doanh… được tính vào chi phí được trừ, và quy định rõ trong quy chế tài chính
- Hóa đơn (xăng dầu hoặc hóa đơn dịch vụ cước vận chuyển hàng đi bán của doanh nghiệp vận tải khác,sửa chữa, và công cụ dụng cụ…..), chứng từ thu chi
- Định mức sử dụng nhiên liệu: tùy theo thông số kỹ thuật và công suất thiết kế của xe để có định mức NVL phù hợp (các xe bán tải sử dụng Dầu Do, còn xe bình thường dùng xăng)
- Có chứng từ thanh toán ( trường hợp Chi phí trên 20 triệu cần đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt)
- Hóa đơn chứng từ liên quan tới các khoản chi phí phát sinh ( xăng dầu , sửa chữa …)
- Cuối tháng tổng hợp số KM theo lịch trình xe chạy để xác định mức nhiên liệu sử dụng
- Lịch trình hoạt động xe
- Quy định cụ thể trên Quy chế tài chính


II- Chi phí vận chuyển hàng hóa có được khấu trừ thuế GTGT ?

- Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng nhau xem những thông tư sau đây:
+ Điều 14 - 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC- Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng về Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
* Về thuế GTGT: Chi phí vận chuyển hàng đi bán có hóa đơn chứng từ hợp lệ đủ các điều kiện theo luật thuế GTGT và thuế TNDN thì được khấu trừ và tính vào phí hợp lý hợp lệ khi quyết toán thuế TNDN
+ Cách hạch toán chi phí mua hàng:
Xăng dầu đầu vào: Nợ TK 152,1331/ Có TK 111,331
Xuất sử dụng theo định mức và nhật trình xe: Nợ TK 6412/ Có TK 152
Chi phí lương nhân viên tài xế và phụ: Nợ TK 6411/ Có TK 334 = > Nợ TK 334/ Có TK 111,112
Chi phí khấu hao phân bổ xe hoặc sửa chữa xe hoặc công cụ dụng cụ: Nợ TK 153,1331/ Có TK 111,331 = > Nợ TK 242/ Có TK 153 = > Nợ TK 6413,6414/ Có TK 242

🧨 PHẠT SẤP MẶT ⚠️ CÁ NHÂN CÓ THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN MÀ KHÔNG QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN ⛔️ PHẠT ĐẾN 3 LẦN SỐ THUẾ 😤

🧨🧨🧨 PHẠT SẤP MẶT
⚠️ CÁ NHÂN CÓ THU NHẬP CHỊU THUẾ TNCN MÀ KHÔNG QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN 
⛔️ PHẠT ĐẾN 3 LẦN SỐ THUẾ 😤


1. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không quyết toán thuế thu nhập cá nhân có làm sao không ?
Thông tư 92/2015/TT-BTC tại Điều 21, Khoản 1 Sửa đổi, bổ sung tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:
“a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”
Như vậy tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Khoản 3, Điều 10, Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định như sau:
“đ) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.”
Như vậy doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Nếu doanh nghiệp không nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm hoặc nộp chậm hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Thông tư 166/2013/TT-BTC như sau:
– Nếu doanh nghiệp không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp thì phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng.
– Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn khi không nộp hồ sơ khai thuế nhưng phát sinh số thuế phải nộp nếu vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.
2. Cá nhân không quyết toán thuế.
Những cá nhân phải quyết toán thuế nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định tại Khoản 3, Điều 21, Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 16, Thông tư 156/2013/TT-BTC:
“Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo”
Như vậy cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công phải nộp hồ sơ khai quyết toán nếu:
– Có số thuế TNCN phải nộp thêm.
– Có số thuế TNCN nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là ngày thứ 90 kể từ khai kết thúc năm dương lịch. Nếu hết thời hạn nộp hồ số quyết toán thuế cá nhân vẫn chưa nộp thì bị phạt như sau:
“7. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lầnmức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại Điều 107 Luật quản lý thuế.”
Như vậy:
– Nếu cá nhân phát sinh thuế phải nộp mà không nộp hồ sơ quyết toán thuế thì mức phạt sẽ được quy định bẳng ½ mức phạt của tổ chức.
– Nếu cá nhân có số thuế nộp thừa nếu không nộp hồ sơ quyết toán thuế thì không được hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ sau.
– Đối với cá nhân muốn hoàn thuế mà chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN thì không áp dụng phạt vi phạm hành chính đối với khai thuế quá thời hạn.


Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

HƯỚNG DẪN NỘP THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN => HƯỚNG DẪN GỬI HỒ SƠ CHO CQT



HƯỚNG DẪN GỬI HỒ SƠ CHO CQT

I.                   Chuẩn bị hồ sơ
B1: Anh/Chị kiểm tra thông tin trong hồ sơ để chắc chắn không có gì sai sót và điền ngày tháng thông nhất trên các giấy tờ
B2: Anh/chị in mỗi file ra làm 2 bản để ký thủ trưởng và đóng dấu.
B3: Anh/chị scan hoặc chụp ảnh QĐ sử dụng đẹp đẹp để insert vào file word (Quyết định sử dụng đã ký đóng dấu + Hóa đơn mẫu) gửi qua mạng cùng Thông báo phát hành.
Lưu ý:
1.      Ngày nộp hồ sơ
-          Nộp hồ cho CQT trực tiếp hay qua mạng đều phải cùng một ngày. Nên buổi sáng, anh/chị ra CQT nộp bản cứng trước. Nếu CBT hướng dẫn gửi hồ sơ qua mạng thì quay về gửi qua mạng luôn.
2.      Ngày tháng phải thống nhất trên tất cả các giấy tờ: Quyết định sử dụng, TB phát hành
VD ngày nộp hồ sơ là 27/05  
1. Trên QĐ sử dụng thì lưu ý mục ngày tháng. 
- Nếu ngày đi nộp là ngày 27/05 thì  sửa lại ngày nộp là 27/05
- Điều 1: Áp dụng hóa đơn điện từ  ngày sửa lại 30/05.
- Điều 5: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày  30/05. 
 2. Điền số serial CKS theo thông tin của CKS dùng để ký điện tử cho hóa đơn trên QĐ sử dụng và Mẫu 01.
- Nếu anh/chị chưa quen thì cắm token vào máy và bật ultra xong nhắn ID + MK qua zalo 0916 926 829 để kỹ thuật bên TLV làm cho.
3. Làm thông báo phát hành hóa đơn trên PM HTKK để kết xuất ra XML và gửi qua mạng.
4. In hồ sơ ra giấy và ký đóng dấu thủ trưởng đơn vị.
- Tất cả hồ sơ em in ra và ký đóng dấu xong thì scan hoặc chụp ảnh đẹp đẹp để mình insert vào file word để gửi qua mạng cùng Thông báo phát hành.
II.                Cách gửi hồ sơ
Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ thông báo phát hành cho CQT quản lý.
Trường hợp 1: Nộp thông báo phát hành trực tiếp tại CQT, anh/chị in mỗi loại giấy tờ dưới làm 2 bản và ký đóng dấu Người đại diện pháp luật xong mang ra CQT nộp.
1.       Mẫu hóa đơn: Hóa đơn mẫu và Hóa đơn chuyển đổi mẫu in màu.
2.       Thông báo phát hành hóa đơn: TB01/AC theo TT32 bản word và TB01/AC làm trên phần mềm HTKK phiên bản mới nhất và in từ HTKK ra để có mã vạch.
3.       Quyết định về việc áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp
Cơ quan Thuế sẽ đóng dấu mộc trên thông báo phát hành hóa đơn, doanh nghiệp sử dụng thông báo phát hành có đóng dấu của thuế.
Trường hợp 2: Nộp thông báo phát hành trên hệ thống iHTKK hay eTax của Tổng Cục Thuế.
Cách gửi theo tài liệu đính kèm. (HuongDanGuiHoSoOl)
Gửi tờ khai và phụ lục thành công thì sau 02 ngày anh/chị vào trang http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/tbphtc.html của TCT để tra cứu thông tin về TB01/AC của anh/chị đã được CQT cập nhập chưa?





HƯỚNG DẪN NỘP THÔNG BÁO PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN

Nộp thông báo phát hành trên hệ thống iHTKK hay eTax của Tổng Cục Thuế.
1. Download bộ cài phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế và cài vào máy tính
2. Vào giao diện Hỗ trợ kê khai thuế với mã số thuế của doanh nghiệp
3. Vào menu Hệ thống/Thông tin doanh nghiệp/Người nộp thuế điền thông tin chính xác của đơn vị xong ấn GHI.
4. Vào mục Hóa đon và chọn Thông báo phát hành hóa đơn.
5. Cửa sổ Kỳ tính thuế xuất hiện.
Anh/Chị điền ngày tháng là ngày anh/chị sẽ gửi TB01/AC cho CQT.

6. Nhập thông tin trên tờ khai TB01/AC
7. Anh/Chị chú ý điền các thông tin điền đầy đủ và chính xác, xong anh/chị nháy chuột vào nút GHI. Nếu phần mềm không báo đỏ ở đâu thì anh/chị nháy chuột vào nút Kết xuất  và chọn Kế xuất XML để lưu vào máy tính.
VD: Anh/Chị lưu vào đường dẫn sau: D:\HoaDon\ThongBaoThue\HAN-0104128565000-01_TBAC-D13062019-L00.xml
Lưu ý: Tên file cứ để mặc định khi phần mềm kết xuất và tên các Thư mục chứa file không được đặt tên thư mục theo kiểu Tiếng Việt có dấu. Ví dụ đặt D:\HóaĐơn\ThongBaoThue thì khi anh/chị đọc tờ khai hay gửi sẽ có thể phát sinh lỗi.
8. Vào các cổng thuế điện tử  của TCT với tên đăng nhập/mật khẩu của doanh nghiệp hay gửi tờ khai thuế.
https://nhantokhai.gdt.gov.vn hoặc http://thuedientu.gdt.gov.vn tùy theo DN nộp tờ khai qua trang nào.
8.1 Anh/Chị gửi tờ khai TB01/AC định dạng XML vừa kết xuất từ phần mềm HTKK ở trên.
8.2. Nộp xong tờ khai TB01/AC thì anh/chị tiến hành gửi Phụ lục là file word gồm (QĐ sử dụng + Hóa đơn mẫu + Hóa đơn chuyển đổi)
+> Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử: Anh/Chị in ra ký thủ trưởng đơn vị và đóng dấu tròn rồi scan hoặc chụp ảnh lại để insert vào trang 1-3 của file word Phụ lục thông báo.
+> Hóa đơn mẫu insert vào vào  trang 4 của file word Phụ lục thông báo
+> Hóa đơn chuyển đổi mẫu insert vào trang 5 file word Phụ lục thông báo
Sau khi anh/chị làm xong file phụ lục thông báo thì cũng lưu vào cùng đường dẫn với tờ khai TB01/AC để tiện tra cứu về sau.

Kết quả tra cứu như màn hình dưới:

Tiếp theo anh/chị nháy chuột vào nút Gửi phụ lục và tiến hành gửi file word phụ lục thông báo phát hành mình vừa làm ở trên.


Gửi tờ khai và phụ lục thành công thì sau 02 ngày anh/chị vào trang
http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/tbphtc.html của TCT để tra cứu thông tin về TB01/AC của anh/chị đã được CQT cập nhập chưa?


CÁCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHI MẤT HẾT DỮ LIỆU KẾ TOÁN TRONG MÁY TÍNH.

CÁCH XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHI MẤT HẾT DỮ LIỆU KẾ TOÁN TRONG MÁY TÍNH. 

CHỈ CÒN CHỨNG TỪ VÀ BCTC? 


Xin đưa ra câu trả lời của cá nhân tôi để các bạn tham khảo cách xử lý. 
Khi chỉ có BCTC năm 201x và tờ khai thuế GTGT. 







Đầu tiên là tạo 1 file sổ NKC ( nhưng làm theo phương pháp NKSC, mẫu tôi đã đăng nhiều lần). Dựa vào TK GTGT ta sẽ có dc số liệu của các TK 1331,33311,131,331 còn các TK khác tạm bỏ qua như TK 112,111 vì ko có sổ phụ. 

1. Dựa vào bảng kê đầu ra để xác định doanh thu. Định khoản và vào sổ NKC
Nợ 131/có 5111,có 33311
2. Dựa vào bảng kê đầu vào :
- lọc những hoá đơn nào là cpvp, VD: cước đt, vpp... Định khoản : Nợ 6422,nợ 1331/có 1111,1121
- Những hđ có giá trị lớn, cty bán là cty bán loại vật tư đặc thù như : Cty CP VLXD Thuỷ Phát... thì tạm hiểu hoá đơn đó là nhập vật tư.
Cách phân bổ theo công trình: Tạm lấy là trong quý cty đang thi công 4 công trình to nhỏ khác nhau. Ta phân chia tỷ lệ vật tư 40:30:20:10 ( thực tế thì phải căn cứ vào dự toán công trình để phân bổ). Mỗi hoá đơn ta làm 4 phiếu NK và 4 phiếu XK theo tỷ lệ như trên ( ko cần làm số lượng mà chỉ định khoản)
VD: hoá đơn trị giá 300.000.000. Tính giá đích danh.
Công trình 1: Nợ 152,nợ 1331/có 1121 : 120tr ( 300trx40%)
Công trình 2,3,4: tương tự cách tính ctr 1.
Xuất kho: Nợ 154/có 152: 120tr
Chú ý: không để tồn kho trong quý. Nhập bao nhiêu xuất hết cho các ctr để tránh nhầm khi làm tồn kho.
- Vì đã xuất hđ đầu ra tức là có doanh thu nên xuất hết giá trị dở dang tạm tính của quý.
Nợ 632/có 154.
3. Sau khi định khoản xong đầu ra, đầu vào lấy tổng CP ở tờ khai thuế TNDN - CP trên các hđ đầu vào = CP còn lại ( lương, khấu hao....). Nếu số còn lại quá ít có thể treo tạm CP NVL trực tiếp ( TK 15411) CP nhân công ở TK 15412 ko kết chuyển ngay sang 632
Dựa vào BCTC năm cũ tạm chia tổng TK 334,214 của cả năm 2014 làm 4 để lấy số tạm ước của 1 quý. Số đó tạm lấy làm số liệu Q1 .
Định khoản : Nợ 642/có 334 ( lương bộ phận VP)
Nợ 15412/có 334 ( lương công nhân ước tính)
Nợ 334/có 1111
Nợ 6422/có 214
4. Làm các bút toán kết chuyển và xác định KQKD. Riêng QT cho từng công trình thì các khoản CPVP ( TK 6422) cũng tạm phân bổ theo tỷ lệ trên để ra Ln của mỗi ctrinh.
5. Như vậy muốn làm kiểu gì cuối cùng phải ra : Dthu - cp = Ln trước thuế ( đúng bằng số trên tờ khai thuế TNDN) 6. Nhập hết số liệu và định khoản đầy đủ trên sổ NKC thì sẽ dễ dàng làm ra bảng CĐSPS. Từ đó lên BCTC quá dễ.
CHỐT LẠI CHỈ CĂN CỨ VÀO 2 TỜ KHAI NÀY TA CHỈ LÀM DC SỐ LIỆU CỦA CÁC TK 1111, 131, 1331, 152, 154, 214, 331, 33311, 334, 421, 511, 642, 632, 821, 911. 

Đây là cách của tôi còn các bạn cứ làm thử xem khả năng suy luận số liệu của mình đến đâu.
Chúc các bạn 1 ngày làm việc vui vẻ.

=> CÔNG VIỆC BÀN GIAO GIỮA KẾ TOÁN CŨ VÀ KẾ TOÁN MỚI ???



💢 KẾ TOÁN CŨ NGHỈ VIỆC - KẾ TOÁN MỚI NHẬN BÀN GIAO NHỮNG GÌ ?

🧨 CÔNG VIỆC BÀN GIAO GIỮA KẾ TOÁN CŨ VÀ KẾ TOÁN MỚI



Vừa xin được việc ... Chỗ làm hoành tráng việc nhàn lương cao ...  lại đang BÀN GIAO :


VẬY CẦN XEM GÌ  GIAO GÌ NHẬN GÌ 

I. VỀ HỒ SƠ NỘI BỘ
1. Bàn giao về sổ quỹ tiền mặt:
- Yêu cầu kế toán cũ chốt số liệu với thủ quỹ bàn bàn giao cho bạn đến thời điểm hiện tại.
- Về chứng từ ( Nếu có) yêu cầu họ đóng theo tháng hoặc quý nhận theo số TT của phiếu thu và phiếu chi (Ghi vào bìa bên ngoài) Ghi số thứ tự theo phiếu từ số… đến số…
2. Bàn giao về quỹ ngân hàng: Chốt số liệu đến thời điểm hiện tại và đối chiếu với số phụ ngân hàng đến thời điểm hiện tại - chứng từ Ngân hàng nhận theo hồ sơ bên thuế.
3. Công nợ phải trả nhà cung cấp:
- Số liệu yêu kế toán cũ bàn giao theo bảng tổng hợp công nợ của các nhà cung cấp. Đối chiếu số liệu chi tiết của từng nhà cung cấp với bảng tổng hợp công nợ
- Nếu có thời gian thì yêu cầu họ đối chiếu công nợ và chốt với từng nhà cung cấp thì sau này mình sẽ đỡ vất vả
- Về hồ sơ chứng từ: Yêu cầu họ lưu theo từng nhà cung cấp theo thứ tự thời gian để bàn giao gồm các hồ sơ sau (Nếu có):
+ Báo giá của nhà cung cấp
+ Hợp đồng
+ Đơn Đặt hàng
+ Biên bản giao hàng/ PXK
+ Đối chiếu công nợ
Lưu ý: Đối xây dựng có những công ty vừa theo dõi cho từng nhà cung cấp vừa theo dõi theo từng công trình, nếu công ty bạn có trường hợp này thì hãy sắp xếp hồ sơ quản quản lý công nợ theo từng nhà cung cấp tập hợp theo từng công trình.
4. Công nợ phải thu thì yêu cầu họ bàn giao tương tự công nợ phải trả
5. Công nợ tạm ứng mua vật tư , đi công tác
- Về Số liệu: yêu cầu kế toán cũ bàn giao theo bảng tổng hợp công nợ tạm ứng của nhân viên. Đối chiếu số liệu chi tiết của từng nhân viên với bảng tổng hợp công nợ tạm ứng
- Nếu có thời gian thì yêu cầu họ đối chiếu công nợ tạm ứng và chốt với từng nhân viên đến thời điểm hiện tại.
Về hồ sơ chứng từ: Yêu cầu họ lưu theo từng nhân viên theo thứ tự thời gian để bàn giao gồm các hồ sơ sau:
+ Phiếu tạm ứng tiền từng đợt
+ Hồ sơ hoàn ứng theo từng đợt
6. Công nợ lương
Số liệu yêu cầu họ bàn giao theo bảng tổng hợp công nợ Lương của nhân viên. Đối chiếu số liệu chi tiết của từng nhân viên với bảng tổng hợp công nợ lương
- Nếu có thời gian thì yêu cầu họ đối chiếu công nợ lương và chốt với từng nhân viên đến thời điểm hiện tại.
7. Hồ sơ lương, BHXH, thưởng
Yêu cầu theo xếp thứ tự từng tháng gồm: Bảng thanh toán lương, bảng chấm công, Bảng nghiệm thu, thanh toán khối lượng … ( Nếu có) bảng tiền thưởng (nếu có).
Hồ sơ BHXH nhận theo hồ sơ thuế.
8. Hàng tồn kho.
+ Đối với công ty thương mại:
- Yêu cầu bàn giao bảng tổng hợp nhập -xuất - tồn kho hàng hóa TK 156 và đối chiếu từng loại hàng hóa với bảng tổng hợp.
- Kiểm kê kho hàng hóa giữa thực tế để so sách với sổ sách ( Nếu có thể làm được thì càng tốt)
+ Đối với công ty sản xuất:
- Bàn giao bảng tổng hợp Nhâp – Xuât - Tồn kho vật tư , cô ng cụ (TK 152, TK 153)
Đối chiếu sổ chi tiết của từng loại vật tư, công cụ với bảng tổng hợp.
- Bàn giao bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 154
Đối chiếu chi tiết 154 của từng loại sản phẩm với bảng tổng hợp SXKD dở dang TK 154
- Bàn giao Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho thành phẩm TK 155
Đối chiếu sổ chi tiết của từng loại thành phẩm với bảng tổng hợp TK 155.
+ Đối với công ty dịch vụ:
- Bàn giao bảng tổng hợp chi phí SXKD trên TK 154 của toàn bộ dịch vụ
- Sau đó Đối chiếu chi tiết từng loại dịch vụ với bảng tổng hợp 154
+ Đối với công ty xây dựng.
- Bàn giao bảng tổng hợp Nhâp – Xuât - Tồn kho vật tư , công cụ (TK 152, TK 153) của từng công trình
- Bàn giao bảng tổng hợp chi phí SX KD TK 154 của các công trình
Đối chiếu chi tiết 154 của từng loại công trình với bảng tổng hợp SXKD dở dang TK 154
9. bàn giao về kết quả kinh doanh (Nếu có)
II. VỀ HỒ SƠ THUẾ ( Bàn giao tiếp quản của năm kế toán hiện tại)
1. Việc đầu tiên bàn giao chứng từ, hồ sơ pháp lý của công ty.
Điều lệ của công ty
Đăng ký kinh doanh
Mẫu 06/GTGT (nếu có)
Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng.
Mẫu 08 hoặc mẫu phụ lục II-1 về việc đăng ký tài khoản.
Hồ sơ đặt in, hoặc tự in hóa đơn
Thông báo phát hành hóa đơn
Phương pháp trích khấu hao.
Quy chế tài chính, quy chế lương thưởng (Nếu kế toán cũ đã làm)
Đăng ký MST cá nhân, đăng ký giảm trừ người phụ thuộc
Hồ sơ người lao động (Nếu có)
Định mức NVL (Nếu có) đối với sản xuất.
2. Bàn giao Hồ sơ kê khai thuế
2.1. Hồ sơ khai thuế GTGT
+ Nhận hóa đơn đầu ra, đầu vào ( Kèm tờ khai GTGT)
1. Đối chiếu bảng kê hóa đơn mua vào, bán ra với hóa đơn thực tế xem hóa đơn có đủ hay không, có hóa đơn nào chưa được kê khai hay không?
Các hóa đơn đầu vào tháng (quý) nào nên kẹp ngay sau tờ khai thuế GTGT của tháng(quý) đó để kiểm soát dễ dàng. Khi cơ quan thuế vào kiểm tra cũng nhanh hơn.
Lưu ý: Hiện tại hồ sơ khai thuế không yêu cầu gửi bảng kê kèm theo, nhưng khi nhận bàn giao thì yêu cầu kế toán cũ bàn giao bảng kê mua vào và bán ra.
2.2. Báo cáo sử dụng hóa đơn.
+ Xếp theo trình tháng/quý và đóng lại thành tập theo từng năm để bàn giao. Tờ BC sử dụng hóa đơn của kỳ hiện tại kiểm tra số liệu trên BC so với quyển hóa đơn bán ra xem có khớp số liệu không?
2.3. Hồ sơ thuế TNCN tạm tính (Nếu có)
3. Bàn giao hợp đồng.
3.1 Bàn giao hợp đồng đầu vào và hồ sơ đi kèm nếu có
3.2 Bàn giao hợp đồng đầu ra và hồ sơ đi kèm nếu có
Sắp xếp theo từng nhà cung cấp và theo thứ tự thời gian để bàn giao.
4. Bàn giao chứng từ ngân hàng
+ nhận chứng từ UNC và BC theo sổ phụ hoặc sao kê của ngân hàng. Theo từng ngân hàng.
5. Bàn giao về hồ sơ lương và hồ sơ BHXH.
+ Hơ sơ BHXH nhận theo từng tháng, theo thông báo của BH.
+ Hồ sơ lương, nhân công: Thường thì kế toán cũ chưa làm hoàn thiện đươc vì chưa cân đối được tổng thể chi phí về lương nên sau khi nhận bàn giao các bạn sẽ tiếp tục làm công việc này.
6. Bàn giao các chứng từ nộp tiền các loại thuế ( Nếu có) để biết được công ty đang nợ các loại thuế nào.
7. Bàn giao về công nợ giống như nội bộ
+ Công nợ phải thu
+ Công nợ phải trả
+ Công nợ lương (Nếu có)
+ Công nợ tạm ứng (Nếu có)
8. Bàn giao hàng tồn kho giống như nội bộ ở trên.
9. Bàn giao phân bổ CCDC và khấu hao TSCĐ ( Nếu có)
10. Bàn giao phần hạch toán ( Nếu có)
Thường thì trong năm hiện tại kế toán thuế tại các DN chỉ mới kê khai thuế và hạch toán chủ yếu chỉ được đầu vào và đầu ra còn các phần cân đối về lương và các chi phí về phúc lợi thì nếu có chỉ mới là tạm tính chưa chính xác được, do vậy mà phần cân đối để cho DT và chi phí một cách hợp lý thì sau khi tiếp nhận thì các bạn phải làm.
11. Khi bàn giao Yêu cầu kế toán cũ liệt kê hết các công việc tồn tại (nếu có) Ghi cụ thể chi tiết từng loại công việc một mà kế toán cũ đang vướng mắc chưa xử lý được hoặc đang làm dở dang chưa xong. Có như vậy thì bạn mới nắm bắt được tiếp theo mình cần làm những gi?
III. NHẬN HỒ SƠ THUẾ CỦA CÁC NĂM TRƯỚC
1. Bàn giao Báo cáo thuế năm:
- Báo cáo tài chính các năm
- Quyết toán thuế TNDN các năm
- Quyết toán thuế TNCN các năm
+ Đối với những năm nộp qua mạng thì:
In toàn bộ ra thành 02 bản: 01 dùng lưu trữ, 01 bản gửi cán bộ thuế sau này
Phải in tờ xác nhận đã nộp tờ khai qua mạng thành công của tổng cục thuế
2. Hồ sơ khai báo thuế & chứng từ thu chi liên quan:
+ Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng/quý theo tuần tự của bảng kê khai thuế đầu vào - đầu ra đã nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng/quý : Bắt đầu tư tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính bao gồm:
– Tờ khai kê thuế GTGT hàng tháng/quý
– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn,
– Môn Bài
– Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng tháng/ quý
- Báo cáo thuế TNCN tạm tính hàng thánh/quý (Nếu có)
– Các chứng từ gốc: hóa đơn đầu vào đầu ra được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng/quý đã nộp cho cơ quan thuế, được đóng thành quyển, mỗi tháng/quý một quyển.
– Kiểm tra Các chứng từ đi kèm: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi....của hóa đơn báo cáo trên bảng kê đã đầy đủ chưa.
( Các bạn nhận và sắp xếp như vậy thì khi quyết toán thuế sẽ không phải sắp xếp lại nữa và tìm chứng từ rất dễ và khoa học).
3. Chứng từ ngân hàng.
Nhận chứng từ UNC và BC theo sổ phụ hoặc sao kê của ngân hàng đóng riêng theo từng ngân hàng theo trình tự thời gian của một năm.
4. Hợp đồng kinh tế và các hồ sơ đi kèm hợp đồng : Bàn giao theo từng nhà cung cấp và theo từng khách hàng theo thứ tự thời gian của từng năm. ( Năn nào cho vào năm đó)
+ Hợp đồng kinh tế:
Ghi chú Những hợp đồng kinh tế mà chưa xuất hóa đơn.
Nếu là công ty XD thì chú ý thêm.
Những hợp đồng kinh tế mà đã xuất hóa đơn, nghiệm thu, thanh lý
+ Liệt kê danh sách các công trình:
- Danh sách công trình đang thi công dở dang còn treo TK 154
- Danh sách công trình đã thi công xong và hoàn thành nghiệm thu
Thời gian từ ngày nào đến ngày nào kết thúc công trình, doanh thu bao nhiêu, thuế GTGT bao nhiêu.....
5. Hợp đồng lao động :
Hợp đồng lao động và hồ sơ lương, nhân công: hợp đồng lao động, bảng lương, phải có chữ ký đầy đủ.
Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương và các văn bản khác liên quan đến lao động tiền lương.
6. Sổ sách: In toàn bộ chi tiết và đầy đủ: sổ cái, nhât ký chung, cân đối phát sinh, kết quả kinh doanh tháng, sổ quỹ các loại...... để bàn giao.
– Sổ nhật ký chung
– Sổ nhật ký bán hàng
– Sổ nhật ký mua hàng
– Sổ nhật ký chi tiền
– Số nhật ký thu tiền
– Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
– Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
– Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
– Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
– Sổ cái các tài khoản: 111, 112, 131, 331, 152, 153, 154, 155, 156, 211, 214,...621, 622, 627, 641, 642,...Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc TT 200
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
– Sổ khấu hao tài sản cố định
– Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
– Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho: 152,156,155
- Bảng tổng hợp chi phí SXKD : 154 ( Nếu là, SX, DV, XD)
– Sổ sách in ra và đóng thành từng quyển, để bàn giao
– Sổ sách xong thì phải ký tá, đóng dấu đầy đủ.





7. Nhờ kế toán cũ liệt kê các điểm đáng chú ý của hóa đơn chứng và cách đã xử lý nó. Hoăc nếu họ chưa xử lý được thì họ cũng nêu ra hộ để mình biết và có hướng xử lý tiếp.
Điểm cần lưu ý: Khi bàn giao sổ sách như trên bạn bàn giao cụ thể từng chi tiết một nếu kế toán cũ làm đã đầy đủ thì tốt cho bạn và tốt cho DN. Còn trường hợp khi bạn nhận bàn giao từ kế toán cũ mà họ chưa làm được đầy đủ hoặc có những chỗ chưa xử lý được thì trong biên bản bàn giao bạn phải ghi ràng cụ thể từng thứ một để có cơ sở và làm căn cứ khi quyết toán thuế mà hồ sơ phải làm lại để trình Giám Đốc và đấy cũng là cơ sở để tư vấn cho DN phải làm lại sổ sách như thế nào?

SỬA LỖI JAVA NỘP TỜ KHAI!

SỬA LỖI JAVA NỘP TỜ KHAI!


Bạn nào bị lỗi như các hình cuối...nếu chưa kịp hỗ trợ thì làm theo hướng dẫn sau, hi vọng thành công hén.
=======================









VÀO star => Control panel (Hình 1)
=> java (Hình 2)
1. => Chon tab security => medium => Edit side List => add => gõ vào:
như hình 3
=> ok.
2. => trong java control panel tiếp tục chọn tab security => chọn như hình 4 => Apply => ok
3. Khởi động lại máy và nộp tờ khai.
4. Nếu chưa được thì nhờ hỗ trợ .
LƯU Ý nhất định phải cài:
Nhớ gỡ hết các java và cài 1 java 6 tải tại đây
http://ihtkkresource.gdt.gov.vn/ihtkk_nnt_resource/resources/iHTKK/jdk6.rar

hoặc duy nhất 1 java 7 tải tại đây: