Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

CÀI ĐẶT JAVA NỘP BÁO CÁO THUẾ .

Còn ca nào chưa nộp được báo cáo không nhỉ.
B1. Xóa Java thì vô My Computer và paste lệnh này vào sẽ đến chỗ để xem Java bản mấy? Nếu lớn hơn 8 thì cứ mạnh dạn xóa đi.
Control Panel\All Control Panel Items\Programs and Features
B3. Nhớ chạy IE nhé Link cho Win7,8,9,10,11,12 đây ạ
C:\Program Files (x86)\Internet Explorer\iexplore.exe
Trong quá trình làm mà nhận thông báo thì tích vào ô vuông và chọn Run hoặc Continue nhé.
Chúc AE thành công
=======================
Nếu có lỗi gì thì chụp ảnh Post lên và mô tả để AE vào hỗ trợ nhé.


Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

💢NĂM HIỆN HÀNH PHÁT HIỆN HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO NĂM TRƯỚC CHƯA KÊ KHAI THUẾ GTGT VÀ CHƯA HẠCH TOÁN SỔ SÁCH THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ???

💢NĂM HIỆN HÀNH PHÁT HIỆN HÓA ĐƠN ĐẦU VÀO NĂM TRƯỚC CHƯA KÊ KHAI THUẾ GTGT VÀ CHƯA HẠCH TOÁN SỔ SÁCH THÌ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
❗️HOẶC NĂM TRƯỚC CHƯA KÊ KHAI THUẾ MÀ ĐÃ HẠCH TOÁN THÌ XỬ LÝ LÀM SAO ?
‼️HOẶC NĂM TRƯỚC CHƯA KÊ KHAI THUẾ VÀ CHƯA HẠCH TOÁN NHƯNG NĂM HIỆN HÀNH ĐÃ HẠCH TOÁN VÀ ĐÃ KÊ KHAI THUẾ THÌ XỬ LÝ LÀM SAO?


CÂU HỎI: Ngày 1/3/2018 Kế toán phát hiện sót hóa đơn đầu vào của tháng 12/2017 chưa hạch toán và kê khai thuế GTGT đầu vào trị giá là 20.000.000 và VAT là 2 triệu (Biết rằng hóa đơn này qua tháng 1/2018 Công ty mới trả tiền và tháng 1/2018 Công ty lại hạch toán vào chi phí năm 2018 và đã kê khai thuế GTGT tháng 1/2018).
🧨TRẢ LỜI:
⚠️VỀ KÊ KHAI THUẾ GTGT:
Kế toán đã không kê khai thuế GTGT vào tháng 12/2017 mà kê khai vào tháng 1/2018.=> Vẫn chấp nhận được. Coi như kế toán đang làm đúng (Vì thuế GTGT đầu vào bỏ sót thì được kê khai tại kỳ kê khai tháng phát hiện)
VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
Kế toán đã kê khai thuế GTGT vào tháng 1/2018 và đang hạch toán cho năm 2018 như sau:
Nợ chi phí: 20 triệu
Nợ 133: 2 triệu
Có 1121:22 triệu
=====>Nếu làm như vậy thì chi phí 20 triệu năm 2017 sẽ được hạch toán chi phí 2018. Thuế sẽ không chấp nhận là chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN năm 2018. Nếu anh chị làm cách này thì khi quyết toán thuế TNDN năm 2018 khoản 20 triệu sẽ để vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN. Và nếu làm theo cách này thì báo cáo tài chính năm 2017 sẽ phản ảnh không trực thực thiếu chi phí 20 triệu. Nếu làm theo cách này thì không cần phải làm tờ khai bổ sung quyết toán thuế TNDN năm 2017 và cũng không cần làm lại báo cáo tài chính năm 2017. Làm theo cách này thì công việc nhẹ nhàng không nhức đầu nhưng sẽ thiệt hại 1 khoản chi phí đáng lẻ là chi phí hợp lý mà các bạn làm cho nó thành chi phí không hợp lý
⚠️GIẢI PHÁP LÀM CHO ĐÚNG (Đúng về mặt thuế và đúng luôn về mặt hạch toán kế toán, nhưng mất thời gian)
•VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NĂM 2017 VÀ 2018 NHƯ SAU:
Kế toán phải quay lại năm 2017 hạch toán sổ sách kế toán nhưng không hạch toán 133 vào năm 2017 như sau:
Nợ chi phí: 20 triệu
Cò 331: 20 triệu
Sang năm 2018 tại tháng phát hiện thì hạch toán như sau:
Hạch toán điều chỉnh giảm chi phí tháng 1/2018 (Vì đã đưa vào chi phí năm 2017, nhưng năm 2018 lại hạch toán thêm chi phí nên phải điều chỉnh giảm)
Nợ 331: 20 triệu
Nợ chi phí: 20 triệu
(Có thể năm 2017 hạch toán thêm vào nợ 1388 có 331 là 2 triệu để cho nó đúng công nợ, Sang 2018 thì hạch toán ngược lại nợ 331 có 1388: 2 triệu cũng được. Tùy các bạn lựa chọn. Tôi đang chú trọng vào hạch toán 133 và kê khai thuế GTGT cũng như về chi phí đúng năm nên không quan tâm đến công nợ)
♨️VỀ KHAI THUẾ GTGT VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN CŨNG NHƯ NỘP LẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017
Khai thuế GTGT tại tháng phát hiện của năm 2018. (Vì quy định là hóa đơn đầu vào bỏ sót được kê khai tại kỳ kê khai tháng phát hiện, nên mình làm đúng, các bạn không lo nhé)
Vể quyết toán thuế TNDN thì năm 2017 được tính vào chi phí năm 2017 và chúng ta phải làm lại tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2017 và làm lại báo cáo tài chính năm 2017 và nộp lại cho Cơ quan thuế. (Riêng thuế TNDN thì bấm vào nút kê khai bổ sung trên phần mềm HTKK nếu phát hiện qua thời gian nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2017 tức là phát hiện sau ngày 31/12/2018 còn nếu mà phát hiện còn trong thời gian nộp thì bấm vào tờ khai lần đầu)
♨️♨️LƯU Ý:
Nếu năm trước (Năm 2017) chưa kê khai thuế và chưa hạch toán luôn và năm hiện hành phát hiện ra (Biết rằng năm hiện hành là năm 2018 cũng chưa kê khai và chưa hạch toán luôn) thì xử lý như thế nào. Biết rằng hóa đơn năm trước chưa trả tiền và sang năm sau mới trả tiền (mình chỉ đưa 1 tình huống như vậy cho các bạn dễ hình dung, còn thực tế rất nhiều tình huống, các bạn có thể xem tình huống này để áp dụng cho các tình huống tiếp theo)
🧨🧨🧨GIẢI
❗️TRƯỜNG HỢP 1:
•Nếu giá trị hóa đơn nhỏ (Như thế nào là nhỏ là do quan điểm nhìn nhận của mỗi người làm kế toán). Nhỏ tức là không trọng yếu, không quan tâm
•Cách làm đơn giản của trường hợp này
Hạch toán năm phát hiện 2018 và kê khai thuế GTGT của năm phát hiện 2018 (tại tháng phát hiện). Về kê khai quyết toán thuế TNDN thì cuối năm chi phí này đưa vào chỉ tiêu B4 (Chi phí không được trừ khi quyết toán thuế TNDN) trên tờ khai (Vì đây là chi phí năm 2017 mà quyết toán 2018 là không phù hợp giữa doanh thu và chi phí theo từng năm)
‼️TRƯỜNG HỢP 2:
Nếu giá trị hóa đơn lớn (tức là trọng yếu) và muốn làm đúng cả về thuế và cả về toán thì làm như sau:
✪✪✪VỀ HẠCH TOÁN KÊ TOÁN NĂM 2017 VÀ 2018 NHƯ SAU:
Quay lại năm 2017 hạch toán sổ sách kế toán nhưng không hạch toán 133
Nợ chi phí: giả sử 10 triệu
Nợ 1388: 1 triệu
Cò 331: 11 triệu
Sang năm 2018 tại tháng phát hiện thì hạch toán như sau:
Nợ 133: 1 triệu
Có 1388: 1 triệu
(Còn vấn đề trả tiền thì trả thời gian nào của năm 2018 thì hạch toán vào thời gian đó của 2018 nợ 331 có 111,112)
✪✪✪VỀ KHAI THUẾ GTGT VÀ QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN CŨNG NHƯ NỘP LẠI BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2017
Khai thuế GTGT tại tháng phát hiện của năm 2018. (Vì quy định là hóa đơn đầu vào bỏ sót được kê khai tại kỳ kê khai tháng phát hiện, nên mình làm đúng, các bạn không lo nhé)
Vể quyết toán thuế TNDN thì năm 2017 được tính vào chi phí năm 2017 và chúng ta phải làm lại tờ khai quyết toán thuế TNDN và làm lại báo cáo tài chính năm 2017 và nộp lại cho Cơ quan thuế. (Riêng thuế TNDN thì bấm vào nút kê khai bổ sung nếu phát hiện qua thời gian nộp tờ khai còn nếu mà phát hiện còn trong thời gian nộp thì bấm vào tờ khai lần đầu)

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

🆘️🆘️🆘️THUẾ TNCN NĂM 2018 🆘️🆘️🆘️🆘️

🆘️🆘️🆘️THUẾ TNCN NĂM 2018 🆘️🆘️🆘️🆘️
Tổng cục Thuế lưu ý: TN chịu thuế phải quyết toán năm 2018 là tổng TN từ tiền lương tiền công mà cá nhân thực nhận từ 01/01/2018 đến 31/12/2018.
Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với thu nhập (TN) chịu thuế từ tiền lương, tiền công được tính theo công thức: Thuế TNCN phải nộp = TN tính thuế + Thuế suất; trong đó TN tính thuế = TN chịu thuế - Các khoản giảm trừ. Biểu thuế suất thuế TNCN theo Điều 22 Luật Thuế TNCN.
Thu nhập chịu thuế
TN chịu thuế được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013; Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014; Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014; Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính;
Tổng cục Thuế lưu ý: TN chịu thuế phải quyết toán năm 2018 là tổng TN từ tiền lương tiền công mà cá nhân thực nhận từ 01/01/2018 đến 31/12/2018.
- Đối với khoản tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.
- Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì TN chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
- Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào TN chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng TN chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuế nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có) tại đơn vị không phân biệt nơi trả TN.
- Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào TN chịu thuế được tổng hợp tại Danh mục tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định TN chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ được trừ vào TN chịu thuế của cá nhân trước khi xác định TN tính thuế từ tiền lương, tiền công thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế lưu ý:
- Giảm trừ gia cảnh (GTGC) cho bản thân:
Người nộp thuế (NNT) có nhiều nguồn TN thì lựa chọn tính GTGC cho bản thân tại một nơi. Trường hợp trong kỳ tính thuế cá nhân cư trú chưa tính GTGC cho bản thân hoặc tính GTGC cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được tính đủ 12 tháng nếu thực hiện QTT theo quy định.
- GTGC cho người phụ thuộc (NPT):
Việc GTGC cho NPT mà NNT có nghĩa vụ nuôi dưỡng được tính kể từ tháng có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng theo hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC và Thông tư số 92/2015/TT-BTC, cụ thể:
NPT đã đăng ký và có đầy đủ hồ sơ chứng minh NPT theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2014/TT-BTC thì được tính GTGC trong năm 2017, kể cả trường hợp NPT chưa được cơ quan thuế cấp MST.
Mỗi NPT chỉ được tính giảm trừ một lần vào một NNT trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều NNT có chung NPT phải nuôi dưỡng thì NNT tự thỏa thuận để đăng ký GTGC vào một NNT.
- Điều kiện để xác định người khuyết tật, không có khả năng lao động là NPT: Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC là những người thuộc diện điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo và không có khả năng lao động.
Cách tính thu nhập tính thuế bình quân tháng
TN tính thuế bình quân tháng được xác định bằng tổng TN cả năm (12 tháng) trừ (-) tổng các khoản giảm trừ của cả năm sau đó chia cho 12 tháng.
Ví dụ: Năm 2018, Ông A là cá nhân cư trú có TN trong 06 tháng đầu năm là 20 triệu đồng/tháng; trong 06 tháng cuối năm ông A có phát sinh TN của 05 tháng là 10 triệu đồng/tháng và có 01 tháng không phát sinh TN. Trong năm 2018 ông A có tính giảm trừ cho bản thân và 01 NPT ngoài ra không có khoản TN nào khác. Như vậy, nếu cuối năm ông A thuộc diện QTT thì TN tính thuế bình quân tháng trong năm 2018 được xác định như sau:
Tổng TN chịu thuế năm 2018: (20 triệu đồng x 6 tháng) + (10 triệu đồng x 5 tháng) = 170 triệu đồng.
Tổng các khoản giảm trừ năm 2018: (9 triệu đồng + 3,6 triệu đồng) x 12 tháng = 151,2 triệu đồng.
TN tính thuế năm 2018: 170 triệu đồng - 151,2 triệu đồng = 18,8 triệu đồng
TN tính thuế bình quân tháng năm 2018: 18,8 triệu đồng : 12 tháng = 1,57 triệu đồng.
Như vậy là thuộc bậc 1: = TN tính thuế * 5% = 1.570.000 * 5% = 78.500 đồng
=> Thuế TNCN phải nộp cả năm = 78.500 đồng x 12 tháng = 942.000 đồng.


Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

NHỮNG LỖI SAI TRONG KẾ TOÁN CẦN LƯU Ý

NHỮNG LỖI SAI TRONG KẾ TOÁN CẦN LƯU Ý


Nguồn: LTSM
-------------------------------------------------------------------------
+ Lỗi thứ 1: Đó là công trình nghiệm thu xong rồi, nhưng do 1 số lý do cho nên chúng ta không thể xuất hóa đơn. Ví dụ: Bên A chưa trả tiền nên sếp không cho xuất. Với lỗi này chúng ta sẽ bị truy lại doanh thu và VAT tại thời điểm nghiệm thu.
+ Lỗi thứ 2: CP Nguyên vật liệu, nhân công đưa vào không khớp dự toán, tại vì vật liệu, nhân công do kế toán bốc thuốc theo cảm tính. Và nó dẫn đến:
- Chi phí nguyên vật liệu đưa vào cao hơn so với tổng mức nguyên vật liệu ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán
- Chi phí tiền lương cao hơn so với tổng mức nhân công ở tổng hợp kinh phí hạng mục củ dự toán
- Chi phí sản xuất chung đưa vào cao hơn so với tổng mức chi phí sản xuất chung ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán
- Chi phí máy thi công đưa vào cao hơn so với tổng mức chi phí máy thi công ở tổng hợp kinh phí hạng mục của dự toán
+ Lỗi thứ 3: Đó là Nguyên vật liệu lấy sau ngày nghiệm thu nhưng vẫn đưa vào để lấy làm chi phí khi không đủ thủ tục để bảo vệ. Muốn bảo vệ bạn cần:
- Hợp đồng
- Biên bản bàn giao hàng hóa " Ngày trên biên bản là ngày trước khi nghiệm thu và có đánh số biên bản VD: 62"
- Biên bản bàn giao hóa đơn " Trong đó có nói rõ hóa đơn xuất cho biên bản bàn giao số 62 và nhớ không nên ghi ngày "
+ Lỗi thứ 4: Tôi thấy rất nhiều công ty có CTrinh đã ngừng thi công nhưng vẫn chấm công tính lương vẫn đưa vào chi phí, hay tôi thấy 1 số công ty có chấm công tính lương nhưng lại không có người ký. Thậm chí vẫn trích khấu hao và phân bổ chi phí máy móc thi công.
- Tiền thù lao HĐQT cho thành viên HĐQT cần phải ,có một biên bản họp của Hội đồng cổ đông nhất trí cử các thành viên đó tham gia trực tiếp vào hoạt động điều hành DN hoặc nếu là thù lao kiêm nhiệm của thành viên HĐQT thì nên cộng gộp vào lương để hợp lý hóa.
+ Lỗi thứ 5: Không theo dõi riêng chi phí giá thành của từng công trình, nguyên liệu, nhân công , sản xuất chung gom làm một cục đưa vào cuối tháng mà không phân biệt là của công trình nào, khiến khi thuế hỏi không biết là của công trình nào
+ Lỗi thứ 6: Với chi phí máy thi công, hầu như các công ty nhỏ đều không có định mức dầu cho các ca máy, không có lịch trình điều động xe
+ Lỗi thứ 7: Hóa đơn ăn uống các sếp mang về không có bill đi kèm. Hay có TH sếp có hóa đơn mua đồ dùng của siêu thi…sếp mua nhưng mang về kế toán kê khai thuế bị xuất toán không chấp nhận chi phí và khấu trừ vat

- Chi phí điện nước của văn phòng đi mượn(không phải là văn phòng thuê) nhưng không mang tên công ty. Do vậy cần hợp lý hóa bằng cách thuê VP với mức giá thấp và có đóng thuế nếu chi phí điện nước này lớn
+ Lỗi thứ 8: Âm quỹ tiền mặt quá nhiều, tiền mặt không có chuyện âm, âm tiền gửi ngân hàng. Hoặc thu tiền mặt lại ghi nhận công nợ, mua nợ lại ghi nhận thu tiền mặt râu ông này cắm cằm bà kia
- Tiền mặt nhiều mà đi vay mượn ngân hàng, nên xuất toán tiền đi vay không chấp nhận
+ Lỗi thứ 9: Các khoản tiền vay của các đối tượng là cá nhân nếu vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN quy định thì sẽ bị loại, do đó cần phải hợp lý hóa bằng cách tăng gốc vay lên để giảm mức lãi suất xuống
+ Lỗi thứ 10: Trường hợp ký hợp đồng mua nguyên nhiên vật liệu mà đơn vị không có kho bãi chứa và viết hóa đơn 1 lần vào cuối tháng với giá trị lớn, lúc thanh toán cần phải kèm theo các chứng từ chi tiết bổ sung như: phiếu xuất kho của bên bán mỗi lần đơn vị lấy hàng, bảng kê từng ngày nhận hàng có ký nhận của bên bán và xác nhận của bên mua. . . thì chi phí đó mới hợp lý.


+ Lỗi thứ 11: Đó là về sổ sách
- Không có bảng tổng hợp công nợ và công nợ chi tiết
- Không có sổ chi tiết nguyên vật liệu, ko có bảng tổng hợp nhập xuất tồn
- Tài sản mua về không có hóa đơn chứng từ nhưng vẫn trích khấu hao phân bổ
- Không nộp thuế môn bài đúng hạn phạt nộp chậm
- Không nộp thuế GTGT và TNDN đúng hạn phạt nộp chậm


Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

FILE EXCEL THEO DÕI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

 FILE EXCEL THEO DÕI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Excel là công cụ giúp các bạn kế toán, nhân sự tiết kiệm thời gian và sức lực, tiến hành công việc một cách nhanh chóng, chính xác hơn so với thủ công nhiều. ECRM xin chia sẻ file excel quản lí hợp đồng lao động đơn giản nhưng hiệu quả.
theo-doi-hop-dong

Hợp-Đồng-Lao-Động.xls

Hợp đồng lao động theo đúng khuôn dạng MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động – Thương binh.
.com/proxy/
(Quản lý hợp đồng lao động bằng excel)
Chú Ý: Chỉ mở được bằng Excel phiên bản từ 2007 trở lên!
  1. Hãy sử dụng thanh cuộn ở khu vực DashBoard(bảng điều khiển) để cuộn dữ liệu để theo dõi nhân sự cần tạo hợp đồng.
  2. Chọn nhân sự tương ứng trong khu vực DashBoard.
  3. Nhấn nút “Tạo HĐLĐ” để tiến hành tạo hợp đồng.
1.1, Để sử dụng file:
Bước 1: chọn chế độ (options) trong excel như sau:
Open Excel –> Chọn tab security – macro security –> Chọn Medium –> Xong bấm OK
Bước 2: Muốn sửa nội dung trong file hợp đồng: Mở tập tin đó lên thì xuất hiện hộp thoại Security Warning , sau đó chọn Enable macros. Mở/đóng protect sheet (Tools–> Protection–> Unprotect Sheet)
1.2, Video hướng dẫn sử dụng file excel hợp đồng lao động :

Ghi chú:
+ Các bạn thêm danh sách nhân sự vào các hàng trống ở cuối danh sách nhân sự demo đang có sẵn. Số lượng nhân sự bổ sung lên tới hơn 1000 thành viên.
+ Với trường hợp khi mở ra, Excel thông báo không cho Macro hoạt động thì bạn Search google để khắc phục lỗi đó thì file excel mới thực thi đúng chức năng của nó nhé!

Cuối cùng là link tải file excel: Hợp-Đồng-Lao-Động.xls

II, TỔNG HỢP FILE EXCEL QUẢN LÍ HỢP ĐỒNG MUA BÁN

Để doanh nghiệp quản lý chi tiết tình hình thực hiện hợp đồng: tình trạng hợp đồng, giá trị hợp đồng, số lượng hàng đã giao cho từng hợp đồng. Đồng thời, trợ giúp các nhà quản trị thông qua hệ thống báo cáo có thể nắm rõ tình hình thực hiện các hợp đồng và doanh thu, chi phí của từng hợp đồng.
Trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh, nhiều khi ta phải quản lý việc thực hiện các hợp đồng mua bán là không thể thiếu được. Kế toán làm công tác theo dõi kế hoạch thì cũng nên có chương trình này.
Hôm nay mình xin chia sẻ một số file excel theo dõi và quản lí hợp đồng mua bán đơn giản, thuận tiện trong sử dụng.
Bài viết này gồm 2 FILE EXCEL, trong mỗi file sẽ có hướng dẫn cụ thể chi tiết, các bạn có thể download để tham khảo thêm và tự trải nghiệm thực hành thêm để hỗ trợ nâng cao công việc của mình.

2.1, File số 1 & link tải : QL_hop-dong-mua-ban-tren-excel_file_1

Video hướng dẫn dùng mẫu quản lý hợp đồng mua bán

2.1.1. Hướng dẫn sử dụng file quản lý hợp đồng số 1

  1. Mật khẩu sử dụng : 123
  2. Với những bạn mới quen, khi mở files nhớ chọn Enab…macros, xin đừng chọn Di… macros mà “”đi”” luôn đó, không sử dụng được đâu
  3. Chương trình cho chi tiết kết quả thực hiện của từng hợp đồng riêng biệt, của tất cả các hợp đồng của một khách hàng riêng biệt và của tất cả các hợp đồng đã ký với công ty
  4. Khi mở chuơng trình, tất cả các hợp đồng nào đã quá thời hạn mà chưa được thanh lý sẽ có hộp thông báo để các bạn biết
  5.  Tương tự khi xem kết quả thực hiện của một hợp đồng chi tiết cũng có hộp thông báo tuơng tự”

2.2, File số 2 và link tải:  QL_theo-doi-cac-hop-dong_file_2

.com/proxy/
Xem hướng dẫn sử dụng ở cuối bài.

2.2.1, Hướng dẫn theo dõi hợp đồng(file số 2)

Mình xin lấy một ví dụ để mọi người có cái nhìn rõ nét về cách sử dụng file này:
Chúng ta có các Hợp đồng là 1/2008/HĐKT về việc Thi công đường vận hành do công ty A-B-C thi công, giá trị hợp đồng là 5tỷ, ký ngày 12 tháng 6 năm 2008, thuộc gói thầu GXD1
Cách nhập:
Đầu tiên chúng ta nhập số hợp đồng vào sheet soHD, như hình:
.com/proxy/
Tiếp theo chúng ta nhập tên nhà thầu thi công vào sheet DSNT
.com/proxy/
Tiếp theo chúng tao phải nhập vào sheet data (càng đầy đủ các nội càng tốt), vì đây là dữ liệu đầu tiên về hợp đồng nên tại cột 0 chúng ta gõ chữ HD, các nội dung khác như tên hợp đồng, tên nhà thầu, tên gói thầu, tên hạng mục, tên mục thì các bạn đưa chuột vào góc dưới bên phải của ô trên cùng dòng đó để chọn nhé, các ô khác trên cùng dòng đó thì các bạn nhập bằng tay, như hình :
.com/proxy/
Như vậy là chúng ta đã nhập xong dữ liệu ban đầu và cần thiết về hợp đồng này.
Chúng ta tạm ứng cho nhà thầu 10% giá trị hợp đồng tương đương 500 triệu đồng.
Cách nhập: Vì đây là tạm ứng nên chúng ta gõ thêm chữ TUH vào cột STT (chữ này để máy nó hiểu thêm là tạm ứng), (nếu là quyết toán thì gõ chữ QT và cột STT nhé) cụ thể như hình:
.com/proxy/
Tiếp theo nhà thầu làm hồ sơ thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành đợt 1, giá trị nghiệm thu là 2,3 tỷ, cách nhập như hình:
.com/proxy/
Như vậy về cơ bản là chúng ta đã nhập xong.
Bây giờ chúng ta sẽ tổng hợp tình trạng hợp đồng 1/2008/HĐKT để xem thế nào nhé, các bạn copy số hợp đồng rồi sang sheet CTTTHD rồi làm như hình:
.com/proxy/
Ở đây chúng ta thấy cột “Giá trị TT của PTCKT – phòng tài chính kế toán có chữ “Chờ xử lý” là bởi vì Ban A mới làm thủ tục nghiệm thu thanh toán, hồ sơ thanh toán chưa gửi ra Ngân hàng or nôm na là Ban A chưa trả tiền cho bên B nên có chữ đó, khi mà Ban A đã trả tiền cho bên B với giá trị là bao nhiêu thì các bạn nhập giá trị đó vào cột 17 (trên cùng dòng của đợt tạm ứng hoặc thanh toán đó) tại sheet data thì kết qả thế nào các bạn tự “Cập nhật TT HĐ thầu chính” tại sheet CTTTHD để khám phá nhé….
Chức năng của các sheet khác thì tương tự. Chúc thành công.

NHÂN BẢN CHỨNG TỪ TRONG MISA 2017 .

Nhiều bạn vẫn chưa biết cách COPY chứng từ hay còn gọi là NHÂN BẢN chứng từ ... Vì trong một năm các nghiệp vụ lặp đi lặp lại rất nhiều . nên làm thế rất nhanh và tiết kiệm thời gian .... nhanh nhanh còn về ... hết giờ rồi cố ở lại Cty làm gì ... là vì CÁI NÀY đây .. !!!




CHÚC CÁC BẠN LÀM VIỆC  VỀ NHÀ ĐÚNG GIỜ KHÔNG PHẢI TÍNH 150%

DỊCH VỤ KẾ TOÁN - THUẾ TRỌN GÓI năm 2019

BẢNG GIÁ THAM KHẢO
(Giá chưa bao gồm 10% VAT)

DỊCH VỤ KẾ TOÁN - THUẾ TRỌN GÓI

  Số lượng hóa đơn / tháng
 Phí dịch vụ (vnđ/tháng)

 TM-DV
 Sản Xuất
 Xây Dựng
 Không phát sinh
 500.000
 500.000
 500.000
 Từ 1 đến 10 hoá đơn
1.000.000
 2.000.000
 2.500.000
 Từ 11 đến 20 hoá đơn
 1.500.000
 2.500.000
 3.000.000
 Từ 21 đến 30 hoá đơn
 2.000.000
 3.000.000
 3.500.000
 Từ 31 đến 50 hoá đơn
 2.500.000
 3.500.000
 4.000.000
 Từ 51 đến 70 hoá đơn
 3.000.000
 4.000.000
 4.500.000
 Từ 71 đến 100 hoá đơn
 3.500.000
 4.500.000
 5.000.000
 Từ 101 đến 150 hoá đơn
 4.000.000
 5.000.000
 5.500.000
 Từ 151 đến 200 hoá đơn
 4.500.000
 5.500.000
 6.000.000

Bao gồm các công việc sau:

Kế toán tháng:
  • Khảo sát thực tế (lần đầu)
  • Kiểm tra chứng từ,Tư vấn tối ưu thuế
  • Lập báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng tháng
  • Lập báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý
  • Lập tờ khai thuế Thu nhập cá nhân (tháng/quý)
  • Lập và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý
  • Hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán bằng phần mềm kế toán
  • Lập và in sổ kế toán
  • Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ kế toán
  • Liên hệ làm việc với cơ quan thuế
  • Trả lời các câu hỏi về thuế và kế toán, trao đổi, tư vấn cho doanh nghiệp các nội dung, nghiệp vụ có liên quan đến kết quả thực hiện.

               Quyết toán năm:
  • Lập báo cáo tài chính;
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân
  • Lập và gởi các loại báo cáo thống kê.
 Các công việc ở trên không bao gồm việc đăng ký BHXH & BHYT, hoàn thuế, giải thể doanh nghiệp (nếu có) và mọi công việc phát sinh ngoài Thành phố.

Chúng tôi cam kết hoàn tiền dịch vụ 100%( trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký) nếu bạn không hài lòng vì :
  • Không thực hiện đúng các điều khoản cam kết tại hợp đồng cung cấp dịch vụ của T.A.E.
  • Thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên T.A.E






Mr Hải : 0987.78.58.68          Ms Linh : 0903.22.06.27     

  Ms Dung : 0932.293.396       Ms Tâm : 0909.666.728                Hotline:  0936.37.30.16

Email:   bacnamtraining@yahoo.com.vn






CÁC DỊCH VỤ ĐƠN LẺ - CỘNG THÊM


 I. DỊCH VỤ KẾ TOÁN - THUẾ

   1. BÁO CÁO THUẾ GTGT

Số lượng hóa đơn / tháng
Phí dịch vụ (vnđ/tháng)
Không phát sinh 
300.000
Từ 01 đến 05 hóa đơn
400.000
Từ 06 đến 20 hóa đơn
500.000
Từ 21 đến 50 hóa đơn
600.000
Từ 51 đến 100 hóa đơn
800.000
Từ 101 hóa đơn trở lên
1.000.000
Trên 200 hóa đơn
Thỏa thuận

   2. BÁO CÁO THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ( THEO QUÝ)

 Số lượng hoá đơn/tháng
  Phí dịch vụ (vnđ/tháng)

 TM-DV
 Sản xuất
 Xây dựng
 Từ 0 đến 10 hoá đơn
 500.000
 700.000
 1.200.000
 Từ 11 đến 20 hoá đơn
 800.000
 1.300.000
 2.500.000
 Từ 21 đến 30 hoá đơn
 1.300.000
 2.500.000
 3.000.000
 Từ 31 đến 50 hoá đơn
 1.800.000
 3.000.000
 3.500.000
 Từ 51 hoá đơn trở lên
 2.500.000
 3.500.000
 4.000.000

   3. BÁO CÁO THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

 Số lượng lao động cần kê khai 
 Phí dịch vụ (vnđ/tháng)
 Từ 01 đến 20 lao động
 500.000
 Từ 21 đến 100 lao động
 800.000
Trên 100 lao động
Thỏa thuận

   4. LẬP SỔ SÁCH KẾ TOÁN

 Số lượng hoá đơn/tháng
  Phí dịch vụ (vnđ/tháng)

 TM-DV
 Sản xuất
 Xây dựng
 Từ 0 đến 10 hoá đơn
 500.000
 700.000
 1.200.000
 Từ 11 đến 20 hoá đơn
 800.000
 1.300.000
 2.500.000
 Từ 21 đến 30 hoá đơn
 1.300.000
 2.500.000
 3.000.000
 Từ 31 đến 50 hoá đơn
 1.800.000
 3.000.000
 3.500.000
 Từ 51 hoá đơn trở lên
 2.500.000
 3.500.000
 4.000.000
  
 5. QUYẾT TOÁN THUẾ                                            từ 2.500.000 vnđ/ lần

   6. HOÀN THIỆN SỔ SÁCH                                  từ 1.500.000 vnđ / lần


Ghi chú : Áp dụng đối với các doanh nghiệp chưa sử dụng dịch vụ kế toán T.A.E.


II. DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

   1. GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG                           
                                                      từ 3.000.000 (vnđ/người) 


   2. BẢO HIỂM XÃ HỘI - BHYT - KHAI BÁO THUẾ TNCN

 Số lượng lao động
 Phí dịch vụ (vnđ/tháng)
 Dưới 5 lao động
 1.000.000
 Từ 6 đến 10 lao động
 1.500.000
 Từ 11 đến 20 lao động
 2.000.000
 Từ 21 đến 100 lao động
 4.000.000
Trên 100 lao động
Thỏa thuận

III. ĐĂNG KÝ THUẾ BAN ĐẦU:        1.000.000 (vnđ)


IV. DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Loại hình doanh nghiệp  Phí dịch vụ (vnđ)        
Cty TNHH800.000
Cty Cổ Phần1.000.000
Vpđd Nước NgoàiThỏa thuận
Cty 100% Vốn Nước NgoàiThỏa thuận
Ghi chú: Giá trên chưa bao gồm lệ phí do nhà nước quy định !