Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

36 Lưu ý khi TRA SOÁT báo cáo tài chính SỔ SÁCH quyết toán thuế .

.KHI TRA SOÁT Báo Cáo Tài Chính CÁC BẠN CHÚ Ý,


                            .CÁC BẠN CỨ THEO CHECK LIST NÀY MÀ CHECK:

A. Một số vấn đề lưu ý khi TRA SOÁT báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN  nói chung:

1. Ghi nhận lệ phí môn bài đầu năm tài chính
a) Ghi nhận lệ phí môn bài phải nộp
Nợ TK 6422/6425 Có TK 3338/3339
b) Chi tiền nộp thuế môn bài
Nợ 3338/3339 Có 111/112
2. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm
a) Trường hợp có lãi ghi:
Nợ TK 4212 Có TK 4211
b) Trường hợp lỗ ghi:
Nợ TK 4211 Có TK 4212
3. Tính và nộp thuế TNDN tạm tính --> hạch toán
+ Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định
Nợ TK 8211 Có TK 3334
+ Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 111, 112,. . .
+ Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 8211
- Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 8211 Có TK 3334
- Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 Có các TK 111, 112
4. Nguồn tiền mặt : Thường các chủ DN bỏ tiền tùi để mua hàng, trả chi phí nhưng không có giấy tờ gì nên quỹ thiếu hụt --> hợp đồng mượn tiền của Sếp để bù đắp vào.
5. Tiền ngân hàng : Có bao nhiêu tài khoản ngân hàng thì nhớ lấy bấy nhiêu sổ phu về để đối chiếu, kể cả các tài khoản không có phát sinh.
6. Thuế GTGT khấu trừ: Kiểm trả xem số dư ở chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT tháng 12/2017 hoặc quý 04/2017 so với số dư ở TK 1331 như thế nào?
- Thông thường nếu hóa đơn tháng/ quý nào khai tháng/quý đó thì kết quả nó bằng nhau
- Ngược lại hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý --> số dư nợ TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc bằng số dư ở chỉ tiêu 43
7. Công nợ phải thu phải trả: Làm biên bản đối chiếu công nợ phải thu, phải trả cho đến hết 31/12/2017
8. Tiền tạm ứng : kiểm tra đồi chiếu để hoàn ứng nếu ứng mà chưa xài hết.
9. Hàng tồn kho:
- Kiểm tra hàng nhập đã ok chưa?- Xuất hàng đã tính giá xuất kho chưa?
- Tuyệt đối không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có.
- Lập dự phòng gì không ?
10. Phân bổ chi phí trả trước:
- Đã phân bổ chưa?
- Loại chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý?
11. Tài sản cố định:
- Đã khấu hao chưa?
- Chi phí khấu hao nào hợp lý? chi phí nào chưa hợp lý
12. Thuế phải nộp: Lên thuế xin tình hình thuế năm 2017 để về đối chiếu cho nhanh
- Thuế môn bài? hạch toán chi phí và đóng tiền chưa?
- Thuế GTGT? Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng chưa?
- Thuế TNCN? Thuế TNCN nhớ làm quyết toán năm để có số chính xác khi lên BCTC.
- Thuế TNDN? Thuế TNDN lưu ý các bút toán Nợ 8211 Có 3334, Nợ 3334 Có 8211 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm
- Thuế khác?
13. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN
- Hạch toán lương chưa?
- đã trích các khoản theo lương chưa?
- đối chiếu với cơ quan bảo hiểm đã ok chưa?
14. Các khoản tiền vay, mượn : kiểm tra lại kỹ để hoàn trả
15. Doanh thu: Doanh thu nào chịu thuế TNDN? doanh thu nào không?
- Doanh thu bán hàng?
- Doanh thu tài chính?
- Doanh thu khác?
16. Giá vốn: Giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ?
- Căn cứ để tính giá thành là gì? có vượt định mức cho phép không?
- Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa?
17. Chi phí: Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý?
- Chi phí bán hàng?
- Chi phí quản lý?
- Chi phí lãi vay ( tài chính) ?
- Chi phí khác?
18. Kết chuyển doanh thu chi phí : xem đã kết chuyển hết chưa? TK từ loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kỳ.
19. Lập quyết toán thuế TNDN --> xác định số thuế phải nộp
20. Lập quyết toán thuế TNCN --> xác định số thuế phải nộp
21. Căn cứ vào quyết toán thuế TNDN để hạch toán vào phần mềm:
a) Số thuế phái nộp theo quyết toán = số thuế đã tạm tính 4 quý ---> không làm gì thêm
b) Số thuế phải nộp theo quyết toán lớn hơn số thuế tạm tính 4 quý --> hạch toán thu thêm thuế Nợ 8211 Có 3334
c) Số thuế phải nộp theo quyết toán nhỏ hơn số tạm tính 4 quý --> hạch toán Nợ 3334 Có 8211
22. Căn cứ quyết toánThuế TNCN --> điều chỉnh giảm thuế tăng lương hoặc tăng thuế giảm lương vào phần mềm
23. Kết chuyển 8211 --> 911, Kết chuyển 911 --> 4212
24. Lập Báo cáo tài chính ---> xong.
25. Kiểm toán báo cáo tài chính trước khi nộp cho cơ quan nhà nước theo quy định.



B. Vài dòng lưu ý về QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN nói riêng:
26. Lỗ được phép chuyển liên tục 5 năm, các năm trước có lỗ thì năm 2017 nhớ đính kèm phụ lục 03-2A. Phụ lục này có 2 tác dụng:
- Nếu năm 2017 lãi thì trên phụ lục gõ số lỗ cần chuyển vào cột " số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này"
- Nếu năm 2017 lỗ, thì trên phụ lục cột " số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này" để trống, mục đích chỉ là theo dõi số lỗ các năm và số lỗ đã chuyển các năm trước.
27. Lưu ý phần điều chỉnh tăng Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN do sự khác biệt giữa kế toán và luật thuế: Gõ từ chỉ tiêu B2 cho tới B7.
Đặc biệt chú ý các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN, nhớ gõ vào chỉ tiêu B4.
28. Lưu ý phần điều chỉnh giảm Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN, phần đã xuất hóa đơn, ghi nhận trong năm 2017 nhưng bị thuế thanh tra kéo về các năm trước và đã truy thu, phạt nộp chậm thuế. Gõ vào chỉ tiêu B9 đến B11 tương ứng.
29. Lưu ý thuế suất công ty đang áp dụng là bao nhiêu để gõ thu nhập tính thuế vào các cột C7, C8, C9 tương ứng
30. Doanh nghiệp có ưu đãi về thuế nhớ chọn phụ lục 03-3A, lưu ý các chỉ tiêu từ C11 đến C15
31. Nhớ gõ số tiền thuế TNDN đã tạm tính và đã nộp vào NSNN của 04 quý của năm 2017 vào cột E1
Căn cứ pháp lý : TT78/2014/TT-BTC, TT151/2014/TT-BTC, TT96/2015/TT-BTC...

C. Vài dòng lưu ý về quyết toán thuế TNCN nói riêng:
32. Vấn đề giảm trừ bản thân
Người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì giảm trừ bản thân 9.000.000 đồng/tháng.
Những anh chị em nào Doanh nghiệp quyết toán thay ( Tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay ) : Giảm trừ bản thân 12 tháng
Số còn lại ( Không tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Giảm trừ theo số tháng thực tế làm việc.
33. Về vấn đề giảm trừ người phù thuộc:
Người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì giảm trừ người phù thuộc 3.600.000 đồng/tháng
Giảm trừ tính từ khi phát sinh nuôi dưỡng
34. Về vấn đề cam kết 02 để không phải khấu trừ thuế
Người lao động ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng khi doanh nghiệp chi trả nếu:
Mỗi lần chi trả dưới 2 triệu đồng/tháng thì không phải khấu trừ thuế TNCN gì cả.
Mỗi lần chi trả từ 2 triệu đồng trở lên thì khấu trừ 10% thuế TNCN. Nếu không muốn khấu trừ 10% thuế TNCN thì làm cam kết 02 theo TT92/2015/TT-BTC nếu như ước tính cả năm thu nhập không vượt quá 108tr và có mst cá nhân tại thời điểm cam kết.
Lưu ý : Cam kết 02 nếu có duy nhất thu nhập chứ không phải hiểu theo kiểu thu nhập duy nhất 1 nơi.
Căn cứ pháp lý : TT111/2013/TT-BTC, TT92/2015/TT-BTC

35. Về Mẫu sổ sách : nhớ xem lại TT133 có nhầm với TT200 không nhé.

36.  Mở mạng xem đi đâu tour nào ngon bổ rẻ BOOK nghỉ giỗ tổ và 30/4 - 1/5.



Chúc Anh Chị Em có một mùa TRA SOÁT thành công. VÀ QUÉT RA ỐI RÁC





Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2018

Để giúp các công ty thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về việc thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho người ủy quyền, Tổng cục Thuế vừa có hướng dẫn những nội dung cơ bản liên quan đến chính sách, cũng như thủ tục liên quan tới quyết toán thuế TNCN năm 2018.
  1. Cá nhân nào được ủy quyền quyết toán thuế TNCN
Cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế qua doanh nghiệp (hay cơ quan) trả thu nhập gồm:
– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền công, tiền lương ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đơn vị đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp cá nhân làm việc không đủ 12 tháng trong năm tại tổ chức, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ đủ thuế 10% mà cá nhân đó không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
– Trường hợp đơn vị trả thu nhập có số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán thuế, thì đơn vị trả thu nhập có thể lập danh sách các cá nhân ủy quyền, trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN, đồng thời cam kết tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, nội dung trong danh sách.
– Chú ý đơn vị trả thu nhập chỉ thực hiện nhận ủy quyền quyết toán thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ đơn vị trả thu nhập (trừ trường hợp các đơn vị trong năm có chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi và trường hợp người lao động điều chuyển giữa các đơn vị trong cùng một hệ thống như: Tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ – con, trụ sở chính và chi nhánh).
– Cá nhân được đơn vị sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
– Cá nhân ủy quyền cho đơn vị trả thu nhập quyết toán thay theo mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC, kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).


  1. Các cá nhân không được ủy quyền cho tổ chức quyết toán thuế TNCN
– Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền, nhưng đã được doanh nghiệp trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp trả thu nhập (trừ trường hợp doanh nghiệp trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân).
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị, nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không làm việc tại đơn vị đó.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi.
– Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi).
– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính.
– Đơn vị trả thu nhập có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn người lao động thuộc diện phải quyết toán thuế nếu không thuộc diện ủy quyền cho đơn vị quyết toán thay, thì thực hiện quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.

  1. Những lưu ý khi xác định số thuế để quyết toán TNCN
– Thu nhập chịu thuế phải quyết toán năm 2018 là tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân thực nhận từ 1/1/2018 đến 31/12/2018.
– Đối với khoản tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo nếu có không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo nếu có đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.
– Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà, hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
– Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay, nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuế nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế được tổng hợp tại danh mục tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm cơ sở xác định thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.



  1. Lưu ý về các khoản giảm trừ khi quyết toán thuế TNCN

– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân, người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập thì lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi. Trường hợp trong kỳ tính thuế, cá nhân cư trú chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, hoặc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được tính đủ 12 tháng nếu thực hiện quyết toán thuế theo quy định.
– Về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng được tính kể từ tháng có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng theo hướng dẫn tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính và Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.
– Để được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi người phụ thuộc đã đăng ký và có đầy đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2014/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì được tính giảm trừ gia cảnh trong năm 2017, kể cả trường hợp người phụ thuộc chưa được cơ quan thuế cấp mã số thuế.
– Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
– Điều kiện để xác định người khuyết tật, không có khả năng lao động là người phụ thuộc: Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính là những người thuộc diện điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo và không có khả năng lao động./.

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2019

Khóa học thực hành kế toán tổng hợp dành cho đối tượng đã học về kế toán

Khóa học thực hành kế toán tổng hợp dành cho đối tượng đã học về kế toán

Khóa học thực hành kế toán tổng hợp thực tế dạy kỹ năng-kinh nghiệm làm kế toán thực tế trong doanh nghiệp với những kĩ năng chuyên sâu như xử lý hóa đơn chứng từ kế toán, kê khai làm báo cáo Thuế tháng, quý, quyết toán thuế cuối năm và lên sổ sách lập báo cáo tài chính...
Dưới đây, Đại lý thuế Vintax sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến Khóa học thực hành kế toán ttổng hợp dành cho người đã biết về kế toán- tức là đã biết định khoản hạch toán.

I. Tổng hợp về khóa học thực hành kế toán tổng hợp cho người đã biết về kế toán:
1. Đối tượng học phù hợp:
- Các bạn sinh viên đã học và nắm vững phần định khoản hạch toán
- Các bạn sinh viên kế toán mới ra trường muốn học kỹ năng – kinh nghiệm làm kế toán thực tế.
- Các bạn kế toán mới đi làm, muốn nâng cao tay nghề nghiệp vụ.
2. Sơ lược về chương trình đào tạo:
Dạy kĩ năng – Kinh nghiệm làm kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp thực tế:
- Từ việc lập hóađơn chứng từ cho tới kỹ năng xử lý hiệu quả khi gặp phải sai sót.
- Rồi sau đó, căn cứ vào các hóađơn chứng từ phát sinh thực tế trong doanh nghiệp với nhiều tình huống trọn lọc, giảng viên sẽ hướng dẫn các bạn thực hành kê khai làm báo cáo thuế hàng tháng, quý và quyết toán năm.
- Thêm nữa,  giảng viên sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện xử lý các nghiệp vụđẻ lên sổ sách, lập báo cáo tài chính...thực hành trên Excel và phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay.
- Các kỹ năng, kinh nghiệm đối chiếu, kiểm tra sổ sách báo cáo cũng được giảng viên hướng dẫn các bạn thực hiện một cách chi tiết.
3. Lưu ý:
- Khóa học này không dạy toàn bộ lý thuyết mà theo phương pháp của Mỹ (20% lý thyết, 80% thực hành).
- Dạy toàn bộ chứng từ trên máy bằng hóa đơn chứng từ thực tế theo đúng công việc của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp thực tế.

II. Chi tiết về nội dung đào tạo trong khóa học thực hành kế toán tổng hợp cho người đã biết về kế toán:

Khóa học này được chia làm 3 phần chính: 
Kế toán Thuế, kế toán trên Excel và kế toán trên phần mềm Misa.

Phần học: Thực hành làm kế toán Thuế (9 buổi)
- Mục tiêu của phần học này là: hiểu và làm đúng công việc của kế toán thuế theo các quy định của Luật thuế hiện hành. Làm thành thạo các loại báo cáo thuế. Xử lý tốt hóa đơn chứng từ và các tình huống kế toán Thuế. Biết cách cân đối, tối ưu doanh thu – chi phí và sổ thuế phải nộp cho doanh nghiệp...
Cụ thể các phần thực hành:


1. Hóa đơn:
- Thực hành làm thủ tục đặt in hóađơn GTGT, hóađơn bán hàng, làm thông báo phát hành hóađơn qua mạng.
- Thực hành lập hóa đơn từđơn giản cho tới nâng cao ở các trường hợp đặc biệt như hóađơn có chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, cho biếu tặng hay hàng bán bị trả lại...
- Hướng dẫn cách xử lý các trường hợp sai sót, mất cháy hỏng...
àTừ việc xác định các lỗi sai đó để tránh không mắc phải khi làm việc tại doanh nghiệp.
- Trao đổi thảo luận để xử lý các tình huống liên quan đến hóa đơn sẽ gặp khi đi làm.

2. Kê khai – Báo cáo thuế hàng tháng, quý:
- Các bạn sẽ được phát miễn phí tài liệu là các hóa đơn chứng từ thực tế để thực hành kê khai làm báo cáo trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế mới nhất hiện nay.
- Trước khi kê khai giảng viên sẽ chia sẻ kỹ năng – kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ hoàn thiện hồ sơ chứng từ cho từng tình huống cụ thể sau đó mới tiến hành đưa thông tin vào tờ khai.
- Thực hành kê khai làm báo cáo thuế cho từng loại thuế và các kỹ năng cần biết với từng loại thuế như:
+ Thuế GTGT: cân đối đầu ra - đầu vào...để tối ưu số thuế GTGT phải nộp.
+ Thuế TNCN: tạo dựng hợp đồng, chia các khoản thu nhập về không chịu thuế để người lao động không phải nộp thuế hoặc nộp thuế
ở mức thấp nhất có thể.
+ Thuế TNDN: cân đối doanh thu – chi phí -  ước tính và tạm nộp thuếở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định.

àCách giải trình số liệu, bảo vệ chi phí khi làm việc với thanh tra, cán bộ thuế.

3. Lập tờ khai quyết toán thuế cuối năm
- Hướng dẫn cách tổng hợp số liệu của cả năm đểđưa vào tờ khai quyết toán
- Thực hành làm tờ khai quyết toán thuế TNCN và thuế TNDN và cách kiểm tra đối chiếu với các hồ sơ báo cáo sổ sáchđã phát sinh cuối năm.

Phần học: Thực hành lên sổ sách, lập BCTC trên Excel (8 buổi)
- Bạn sẽ được cấp một hệ thống sổ sách kế toán trên Excel và một bộ hóađơn – chứng từ kế toán với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh để giảng viên hướng dẫn xử lý chứng từ theo từng nghiệp vụ cụ thể để lên các sổ, bảng biểu như: Nhật ký chung, Nhập - Xuất - Tồn, Phân bổ chi phí, khấu hoa...
- Tất cả các nghiệp vụ kế toán như kế toán tiền lương, kế toán kho, công nợ, tài sản...đều được lồng ghép và trong quá trình giảng dạy.
- Hướng dẫn cách tổng hợp số liệu bằng các hàm trong Excel, cách kiểm tra, đối chiếu sổ sách kế toán...
- Hướng dẫn chi tiết cách làm BCTC trên Excel, cách kiểm tra và khắc phục sai sót.
- Mục tiêu: Học kế toán trên Excel sẽ giúp kế toán hiểu sâu về bản chất kế toán, quy trình luân chuyển chứng từ, mối quan hệ sổ sách nên phần này vô cùng quan trọng, bạn nào yếu tin học văn phòng, chúng tôi sẽ hỗ trợ dạy thêm miẽn phí về cách sử dụng các hàm Excel.


Phần 3: Học sử dụng phần mềm kế toán Misa (8 buổi)
- Mục tiêu của phần học này là các bạn sẽ biết cách sử dụng thành thạo phần mềm, xử lý tốt các nghiệp vụ trên phần mềm Misa khi lên sổ và lập BCTC, tận dụng được các tiệních mà phần mềm mang lại trong công tác kế toán>
- Cụ thể:
+ Chia sẻ kỹ năng kinh nghiệm thực hiện bàn giao, tiếp nhận sổ sách báo cáo của doanh nghiệp trong ngày đầu tiên đi làm một cách nhanh chóng, đầy đủ và khoa học nhất. Định hướng cụ thể công việc kế toán phải làm khi tiếp nhận một nơi làm việc mới.
+ Thực hành làm kế toán tổng hợp trên phần mềm.
+ Bằng các hóa
đơn chứng từ thực tế, hồ sơ kế toánàTiến hành ghi sổ vào các phân hệ trong phần mềm để lên báo cáo nội bộ, báo cáo kế toán và cả báo cáo thuế theo chứng từđã nhập vào phần mềm.
+ Thực hành lập BCTC.
+ Hướng dẫn rà soát, kiểm tra số liệu, cách khắc phục các sai sót khi làm việc trên phần mềm trước khi kết xuất báo cáo từ phần mềm.




III. Các thông tin mà có thể bạn  muốn biết:

1. Thời gian học:
- Số buổi học: 25 buổi
- Thời gian: tối
thứ 2-4-6.
Học tại: Tầng 4, số 8, ngõ 80, Ngụy Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

2. Giảng viên:
Là những kế toán trưởng, kiểm toán viên đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.

3. Tài liệu học: được phát miẽn phí.
- Là những hóa đơn, chứng từ thực tế được chọn lọc với nhiều tình huống phát sinh ở những công ty thuê làm dịch vụ kế toán tại công ty.
- Gồm các loại hình doanh nghiệp: Thương mại - Dịch vụ - Xuất nhập khẩu - Sản xuất.

4. Học phí của khóa học:                       Nguyên giá là        3.000.000 VNĐ
                                                                   ==>giảm còn:
- Đối với người đã đi làm, các bạn sinh viên đã ra trường: 1.000.000 VNĐ/25 buổi
       - Đối với các bạn sinh viên năm 3- 4 giảm còn:                   500.000 VNĐ/ 25 buổi
Đặc biệt, các học viên sẽ có 5 buổi học thử miễn phí trước khi quyết định đóng tiền theo đuổi khóa học này.

5. Quy mô lớp học:
Để đảm bảo chất lượng của khóa học, chúng tôi chỉ mở lớp với quy mô không quá 10 người/lớp, vì thế, chúng tôi chỉ chọn lựa những học viên có đam mê và thái độ tốt, muốn theo ngành Kế Toán.



IV. Tham gia khóa học thực hành kế toán tổng hợp này các bạn sẽ nhận được những gì?

1. Được nhận 1 file: “Hệ thống sổ sách kế toán trên Excel” với đầy đủ hệ thống biểu mẫu chứng từ sổ sách báo cáo kế toán.
Đặc biệt nó được thiết kế để cho kế toán áp dụng làm việc rất nhanh gọn và tiện lợi với nhiều tinh năng tự động hay cho phép in chứng từ và báo cáo tự động hàng loạt.
2. Được nhận và cài đặt phần mềm MiSa có bản quyền
3. Được phát tài liệu là các hồ sơ, hóa đơn chứng từ, mẫu biểu báo cáo miễn phí.
4. Được học thực hành đến khi làm được thành thạo.

5, Được hỗ trợ nghiệp vụ lâu dài sau khóa học.


👉 Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế của công ty xây dựng

👉 Kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế của công ty xây dựng
🧨Quyết toán thuế được coi là công việc không thể tránh khỏi tại doanh nghiệp và đôi khi kế toán nếu không chuẩn bị tốt có thể sẽ không bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp được. Đặc biệt, đối với các công ty xây dựng thì quyết toán thuế là khâu vô cùng vất vả. Vì vậy những kinh nghiệm quyết toán thuế dưới đây sẽ chỉ rõ những vấn đề các công ty xây dựng thường gặp phải để tránh sai phạm trong những lần quyết toán thuế sau.
kinh nghiệm quyết toán thuế


🔺Đối với đơn vị thi công chi phí cấu thành bao gồm Nguyên vật liệu, nhân công, chi phí máy thi công và chi phí khác. Trước hết cơ quan thuế sẽ kiểm tra giá vốn trên tài khoản 6322. Sau đó tổng hợp các đầu chi phí so với dự toán xem chi phí nào bạn hạch toán vượt so với dự toán . Nếu các bạn giải trình được cái số vượt đó. Nếu không giải trình được số vượt đó thì sẽ bị loại khỏi chi phí cụ thể. Các vấn đề cơ quan thuế quan tâm khi xuống công ty xây dựng gồm:
❗️Vấn đề 1: Tiền lương công nhân
Tiền lương công nhân trong công ty xây dựng là một trong những điểm nhạy cảm mà cán bộ thuế sẽ kiểm tra kỹ. Bởi vì nó chiếm phần trăm chi phí rất lớn trong việc cấu thành nên giá thành của các công trình.
+ Quyết toán thuế TNCN cuối năm -> Xem và kiểm tra các hồ sơ hợp đồng lao động ngắn hạn, dài hạn. Đã đưa đúng vào phụ lục 05-1BK- TNCN và 05-2BK-TNCN và 05-3BK -TNCN hay chưa?. Từ đó xem về các cam kết đi kèm -> gạt các hồ sơ bị trùng MST quyết toán hai nơi-> Truy thu 10% trên tổng thu nhập, loại bỏ chi phí ra khỏi chi phí hợp lý. Nộp phạt 10% do kê khai sai, nộp phạt 10% phạt chậm nộp vào NSNN.
Do đó khi lấy chứng minh thư nhân dân của công nhân kế toán nên cân nhắc các vấn đề như:
+ Kiểm tra bộ hồ sơ có hợp lý hay không, kiểm tra hợp đồng thuê nhân công ngắn hạn. Vấn đề đóng BHXH cho công nhân đối với loại hồ sơ ngắn hạn này cần có cách ghi hợp đồng thỏa mãn các điều kiện cụ thể để bên thuế đọc thấy là hợp lý : Như BHXH - Tự nguyện không tham gia….
+ Kiểm tra nội dung chữ kỹ của các bảng lương nhân công. Các chữ ký có đồng đều hay không cũng như cách giải trình nếu sai sót vấn đề này của kế toán.



‼️Vấn đề thứ 2 – Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của dự toán. Về nguyên tắc khối lượng vật liệu phải đúng so với dự toán ( cho phép hao hụt về mặt khối lượng nhưng cực nhỏ). Còn đơn giá có thể thay đổi nhưng không quá lớn vì khi được chấp thuận thi công công trình thì bên nhận thi công có tờ trình được sự đồng ý của chủ đầu tư về giá cả và địa điểm, chất lượng vật liệu.


Do đó cán bộ thuế sẽ kiểm tra dự toán tương ứng và phân tích NVL của mỗi dự toán. Kiểm tra xem nguyên vật liệu thực tế của các công trình trên phần mềm hạch toán- sổ sách- báo cáo in ra có khớp với dự toán các nội dung như: Tên nguyên vật liệu, khối lượng:
– Nếu thực tế xuất vượt khối lượng so với dự toán. Thì thuế sẽ gạt phần khối lượng chênh lệch vượt ra
– Nếu thực tế xuất ít hơn so với dự toán thì không bị xuất toán. Nhưng cần tìm phương pháp trả lời tại sao lại thiếu NVL?
‼️❗️Vấn đề thứ 3 – Chi phí máy trong công trình xây dựng
Chi phí máy trong công trình xây dựng cũng là một khoản chi phí. Tuy nhiên, khoản chi phí này không chiếm tỷ trọng lớn trong công trình xây dựng (Trừ công trình xây lắp bằng máy).

Các vấn đề được kiểm tra về máy như:
Chú ý về bảng tính khấu hao máy nếu muốn khấu hao máy cao hơn so với thực tế. Vì thường nếu thiếu chi phí thì cần khấu hao nhanh hơn so với thực tế, do đó cần đăng ký cụ thể với cơ quan thuế để tăng giá trị tính khấu hao lên.
Trường hợp bạn không nộp định mức khấu hao máy thì sẽ bị át theo việc tính khấu hao của nhà nước. Khi đó phần chênh lệch của việc bạn khấu hao sai so với quy định sẽ bị cơ quan thuế gạt chi phí này ra là chắc chắn.

Thuế sẽ quan tâm tới định mức tiêu hao nhiên liệu cho máy. Nếu công ty bạn có phát sinh máy dùng bằng dầu thì cần phải đăng ký định mức tiêu hao nhiên liệu với cơ quan thuế. Còn nếu các loại máy móc tiêu hao nhiên liệu được đăng ký với cơ quan thuế thì khi bạn đưa nhiên liệu tiêu hao vào cho máy nếu có cao hơn thực tế thì vẫn được cơ quan thuế chấp nhận.

‼️‼️Vấn đề 4 – Hóa đơn công trình
 Kiểm tra nội dung xuất hóa đơn cho mỗi công trình xây dựng hoàn thành hoặc nghiệm thu hoàn thành theo giai đoạn từ đó soát lại:
- Hợp đồng thi công để thuế kiểm tra thời gian thi công. Giá trị hợp đồng thi công, thời gian kết thúc. Để kiểm tra chéo với nội dung xuất hóa đơn từng công trình:
- Kiểm tra bộ hồ sơ thanh toán có đủ theo điều 20 của nghị định 37/2015/ND-CP.
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế. (Tăng hoặc giảm so với khối lượng theo hợp đồng). Trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn ( nếu có) và đại diện bên nhận thầu.
+ Đề nghị thanh toán
+ Thanh lý hợp đồng thi công
• Sau khi kiểm tra nội dung xuất hóa đơn cho mỗi công trình xây dựng hoàn thành
- Nếu như cơ quan thuế phát hiện ngày xuất hóa đơn vượt quá 10 ngày so với ngày nghiệm thu quy định trên hợp đồng -> Phạt. Trong trường hợp hóa đơn xuất vào thời gian khác với quý bắt buộc nghiệm thu thì sẽ điều chỉnh lại thuế về đúng quý phát sinh doanh thu – thuế GTGT đầu ra.
- Kiểm tra hóa đơn xuất doanh thu - thuế GTGT bán ra có khớp với tổng giá trị thanh toán trên hợp đồng thi công hai bên không.
Trên đây là các kinh nghiệm quyết toán thuế đối với các công ty xây dựng. Hi vọng với những kinh nghiệm được đúc rút sẽ là bài học quý giá đối với các anh chị em kế toán đang gặp rất nhiều khó khăn, vất vả trong công tác quyết toán thuế.