Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

8 cách chế biến lương để đóng BHXH tối ưu

1. Ký hợp đồng học việc x tháng học việc để không phải đóng bảo hiểm;


2. Ký hợp đồng khoán với 1 ông quản lý, hoặc ký hợp đồng giao khoán với nhiều nhân viên, để san sẻ thu nhập, để không phải đóng bảo hiểm;


3. Ký hợp đồng với những nhân viên đã tham gia bảo hiểm ở công ty khác, để không tham gia bảo hiểm;


4. Cho nhân viên không làm việc đủ 14 ngày trong vòng 01 tháng để không đóng BHXH;


5. Ký hợp đồng với những người đã nghỉ hưu, để không phải tham gia bảo hiểm;


6. Ký hợp đồng dịch vụ với một số cá nhân để không tham gia bảo hiểm;


7. Ký hợp đồng thuê lại lao động (Hợp đồng thuê nhân công) để lấy hóa đơn thuê nhân công;


8. Ký hợp đồng thử việc, hết thử việc cho nghỉ, rồi lại ký tiếp hợp đồng thử việc với nhóm người khác.Nguồn: fanpage HR'stool (đơn vị đào tạo C&B)



8 cách trên sung tốt cho bài tôi từng viết: Phương án lương 2018 đóng BHXH tối ưu ( http://blognhansu.net.vn/?p=19756 ). Trong bài, tôi đưa ra 4 phương án để "lách" giúp doanh nghiệp đóng BHXH một cách tối ưu (hạn chế thấp nhất chi phí).


 Đó là:Phương án 1: "cho 1 tháng đi làm 5 ngày thôi ".


Phương án 2: làm việc nhỏ hơn 1 tháng (kí hợp đồng lao động nhỏ hơn 1 tháng).


Phương án 3: ký hợp đồng dịch vụ hoặc khoán công việc.


Phương án 4: Phân bổ vào các khoản phụ cấp và thưởng không phải đóng BHXH


Tại sao chúng ta phải nắm được những nội dung trên? Vì trong quá trình xây dựng hệ thống, chúng ta cần tối ưu để giúp doanh nghiệp có đủ nguồn lực (về tài chính) trong quá trình phát triển. Với thực tiễn tôi trải nghiệm, nếu chúng ta không tối ưu, phải nói thật: lợi nhuận doanh nghiệp đạt được có khi không bằng lãi suất ngân hàng.

 Nếu không bằng lãi suất ngân hàng thì quả là buồn.
Đấy là những cách do tôi sưu tầm được. Còn thực tế,  áp dụng cách nào? 

Tái bút: Xin tặng các bạn 2 file:


- File1: http://blognhansu.net.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bang-chi-phi-tien-luong-hop-ly-theo-luat.xlsx


- File2: http://blognhansu.net.vn/wp-content/uploads/2019/02/Bang-theo-doi-su-pt-luat-LD-VL-BH-ver6.xlsx

File1 là bảng excel tôi đã cất công tìm hiểu các văn bản luật để trả lời các câu hỏi: - Các loại chi phí cho nhân sự là gì?- Mức hợp lý tối đa được tính vào chi phí doanh nghiệp là bao nhiêu?- Có phải đóng Bảo hiểm hay không?- Mức tối đa không phải đóngThuế TNCN?- Các lưu ý, căn cứ luật?


File2 thì không phải nói nó như tên: Bảng theo dõi sự phát triển của luật lao động, việc làm, bảo hiểm. Tức là nhìn vào file là chúng ta có thể biết điều luật nào được nghị định, thông tư nào điều chỉnh, công văn nào hướng dẫn…



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét