Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2019

MỘT SỐ SAI PHẠM DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP VỀ QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN

MỘT SỐ SAI PHẠM DOANH NGHIỆP THƯỜNG GẶP VỀ QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN




1-Về thủ tục khai, nộp thuế:
1.1- Là tổ chức, doanh nghiệp- người nộp thuế (NNT) thuộc diện nộp thuế TNDN có trách nhiệm khai QTT TNDN theo năm dương lịch (từ 1/1/đến 31/12) hoặc năm tài chính (nếu năm tài chính khác năm dương lịch). Trường hợp NNT tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ QTT năm.
Nhiều DN ngừng kinh doanh không trọn năm không thực hiện khai QT thuế.
1.2- QTT TNDN (Mẫu 03/TNDN) của NNT thể hiện số thuế được miễn, giảm, ưu đãi, chuyển lỗ... nhưng NNT không gửi kèm các phụ lục miễn, giảm ưu đãi, chuyển lỗ... đi kèm hồ sơ QTT TNDN.
1.3-Một số đơn vị xác định chưa đúng số thuế TNDN tạm nộp trong năm (thường xác định số nộp thuế TNDN từ ngày 01/01 đến 31/12 năm quyết toán). Số thuế TNDN tạm nộp phải xác định là số nộp từ 01/04 năm QT đến 30/01 năm sau (theo hạn nộp của quý năm quyết toán), trừ số phải nộp theo các QĐ, văn bản xử lý của CQT, cơ quan có thẩm quyền.

2. Chi phí sản xuất kinh doanh:
2.1- Chi phí làm đường, sửa đường và chi phí đầu tư vùng nguyên liệu, tài trợ khắc phục bão lụt vùng nguyên liệu không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2-Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu tổn thất không phải do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2.1, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
2.3- Lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào (Mẫu số 01/TNDN) đối với các hàng hóa mua không có hóa đơn nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2.4, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Lưu ý các trường hợp mua võ trấu, và các loại phế phẩm khác… của cá nhân kinh doanh thì phải có Hóa đơn, cá nhân kinh doanh bán sản phẩm cho DN phải kê khai nộp thuế GTGT và TNCN và cung cấp hóa đơn bán hàng cho DN.
2.4- Chi phí mua vật tư, vật liệu, năng lượng, nhân công phát sinh trước khi ký hợp đồng thi công và sau ngày nghiệm thu hoàn thành. Chi phí vượt mức dự toán được duyệt hoặc vượt mức quyết toán của chủ đầu tư.
2.5-Không theo dõi, hạch toán chi tiết giá thành từng công trình, sản phẩm nên không có cơ sở xác định thu nhập tính thuế, thuộc trường hợp bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
2.6- Hạch toán các khoản chi phí không tương ứng với doanh thu, kê khai doanh thu không đúng niên độ kế toán
2.7. Khấu hao TSCĐ, công cụ, dụng cụ:
- Chi phí mua công cụ, dụng cụ đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ nhưng không theo dõi trên sổ TSCĐ mà hạch toán trực tiếp vào chi phí trong kỳ. Không phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ theo quy định tại điểm d, khoản 2.2, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Phân bổ chi phí mua công cụ, dụng cụ cho cả thời thời gian trước khi phát sinh chi phí mua công cụ, dụng cụ.
-Trích chi phí khấu hao TSCĐ vượt khung hoặc không đủ các điều kiện để trích khấu hao như: TSCĐ không phục vụ hoạt động kinh doanh, không được theo dõi trên sổ sách kế toán, không có chứng minh thuộc quyền sở hữu...
-Trích khấu hao hoặc phân bổ chi phí quyền sử dụng đất lâu dài vào chi phí. Phân bổ tiền thuê đất vào chi phí không đúng theo thời hạn ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.8- Chi phí tài chính:
- Khoản chi tiền lãi ứng trước hợp đồng, lãi quá hạn hợp đồng, nhưng trong hợp đồng không ghi cụ thể điều kiện và không thuộc trách nhiệm trả lãi của bên chi trả và tính vào chi phí.
- Kê khai khoản trả lãi tiền vay tương ứng với số tiền tạm ứng cho khách hàng nhưng không có hồ sơ, tài liệu chứng minh việc chi ứng tiền để thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ… liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí lãi vay phát sinh trong quá trình vay vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản...
2.9- Các khoản chi hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán, chi phí tài chính hoặc chi phí kinh doanh chưa đúng quy định như: Chi phí sản xuất chung, chi phí vận chuyển, chi phí nguyên, nhiên, vật liệu thuộc trường hợp phải hạch toán và tính giá thành.
2.10. Trích lập dự phòng:
- Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính: Khi có thay đổi qua thanh tra, kiểm toán hoặc các cơ quan khác về kết quả kinh doanh của DN góp vốn, DN đi góp vốn (thuộc đối tượng được trích lập dự phòng) phải xác định lại khoản trích lập dự phòng căn cứ theo kết quả thay đổi trên.
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Trích lập dự phòng vượt quá tỷ lệ được trích (30% đối với khoản nợ quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm; 50% đối với khoản nợ quá hạn từ 1 - dưới 2 năm; 70% đối với khoản nợ quá hạn từ 2 - dưới 3 năm; 100% đối với khoản nợ từ 3 năm trở lên); hoặc hạch toán trực tiếp khoản nợ phải thu khó đòi vào chi phí, không thực hiện trích lập dự phòng.
- Trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình XDCB: Trích lập dự phòng vượt quá mức được trích tổi đa là 5% (tính trên doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa hoặc tổng giá trị công trình). Lưu ý khi trích lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp phải đảm bảo đúng đối tượng được trích là: công trình đã bàn giao được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.
2.11- Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: vượt mức thực tế phát sinh, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chưa nộp vào NSNN theo quy định tại khoản 2.34, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.

1 nhận xét: