Chỉ số đo lường hiệu suất (KPI), hay còn gọi là chỉ số đo lường thành công (KSI) giúp doanh nghiệp định hình và theo dõi quá trình tăng trưởng so với mục tiêu đã đề ra.
Một khi doanh nghiệp đã hình thành sứ mệnh, xác định những nhân tố ảnh hưởng và đề ra mục tiêu, doanh nghiệp cần phải đo lường sự tăng trưởng so với những mục tiêu đã đề ra. KPI chính là thước đo sự tăng trưởng này.
Chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) là gì?
KPI là những thước đo có thể lượng hóa được. Những thước đo này đã được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp và phản ánh những nhân tố thành công thiết yếu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể xây dựng chỉ số KPI dựa trên tỉ lệ phần trăm doanh thu do các khách hàng cũ mang lại. Trường học có thể dựa vào tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh. Phòng dịch vụ khách hàng dựa trên tỉ lệ phần trăm các cuộc gọi của khách hàng được giải đáp ngay phút đầu tiên. Đối với tổ chức dịch vụ xã hội là số lượng tổ chức được hỗ trợ trong năm.
Dù sử dụng chỉ số KPI nào, chúng phải phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp và phải lượng hóa được (có thể đo lường).
Chỉ số KPI phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp đặt mục tiêu “trở thành doanh nghiệp có hiệu suất lợi nhuận cao nhất trong ngành”, các chỉ số KPI sẽ xoay quanh lợi nhuận và các chỉ số tài chính. “Lợi nhuận trước thuế” và “Vốn/tài sản cổ đông” là những chỉ số chính. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đưa ra chỉ số “Tỉ lệ phần trăm lợi nhuận dành cho các hoạt động xã hội”, chỉ số này không phải là KPI. Mặt khác, trường học lại không quan tâm tới lợi nhuận, do đó sẽ xây dựng những chỉ số KPI khác. Những chỉ số như “tỉ lệ tốt nghiệp” và “tỉ lệ kiếm việc thành công sau tốt nghiệp” phản ánh sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường.
Chỉ số đo lường hiệu suất phải lượng hóa được
Chỉ số KPI chỉ có giá trị khi được xác định và đo lường một cách chính xác. “Thu hút càng nhiều khách hàng cũ, mua hàng nhiều lần” là một chỉ số KPI vô ích nếu không phân biệt rõ ràng giữa khách hàng mới và khách hàng cũ. “Trở thành doanh nghiệp nổi tiếng nhất” không phải là một chỉ số KPI do không có cách nào đo sự nổi tiếng của doanh nghiệp hay so sánh nó với các doanh nghiệp khác.
Việc xác định rõ các chỉ số KPI và bám sát các chỉ số này rất quan trọng. Đối với KPI “gia tăng doanh số”, cần làm rõ các vấn đề như đo lường theo đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Sản phẩm trả lại sẽ bị khấu trừ trong tháng sản phẩm được bán ra hay trong tháng sản phẩm được trả lại? Doanh thu sẽ được tính theo giá niêm yết hay giá bán thực tế?
Cần phải đặt ra mục tiêu cho mỗi chỉ số KPI. Ví dụ như doanh nghiệp đặt mục tiêu trở thành nhà tuyển dụng hàng đầu cần đưa “Tỉ lệ chảy máu chất xám” thành các chỉ số KPI. Chỉ số này được định nghĩa là “tổng số nhân viên tự nguyện xin nghỉ việc chia cho tổng số nhân viên ban đầu” và cách đo lường chỉ số này đã được thiết lập bằng cách thu thập dữ liệu từ hệ thống thông tin của phòng nhân sự (HRIS). Sau đó đặt mục tiêu cho chỉ số KPI, ví dụ như “Giảm tỉ lệ chảy máu chất xám 5% một năm”.
KPI được xem là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp
Rất nhiều chỉ số có thể đo lường được, điều này không có nghĩa chúng sẽ là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Khi chọn lựa các chỉ số KPI, cần phải thận trọng chọn ra những chỉ số thật sự cần thiết và có thể giúp cho doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra, không nên chọn quá nhiều. Điều cũng khá quan trọng là phải đề ra số lượng KPI vừa đủ để toàn thể nhân viên có thể tập trung hoàn thành mục tiêu.
Điều này cũng không có nghĩa là doanh nghiệp bắt buộc phải có tổng cộng 3 hay 4 chỉ số KPI. Tốt hơn doanh nghiệp nên xây dựng khoảng 3 hay 4 chỉ số KPI tổng thể cho toàn bộ hoạt động doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp sẽ xây dựng 3,4 hay 5 chỉ số KPI nhằm hỗ trợ cho mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Ví dụ chỉ số KPI tổng thể của toàn doanh nghiệp là “Gia tăng sự hài lòng của khách hàng”, thì mỗi phòng ban khác nhau, chỉ số KPI sẽ được triển khai khác nhau. Phòng sản xuất có thể phát triển chỉ số KPI là “Số lượng sản phẩm bị từ chối sau khi được kiểm tra chất lượng”, trong khi phòng kinh doanh đặt ra chỉ số KPI là “Tổng thời gian khách hàng phải chờ trước khi có nhân viên kinh doanh trả lời”. Việc phòng kinh doanh và sản xuất đạt được mục tiêu đề ra trong các chỉ số KPI của mình sẽ giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra trong chỉ số KPI tổng thể.
Chỉ số KPI chuẩn và chưa chuẩn
Chưa chuẩn
Tiêu đề KPI: Gia tăng doanh thu.
Định nghĩa: Sự thay đổi dung lượng bán hàng qua các tháng.
Đo lường: Doanh thu theo khu vực chia cho tổng doanh thu của cả vùng (tất cả khu vực).
Mục tiêu: Gia tăng hàng tháng.
Thế chỗ nào chưa chuẩn? Chỉ số này đo lường sự gia tăng doanh số bán theo đơn vị tiền hay đơn vị sản phẩm? Hàng trả về có được tính vào hay không? Nếu có, chúng sẽ được điều chỉnh trong chỉ số KPI trong tháng sản phẩm được bán ra hay trong tháng sản phẩm bị trả về? Chúng ta muốn gia tăng doanh số bán mỗi tháng là bao nhiêu, theo tỉ lệ phần trăm, tiền hay đơn vị sản phẩm?
Chuẩn
Tiêu đề KPI: Tỉ lệ chảy máu chất xám.
Định nghĩa: (Tổng số nhân viên từ chức + tổng số nhân viên bị xa thải do hiệu quả làm việc kém)/tổng số nhân viên vào đầu năm (số nhân viên nghỉ việc do chế độ cắt giảm nhân sự bắt buộc sẽ không được tính).
Đo lường: Hệ thống thông tin nhân sự sẽ lưu trữ hồ sơ của mỗi nhân viên. Những nhân viên nghỉ việc sẽ được lưu vào một khu vực riêng cộng với ngày nghỉ việc và lí do nghỉ việc. Hàng tháng, báo cáo về tỉ lệ chảy máu chất xám sẽ được gửi cho các trưởng bộ phận. Bộ phận nhân sự sẽ cập nhật biểu đồ của từng báo cáo lên hệ thống mạng intranet của công ty.
Mục tiêu: Giảm tỉ lệ chảy máu chất xám còn 5%/năm
Có thể làm gì với chỉ số KPI
Một khi đã định hình được các chỉ số KPI chuẩn, hãy sử dụng chúng như là những công cụ quản trị. KPI giúp toàn bộ nhân viên thấy được bức tranh tổng thể về những nhân tố quan trọng, về những việc họ cần ưu tiên thực hiện. Sử dụng chúng để đo lường hiệu quả. Cần bảo đảm mọi nhân viên tập trung vào việc đạt mục tiêu đề ra trong chỉ số KPI. Dán chỉ số KPI này ở nhiều nơi: phòng ăn, trên tường phòng hội thảo, hệ thống intranet, thậm chí trên website. Chỉ ra mục tiêu cho từng chỉ số KPI và tiến trình đạt mục tiêu. Mọi nhân viên sẽ cảm thấy khích lệ hoàn thành mục tiêu.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. KPI về đánh giá hiệu quả nhân sự
1.1 KPI đánh giá về lương – 4kpi.
2.2 KPI đánh giá về tuyển dụng – 6 kpi
3.3 KPI đánh giá về an toàn lao động – 4kpi.
4.4 KPI đánh giá hiệu quả đào tạo – 5kpi
5.5 KPI đánh giá hiệu quả công việc – 4kpi
6.6 KPI đánh giá hiệu quả giờ làm việc – 3kpi
7.7 KPI đánh giá về lòng trung thành – 4kpi
8.8 KPI đánh giá hiệu quả năng suất nguồn nhân lực – 5kpi
9.9 KPI đánh giá hiệu quả hoạt động cải tiến – 2 kpi
10.10 KPI về đánh giá nguồn nhân lực – 3kpi
2. KPI về đánh giá hiệu quả marketing
2.1 KPI đánh giá hiệu quả quảng cáo – 7 kpi
2.2 KPI đánh giá hiệu quả khuyến mãi- 4 kpi
2.3 KPI đánh giá hiệu quả pr – 6kpi
2.4 KPI đánh giá hiệu quả internet marketing – 14 kpi
3. KPI về đánh giá hiệu quả bán hàng
3.1 KPI đánh giá hiệu quả tiếp xúc qua điện thoại – 7 kpi
3.2 KPI đánh giá hiệu quả sale rep (nhân viên KD) – 13 kpi.
3.3 KPI đánh giá hiệu quả cửa hàng – 6 kpi.
3.4 KPI đánh giá hiệu quả chăm sóc khách hàng – 4kpi
3.5 KPI đánh giá về lòng trung thành – 6kpi
3.6 KPI đánh giá sự phàn nàn khách hàng – 5kpi
3.7 KPI đánh giá về thị phần – 3kpi
3.8 KPI đánh giá sự thoả mãn khách hàng – 5kpi
3.9 KPI đánh giá khách hàng – 4kpi
4. KPI về tài chính kế toán
4.1 KPI đánh giá khả năng thanh toán – 8kpi
4.2 KPI về quản lý nguồn vốn – 3kpi
4.3 KPI đánh giá về lợi nhuận – 6kpi
4.4 KPI đánh giá hiệu quả đầu tư – 7kpi
5. KPI về cung ứng
5.1 KPI đánh giá về vận chuyển – 3kpi
5.2 KPI đánh giá về giao hàng – 3kpi
5.3 KPI đánh giá về hoạt động cun ứng khác – 5kpi
6. KPI về sản xuất chất lượng
6.1 KPI về sản phẩm lỗi – 7kpi
6.2 KPI về quản lý nguyên vật liệu – 7kpi
6.3 KPI về quản lý đơn hàng – 5kpi
6.4 KPI về năng suất – 4kpi
6.5 KPI về bảo trì – 4kpi
Download: http://www.mediafire.com/?m6hd6qy4x2qdklt
Một khi doanh nghiệp đã hình thành sứ mệnh, xác định những nhân tố ảnh hưởng và đề ra mục tiêu, doanh nghiệp cần phải đo lường sự tăng trưởng so với những mục tiêu đã đề ra. KPI chính là thước đo sự tăng trưởng này.
Chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) là gì?
KPI là những thước đo có thể lượng hóa được. Những thước đo này đã được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp và phản ánh những nhân tố thành công thiết yếu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể xây dựng chỉ số KPI dựa trên tỉ lệ phần trăm doanh thu do các khách hàng cũ mang lại. Trường học có thể dựa vào tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh. Phòng dịch vụ khách hàng dựa trên tỉ lệ phần trăm các cuộc gọi của khách hàng được giải đáp ngay phút đầu tiên. Đối với tổ chức dịch vụ xã hội là số lượng tổ chức được hỗ trợ trong năm.
Dù sử dụng chỉ số KPI nào, chúng phải phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp và phải lượng hóa được (có thể đo lường).
Chỉ số KPI phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp đặt mục tiêu “trở thành doanh nghiệp có hiệu suất lợi nhuận cao nhất trong ngành”, các chỉ số KPI sẽ xoay quanh lợi nhuận và các chỉ số tài chính. “Lợi nhuận trước thuế” và “Vốn/tài sản cổ đông” là những chỉ số chính. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đưa ra chỉ số “Tỉ lệ phần trăm lợi nhuận dành cho các hoạt động xã hội”, chỉ số này không phải là KPI. Mặt khác, trường học lại không quan tâm tới lợi nhuận, do đó sẽ xây dựng những chỉ số KPI khác. Những chỉ số như “tỉ lệ tốt nghiệp” và “tỉ lệ kiếm việc thành công sau tốt nghiệp” phản ánh sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường.
Chỉ số đo lường hiệu suất phải lượng hóa được
Chỉ số KPI chỉ có giá trị khi được xác định và đo lường một cách chính xác. “Thu hút càng nhiều khách hàng cũ, mua hàng nhiều lần” là một chỉ số KPI vô ích nếu không phân biệt rõ ràng giữa khách hàng mới và khách hàng cũ. “Trở thành doanh nghiệp nổi tiếng nhất” không phải là một chỉ số KPI do không có cách nào đo sự nổi tiếng của doanh nghiệp hay so sánh nó với các doanh nghiệp khác.
Việc xác định rõ các chỉ số KPI và bám sát các chỉ số này rất quan trọng. Đối với KPI “gia tăng doanh số”, cần làm rõ các vấn đề như đo lường theo đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Sản phẩm trả lại sẽ bị khấu trừ trong tháng sản phẩm được bán ra hay trong tháng sản phẩm được trả lại? Doanh thu sẽ được tính theo giá niêm yết hay giá bán thực tế?
Cần phải đặt ra mục tiêu cho mỗi chỉ số KPI. Ví dụ như doanh nghiệp đặt mục tiêu trở thành nhà tuyển dụng hàng đầu cần đưa “Tỉ lệ chảy máu chất xám” thành các chỉ số KPI. Chỉ số này được định nghĩa là “tổng số nhân viên tự nguyện xin nghỉ việc chia cho tổng số nhân viên ban đầu” và cách đo lường chỉ số này đã được thiết lập bằng cách thu thập dữ liệu từ hệ thống thông tin của phòng nhân sự (HRIS). Sau đó đặt mục tiêu cho chỉ số KPI, ví dụ như “Giảm tỉ lệ chảy máu chất xám 5% một năm”.
KPI được xem là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp
Rất nhiều chỉ số có thể đo lường được, điều này không có nghĩa chúng sẽ là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Khi chọn lựa các chỉ số KPI, cần phải thận trọng chọn ra những chỉ số thật sự cần thiết và có thể giúp cho doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra, không nên chọn quá nhiều. Điều cũng khá quan trọng là phải đề ra số lượng KPI vừa đủ để toàn thể nhân viên có thể tập trung hoàn thành mục tiêu.
Điều này cũng không có nghĩa là doanh nghiệp bắt buộc phải có tổng cộng 3 hay 4 chỉ số KPI. Tốt hơn doanh nghiệp nên xây dựng khoảng 3 hay 4 chỉ số KPI tổng thể cho toàn bộ hoạt động doanh nghiệp và từng bộ phận của doanh nghiệp sẽ xây dựng 3,4 hay 5 chỉ số KPI nhằm hỗ trợ cho mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Ví dụ chỉ số KPI tổng thể của toàn doanh nghiệp là “Gia tăng sự hài lòng của khách hàng”, thì mỗi phòng ban khác nhau, chỉ số KPI sẽ được triển khai khác nhau. Phòng sản xuất có thể phát triển chỉ số KPI là “Số lượng sản phẩm bị từ chối sau khi được kiểm tra chất lượng”, trong khi phòng kinh doanh đặt ra chỉ số KPI là “Tổng thời gian khách hàng phải chờ trước khi có nhân viên kinh doanh trả lời”. Việc phòng kinh doanh và sản xuất đạt được mục tiêu đề ra trong các chỉ số KPI của mình sẽ giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra trong chỉ số KPI tổng thể.
Chỉ số KPI chuẩn và chưa chuẩn
Chưa chuẩn
Tiêu đề KPI: Gia tăng doanh thu.
Định nghĩa: Sự thay đổi dung lượng bán hàng qua các tháng.
Đo lường: Doanh thu theo khu vực chia cho tổng doanh thu của cả vùng (tất cả khu vực).
Mục tiêu: Gia tăng hàng tháng.
Thế chỗ nào chưa chuẩn? Chỉ số này đo lường sự gia tăng doanh số bán theo đơn vị tiền hay đơn vị sản phẩm? Hàng trả về có được tính vào hay không? Nếu có, chúng sẽ được điều chỉnh trong chỉ số KPI trong tháng sản phẩm được bán ra hay trong tháng sản phẩm bị trả về? Chúng ta muốn gia tăng doanh số bán mỗi tháng là bao nhiêu, theo tỉ lệ phần trăm, tiền hay đơn vị sản phẩm?
Chuẩn
Tiêu đề KPI: Tỉ lệ chảy máu chất xám.
Định nghĩa: (Tổng số nhân viên từ chức + tổng số nhân viên bị xa thải do hiệu quả làm việc kém)/tổng số nhân viên vào đầu năm (số nhân viên nghỉ việc do chế độ cắt giảm nhân sự bắt buộc sẽ không được tính).
Đo lường: Hệ thống thông tin nhân sự sẽ lưu trữ hồ sơ của mỗi nhân viên. Những nhân viên nghỉ việc sẽ được lưu vào một khu vực riêng cộng với ngày nghỉ việc và lí do nghỉ việc. Hàng tháng, báo cáo về tỉ lệ chảy máu chất xám sẽ được gửi cho các trưởng bộ phận. Bộ phận nhân sự sẽ cập nhật biểu đồ của từng báo cáo lên hệ thống mạng intranet của công ty.
Mục tiêu: Giảm tỉ lệ chảy máu chất xám còn 5%/năm
Có thể làm gì với chỉ số KPI
Một khi đã định hình được các chỉ số KPI chuẩn, hãy sử dụng chúng như là những công cụ quản trị. KPI giúp toàn bộ nhân viên thấy được bức tranh tổng thể về những nhân tố quan trọng, về những việc họ cần ưu tiên thực hiện. Sử dụng chúng để đo lường hiệu quả. Cần bảo đảm mọi nhân viên tập trung vào việc đạt mục tiêu đề ra trong chỉ số KPI. Dán chỉ số KPI này ở nhiều nơi: phòng ăn, trên tường phòng hội thảo, hệ thống intranet, thậm chí trên website. Chỉ ra mục tiêu cho từng chỉ số KPI và tiến trình đạt mục tiêu. Mọi nhân viên sẽ cảm thấy khích lệ hoàn thành mục tiêu.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. KPI về đánh giá hiệu quả nhân sự
1.1 KPI đánh giá về lương – 4kpi.
2.2 KPI đánh giá về tuyển dụng – 6 kpi
3.3 KPI đánh giá về an toàn lao động – 4kpi.
4.4 KPI đánh giá hiệu quả đào tạo – 5kpi
5.5 KPI đánh giá hiệu quả công việc – 4kpi
6.6 KPI đánh giá hiệu quả giờ làm việc – 3kpi
7.7 KPI đánh giá về lòng trung thành – 4kpi
8.8 KPI đánh giá hiệu quả năng suất nguồn nhân lực – 5kpi
9.9 KPI đánh giá hiệu quả hoạt động cải tiến – 2 kpi
10.10 KPI về đánh giá nguồn nhân lực – 3kpi
2. KPI về đánh giá hiệu quả marketing
2.1 KPI đánh giá hiệu quả quảng cáo – 7 kpi
2.2 KPI đánh giá hiệu quả khuyến mãi- 4 kpi
2.3 KPI đánh giá hiệu quả pr – 6kpi
2.4 KPI đánh giá hiệu quả internet marketing – 14 kpi
3. KPI về đánh giá hiệu quả bán hàng
3.1 KPI đánh giá hiệu quả tiếp xúc qua điện thoại – 7 kpi
3.2 KPI đánh giá hiệu quả sale rep (nhân viên KD) – 13 kpi.
3.3 KPI đánh giá hiệu quả cửa hàng – 6 kpi.
3.4 KPI đánh giá hiệu quả chăm sóc khách hàng – 4kpi
3.5 KPI đánh giá về lòng trung thành – 6kpi
3.6 KPI đánh giá sự phàn nàn khách hàng – 5kpi
3.7 KPI đánh giá về thị phần – 3kpi
3.8 KPI đánh giá sự thoả mãn khách hàng – 5kpi
3.9 KPI đánh giá khách hàng – 4kpi
4. KPI về tài chính kế toán
4.1 KPI đánh giá khả năng thanh toán – 8kpi
4.2 KPI về quản lý nguồn vốn – 3kpi
4.3 KPI đánh giá về lợi nhuận – 6kpi
4.4 KPI đánh giá hiệu quả đầu tư – 7kpi
5. KPI về cung ứng
5.1 KPI đánh giá về vận chuyển – 3kpi
5.2 KPI đánh giá về giao hàng – 3kpi
5.3 KPI đánh giá về hoạt động cun ứng khác – 5kpi
6. KPI về sản xuất chất lượng
6.1 KPI về sản phẩm lỗi – 7kpi
6.2 KPI về quản lý nguyên vật liệu – 7kpi
6.3 KPI về quản lý đơn hàng – 5kpi
6.4 KPI về năng suất – 4kpi
6.5 KPI về bảo trì – 4kpi
Download: http://www.mediafire.com/?m6hd6qy4x2qdklt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét