Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Cách điều khiển máy tính từ xa - Remote desktop connection !

Cách điều khiển máy tính từ xa - Remote desktop connection

- Trong bài viết này có lẽ tôi lặp lại một số tính năng mà chắc hẳn nhiều người đã biết. Đó chính là khả năng remote máy tính từ xa thông qua một máy tính khác thông qua tính năng Remote desktop connection của Microsoft Windows XP (windows 2K3...). Đặc điểm của tính năng này là không cần phần mềm nào khác hỗ trợ mà tự Windows từ XP trở lên (chưa kiểm tra với win 2K) đã có thể sử dụng được tính năng vốn có này.

- Đặc điểm của tính năng này là khả năng remote máy tính từ xa rất nhanh thông qua việc chỉ truyền các thông tin điều khiển và các activeX chứ không đơn thuần chỉ truyền dữ liệu đồ họa như một số phần mềm khác. Tính năng này sẽ rất thuận tiện cho việc ngồi và điều khiển máy tính cơ quan ngay tại nhà và ngược lại.

- Việc đầu tiên cần làm là bạn phải thiết lập cấu hình Router (hay modem ADSL có tích hợp Router) để có thể giúp máy tính bên ngoài có thể truy cập vào máy của bạn thông qua địa chỉ IP của router (modem). Thao tác này chỉ cần thiết khi máy của bạn kết nối internet thông qua Router (modem ) trong mạng LAN. Nếu máy của bạn nối trực tiếp với modem ADSL thông qua đường USB hoặc quay số qua một connection thì không cần thiết vì khi đó máy của bạn sẽ nhận địa chỉ IP internet. Bài viết này tôi giới thiệu cách config modem ADSL của hãng Zoom (cụ thể là Zoom X4).

Bước 1: Trước hết bạn truy nhập vào modem thông qua giao diện WEB như sau: http://10.0.0.2 (đây là IP mặc định của modem ADSL của nhà sản xuất). Sau khi điền đầy đủ các thông số về user và password admin của modem bạn vào tính năng virtual server của nó như sau:


Tiếp đó bạn redirect cổng 3389 (cổng dùng cho tính năng remote destop của windows) về địa chỉ IP nội bộ của máy bạn (ở đây ví dụ là 10.0.0.17)



Sau khi thêm xong bạn nhần save to room để Modem ghi vào bộ nhớ của nó và tiếp tục sang bước 2.

Bước 2: Thiết lập tính năng remote desktop cho máy của bạn bằng cách kich phải chuột vào my computer, chọn properties rồi chọn tab remote



Đánh dấu vào mục remote desktop sau đó chọn tiếp select remote users để lựa chọn user sẽ dùng để remote từ một máy khác (user này là của chính máy đó để logon vào từ một máy khác). Chú ý là User bắt buộc phải có password thì mới logon bằng remote desktop được.



Sau khi gõ đúng tên User dùng để logon, bạn nhấn OK để kết thúc quá trình lựa chọn user cho việc điều khiển máy từ xa.

Đó là 2 bước cơ bản của việc thiết lập remote desktop cho windows. Công việc tiếp theo là tạo một account Dynamic DNS để bạn có thể lấy địa chỉ IP máy của mình dù bạn ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ lúc nào.



Tạo một Dynamic DNS cho máy tính của bạn

Bước 3: Mục đích của việc làm này là bạn thiết lập một domain miễn phí của trang dyndns để từ đó nó luôn trỏ đến máy IP của bạn dù IP của bạn có thay đổi thế nào đi chăng nữa. Chẳng hạn thay vì nhớ một số IP dài và thường xuyên thay đổi của máy mình bạn chỉ việc nhớ một chuỗi tên như sau: your_domain.homeip.net. Khi dùng lệnh ping bạn sẽ biết ngay IP của mình là gì (ghi nhớ là bạn chỉ có thể truy cập vào máy của mình qua địa chỉ này khi bạn ngồi ở một máy có địa chỉ IP khác hoặc bạn phải dùng proxy để đánh lừa thao tác này.
Cách đăng ký như sau:


Sau khi đăng ký bạn download phần mềm kèm theo để nó tự động update IP máy của bạn mỗi khi IP thay đổi lên domain mà bạn vừa tạo ở bước trên.



Download về máy và cài đặt phần mềm sẽ thường trú và đặt một icon ở taskbar như sau:


Bạn tìm hiểu chức năng hoạt động của chương trình này (nó tương đối dễ làm) để nó tự update địa chỉ IP máy của bạn mỗi khi IP thay đổi lên domain: your_domain.homeip.net

Bước 4: Công việc cuối cùng là bạn ngồi ở một máy tính khác (có nối Internet, dial up cũng được nhưng tốt nhất nên dùng ADSL thì sẽ tối ưu hơn) để điều khiển và thao tác máy của bạn từ xa giống như đang ngồi trước máy của bạn vậy bằng cách vào Start/ Programs/accessories/ Communication và chọn Remote Desktop....

Mục Computer bạn điền domain mà bạn đã tạo từ trang Dyndns.org sau đó nhấn connect.
Sau một vài giây màn hình máy tính ban đang ngồi sẽ hiện lên hình ảnh desktop từ máy của bạn. Và lúc này bạn logon bằng user (phải có quyền admin) đã được lựa chọn để remote để có thể bắt đầu công việc điều khiển và làm việc từ xa của mình.

Tất cả các thao tác trên để điều khiển máy tính của bạn từ bất kỳ nơi đâu trên thế giới với điều kiện 2 máy phải có đường internet. Nếu 2 máy chỉ ở trong mạng LAN thì có thể bỏ qua thao tác config modem/Rounter và tạo domain động cho máy cần điều khiển.

Chúc thành công!
Langthannet,


Truyền file giữa 2 máy trong chế độ remote desktop connection

Một tính năng tiện lợi của remote desktop connection là khả năng truyền file giữa 2 máy tính sau khi đã kết nối thành công chỉ với thao tác copy và paste.
Theo mặc định thì khi connect tới một máy khác windows sẽ tắt chức năng này để đảm bảo sự bảo mật. Để bật tính năng này cho một số trường hợp cần thiết bàn kick chuột vào mục option trong cửa sổ remote desktop connection như sau:



Sau khi chọn option, vào tiếp mục Local Resources rối chọn mục disk_drives trong local devices.


Khi tick vào mục này máy tính được remote sẽ list tất cả các ổ đĩa của máy tính bạn đang dùng để remote giông như chia sẻ trong một mạng LAN vậy. Từ đó bạn có thể dễ dàng copy và paste các file mà mình muốn. :41:


Ở đây mình giới thiệu tính năng này của windows vì những lý do:
- Nó có sẵn trong mọi HDH Windows từ win 2k trở lên
- Tốc độ chuyền tải trong quá trình điều khiển cao -> thời gian gần như thực
- Cho phép nhiều user cùng logon và làm việc trên cùng một máy đồng thời (đối với các dòng HDH server)

Phần mềm remote thì mình cũng được biết tới: PC Anywhere của hãng Citrix Online.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét