Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

HẠCH TOÁN CÔNG TY DƯỢC PHẨM

 




HẠCH TOÁN CÔNG TY DƯỢC PHẨM

1. Hoạt động mua hàng
- Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT: Nợ TK 152, 153, 155, 156, 211, 641, 642,...
- Thuế GTGT mua vào: Nợ TK 133
- Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn: Có TK 111, 112, 331
- Khi thanh toán công nợ kỳ trước hoặc trả trước tiền hàng cho nhà cung cấp (NCC), ghi:
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
2. Hoạt động bán hàng
* Giá Vốn, ghi:
Nợ TK 632
Có TK 156
- Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn: Nợ TK 111, 112, 131
- Doanh thu ghi theo giá bán chưa gồm thuế GTGT: Có TK 511
- Thuế GTGT bán ra: Có TK 3331
* Khi thu công nợ kỳ trước của khách hàng, hoặc khách hàng trả trước tiền hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131
* Ngân hàng trả lãi cho Doanh nghiệp (DN), ghi:
Nợ TK 112
Có TK 515
* Phí dịch vụ tài khoản, phí in sao kê (Các chi phí liên quan đến DN), ghi:
Nợ TK 642
Có TK 112
* DN trả lãi cho ngân hàng (Do đi vay), ghi:
Nợ TK 635
Có TK111, 112
* Thu vốn góp cổ phần của cổ đông, ghi:
Nợ TK 111, 112, 221
Có TK 411
3. Hoạt động xuất công cụ, dụng cụ
* Khi mua CCDC => Nhập kho CCDC, ghi:
Nợ TK 153
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
* Khi xuất dùng:
- Trường hợp 1: Phân bổ 1 lần toàn bộ giá trị CCDC
+ Sử dụng cho bộ phận sản xuất: Nợ TK 154
+ Sử dụng cho bộ phận bán hàng: Nợ TK 641
+ Sử dụng cho bộ phận quản lý DN: Nợ TK 642
+ Công cụ dụng cụ: Có TK 153
- Trường hợp 2: Phân bổ nhiều lần toàn bộ giá trị CCDC
+ Khi xuất dùng, ghi:
Nợ TK 242 (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTCthì không phân biệt ngắn hạn và dại hạn)
Có TK 153
+ Khi phân bổ từ 2 lần trở lên
Sử dụng cho bô phận SX: Nợ TK 154
Sử dụng cho bộ phận bán hàng: Nợ TK 641
Sử dụng cho bộ phận quản lý DN: Nợ TK 642
Có TK 242
4. Tài sản cố định
* Khi mua TSCĐ, ghi:
Nợ TK 211
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
* Hàng tháng tính khấu hao (Thường các DN tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng), ghi:
Nợ TK 154, 641, 642
Có TK 214
* Trong quá trình sử dụng mà thanh lý, nhượng bán
- Xóa sổ:
Tổng giá trị khấu hao tình đến thời điểm thanh lý, nhượng bán: Nợ TK 214
Giá trị còn lại: Nợ TK 811
Nguyên giá tài sản: Có TK 211
- Giá thỏa thuận:
Nợ TK 111, 112, 131
Giá thỏa thuận của 2 bên: Có TK 711
Thuế GTGT bán ra của tài sản: Có TK 3331
- Trường hợp có tân trang sửa chữa trước khi thanh lý:
Chi phí thanh lý: Nợ TK 811
Thuế GTGT: Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
5. Tiền lương Công ty dược phẩm
* Lương phải trả các bộ phận của DN, ghi:
Nợ TK 641, 642
Có TK 334
* Trích các loại bảo hiểm tính vào chi phí của DN, ghi:
Nợ TK 641, 642 (17,5% x Lương cơ bản)
Có TK 338
Nợ TK 154, 641, 642 (3% x Lương cơ bản)
Có TK 338
Nợ TK 154, 641, 642 (1% x Lương cơ bản)
Có TK 338
Nợ TK 154, 641, 642 (2% x Lương cơ bản)
Có TK338
* Trích các loại bảo hiểm, thuế TNCN trừ vào lương của người lao động, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 338
Nợ TK 334 (1,5% x Lương cơ bản)
Có TK 338
Nợ TK 334 (1% x Lương cơ bản)
Có TK 338
* Thanh toán lương cho công nhân viên:
Nợ TK 334 Lương thực lĩnh = Tổng lương (Tổng Bên Có TK 334) - Các khoản giảm trừ vào lương (Tổng Bên Nợ TK 334/Có TK 111, 112)
=> Nộp các khoản bảo hiểm, ghi:
Nợ TK 338
Có TK 111, 112.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét