Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

💢MỘT SỐ KỸ NĂNG CỰC KÌ QUAN TRỌNG 🌿KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2019❗️

💢MỘT SỐ KỸ NĂNG CỰC KÌ QUAN TRỌNG
🌿KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2019❗️


Kỹ năng lập báo cáo tài chính & quyết toán thuế là những kỹ năng cần thiết cho bất kỳ ai muốn làm việc trong
lĩnh vực kế toán và tài chính. Tuy nhiên trong quá trình lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế sẽ không tránh khỏi những sai sót. Chính vì vậy các kế toán cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để lập báo cáo tài chính chính xác nhất.







A. Một số vấn đề lưu ý khi lập báo cáo tài chính năm 2019 nói chung:
1. Ghi nhận lệ phí môn bài đầu năm tài chính
a) Ghi nhận lệ phí môn bài phải nộp
Nợ TK 6422 ( TT133)/6425 ( TT200) Có TK 3339
b) Chi tiền nộp thuế môn bài
Nợ 3339 Có 1111/1121
2. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm
a) Trường hợp năm 2017 lãi ghi:
Nợ TK 4212 Có TK 4211
b) Trường hợp năm 2017 lỗ ghi:
Nợ TK 4211 Có TK 4212
3. Tính và nộp thuế TNDN tạm tính --> hạch toán
- Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định
Nợ TK 8211 Có TK 3334
- Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 1111, 1121
- Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 8211
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 8211 Có TK 3334
+ Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 Có các TK 1111, 1121
4. Tiền mặt :
Tài khoản này không có số dư âm (không có số dư bên Có), bạn cần kiểm tra số dư cuối kỳ và kiểm tra cả phát sinh trong năm để đảm bảo không có khi nào quỷ bị âm. Nếu trường hợp có quỷ âm, thì bạn cần điều chỉnh như sau: mượn tiền ( hoặc vay ) của Sếp để bù đắp vào
5. Tiền gửi ngân hàng:
Tài khoản không có số dư âm (không có số dư bên Có) . Bạn kiểm xem doanh nghiệp mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng, lấy toàn bộ sao kê và sổ phụ, số dư trên tài khoản này, phải bằng số dư cuối năm của tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản. Bạn cũng cần đối chiếu từng tháng, xem có tháng nào sai lệch số dư không.
6. Thuế GTGT khấu trừ
Kiểm trả xem số dư ở chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT tháng 12/2018 hoặc quý 04/2018 so với số dư ở TK 1331 như thế nào?
- Thông thường nếu hóa đơn tháng/ quý nào kê khai tháng/quý đó thì kết quả nó bằng nhau
- Ngược lại hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý --> số dư Nợ TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc bằng số dư ở chỉ tiêu 43 ==> Để đảm bảo tất cả hoá đơn đều được ghi nhận và kê khai thuế.
7. Công nợ phải thu phải trả
- Tài khoản này sẽ có cả dư nợ và dư có. Bạn cần đối chiếu số dư này với Sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả. Có đúng khách hàng trả trước cho mình, hay mình hạch toán nhầm.
- Đối chiếu với biên bản xác nhận công nợ tại thời điểm 31/12.
- Lưu ý không đánh giá lại các số dư bằng ngoại tệ đối với các khoản công nợ ứng trước
8. Tiền tạm ứng
Kiểm tra đồi chiếu để hoàn ứng nếu ứng mà chưa sử dụng hết.
9. Hàng tồn kho
Tài khoản này không dư có. Bạn cần đối chiếu từng TK loại này với bảng kê xuất nhập tồn của từng tài khoản.
Lưu ý :
– Không để kho âm. Nếu kho âm cần kiểm tra :
+ Hàng bán đã có đầu vào nhập kho chưa
+ Xem xuất kho có đúng mặt hàng cần xuất hay không ( mã A chọn thành mã B )
+ Xuất kho có đúng số hàng tồn không
+ Hạch toán xuất nhập có chỗ nào sai sót không
– Kết chuyển giá vốn theo tháng, hoặc cuối năm, nhưng đảm bảo hàng hóa, vật tư phải có trước khi xuất bán
– Nếu có thành phẩm hay dịch vụ, cần tính giá thành, giá vốn hàng bán
10. Phân bổ chi phí trả trước
- Tài khoản này có số dư Nợ.
- Phát sinh nợ trong kỳ có khớp với bảng kê các khoản chi phí trả trước tăng trong năm không
- Phát sinh có trong kỳ có khớp với số phân bổ hay số giảm của chi phí trả trước trong năm không
- Số dư nợ cuối kỳ bằng số chi phí trả trước còn phải phân bổ
- Số lần phân bổ chi phí trong năm phải đủ chưa, có hợp lý không, những chi phí có gì còn cần phải điều chỉnh không
- Loại chi phí nào hợp lý? Chi phí nào không hợp lý?
11. Tài sản cố định
Bạn cần đối chiếu cả TK 211 và 214 với Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, với những chỉ tiêu sau:
- Đã khấu hao chưa
- Số lần phân bổ khấu hao
- Phát sinh tăng TSCĐ nếu có
- Phát sinh giảm TSCĐ nếu có
- Dư nợ TK 211 phải khớp với nguyên giá của TSCĐ tại Bảng phân bổ khấu hao
Phát sinh có của TK 214 và dư có của TK 214 phải khớp với số khấu hao trong kỳ và hao mòn khấu hao lũy kế
- Chi phí khấu hao nào hợp lý? Chi phí nào chưa hợp lý
==> Kiểm kê tài sản cố định, rà soát hồ sơ của các tài sản đang sử dụng để đảm bảo tiêu chí về quyền sở hữu. Các tài sản mới tăng trong năm cần hồ sơ, hoá đơn, ... kiểm tra việc lựa chọn khung khấu hao theo TT45, thời điểm khấu hao đảm bảo tính phù hợp với doanh thu. Nếu có thanh lý tài sản thì kiểm tra có xuất hoá đơn đầu ra và kê khai thuế GTGT.
12. Thuế phải nộp
Tài khoản này có thuế có cả dư nợ và dư có.. Bạn cần kiểm tra các loại thuế sau:
- Thuế môn bài: hạch toán chi phí và đóng tiền chưa?
- Thuế GTGT: Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng chưa?
- Thuế TNCN: Thuế TNCN nhớ làm quyết toán năm cho dù không phát sinh thuế TNCN phải nộp.
- Thuế TNDN? Thuế TNDN lưu ý các bút toán Nợ 8211 Có 3334, Nợ 3334 Có 8211 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm
…vv
13. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN
- Hạch toán lương chưa?
- Đã trích các khoản theo lương chưa?
- Đối chiếu với cơ quan bảo hiểm đã ok chưa?
==> Chi phí tiền lương, thưởng thì đảm bảo tính đầy đủ của bộ Hồ sơ lao động (HĐLĐ, Thoả ước LĐ, Quy chế tài chính). Tiếp theo, cần chứng minh tính “thực chi”. Thêm nữa, cần phân biệt giữa tiền lương và phụ cấp, là tính tương ứng với doanh thu của phụ cấp nhưng không áp dụng đối với tiền lương. Chính sự khác biệt cơ bản này mà việc phân chia quỹ lương để giảm mức đóng BHXH đứng trước rủi ro loại trừ chi phí khi tính thuế TNDN, cần cẩn trọng điểm này.
14. Các khoản tiền vay, mượn
Kiểm tra, đối chiếu với bên cho vay, mượn ==> để hoàn trả
15. Vốn chủ : TK 411.421
Khi kiểm tra tài khoản này cần xem:
- Có thay đổi gì về vốn không
- Đã kết chuyển lãi, lỗ của năm trước về 4211 chưa
16. Doanh thu
- Doanh thu nào chịu thuế TNDN? doanh thu nào không?
- Doanh thu bán hàng?
- Doanh thu tài chính?
- Doanh thu khác?
17. Giá vốn
- Giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ?
- Căn cứ để tính giá thành là gì? có vượt định mức cho phép không?
- Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa?
18. Chi phí
- Chi phí nào được trừ, chi phí nào không được trừ khi tính thuế TNDN?
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí tài chính (Về chi phí lãi vay thì kiểm tra vốn điều lệ đã góp đủ chưa, tự loại trừ chi phí lãi vay khi tính thuế tương ứng vốn góp thiếu)
- Chi phí khác
19. Kết chuyển doanh thu chi phí
Kế toán xem đã kết chuyển hết chưa? TK từ loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kỳ.
20. Lập quyết toán thuế TNDN ==> xác định số thuế phải nộp
21. Lập quyết toán thuế TNCN ==> xác định số thuế phải nộp
22. Căn cứ vào quyết toán thuế TNDN để hạch toán
a) Số thuế phái nộp theo quyết toán = số thuế đã tạm tính 4 quý ==> không làm gì thêm
b) Số thuế phải nộp theo quyết toán lớn hơn số thuế tạm tính 4 quý ==> hạch toán thu thêm thuế Nợ 8211 Có 3334
c) Số thuế phải nộp theo quyết toán nhỏ hơn số tạm tính 4 quý ==> hạch toán Nợ 3334 Có 8211
23. Kết chuyển 8211 ==> 911, kết chuyển 911 ==> 4212
24. Lập Báo cáo tài chính .
25. Kiểm toán báo cáo tài chính trước khi nộp cho cơ quan nhà nước theo quy định ==> Theo quy định tại Điều 37 của Luật Kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011 và Điều 15 của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/02/2012 hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Radmin 3.2 Full Pack - Hướng dẫn điều khiển máy tính từ xa

Radmin 3.2 Full Pack - Hướng dẫn điều khiển máy tính từ xa

Radmin (Remote Administrator) là phần mềm phổ biến nhất trong việc điều khiển máy tính từ xa. Cung cấp các kỹ thuật (truyền file) File Transfer, Text, Voice chat, Telnet,gửi thông điệp.... Và cho dù sử dụng kiểu nào thì lượng CPU bị chiếm dụng là cực nhỏ. Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cài đặt cơ bản nhất để sử dụng[separator]

Gói cài đặt này khi giải nén sẽ có 2 tập tin cài đặt và 2 thư mục là NewTrialStop.v1.1 và Language pack, ở đây mình sẽ bỏ qua thư mục ngôn ngữ vì nó dek có tiếng Việt [emot]shy[/emot]

Cài đặt máy SERVER (máy bị điều khiển) và cấu hình : 

- Chạy rserv32.exe để cài đặt như bình thường, cài xong và Start nó, nó sẽ hiện ở khay hệ thống gần đồng hồ.
- Chuột phải vào chọn Setting for Radmin Server =>Permissions=>Permissions => Add user: 

Tại đây bạn đặt 1 tên và gõ mật khẩu vào 2 ô dưới (vd user: hoang / pass:123456)
Cài user/pass này đặt thế nào là tùy bạn, nó là để khi máy kết nối tới, nếu đúng user/pass thì nó cho vào ^^ (có thể đặt nhìu user khác nhau và giời hạn quyền kết nối)

Tham khảo bảng sau:

Đây là những tùy chọn giới hạn cho 1 user kết nối tới. 
Full access: khống chế máy tính đó hoàn toàn.
Remote Screen View (V) : chỉ xem máy đó đang làm gì.
Telnet : telnet vào máy đó.
File transfer: trao đổi file.
Shutdown : tắt máy tính ấy.
.....và 1 số quyền khác

Việc cài đặt máy SERVER đã xong.

Bây giờ bạn mở thư mục NewTrialStop.v1.1 mở newtstop.txt lên => thay 0 = 1 =>lưu lại
=>copy toàn bộ những tập tin có trong thư mục NewTrialStop.v1.1 vào thư mục cài Radmin Server
(mặc định là: C:\WINDOWS\system32\rserver30)
=> Sau khi copy vào mình sẽ chạy Install.bat nó báo Press any key ....=> gõ bất kì phím nào . (mục đích là để dấu không cho Radmin Server hiển thị dưới khay hệ thống.)
Dâu kĩ hơn = cách vào Start=>Program=>Xóa luôn mục Radmin Server 3

Cài đặt máy CLIENT (máy bạn ngồi để điều khiển):

Tại thư mục giải nén, bạn chạy rview32.exe để cài đặt, việc cài đặt Client này rất đơn giản.
Giao diện của Radmin Viewer:
 

Nếu bạn chỉ kết đến 1 máy thì chỉ việc vào Connection => Connect To... =>Gõ Ip máy cần đk vào ô Ip Address or DNS..
Port bạn để mặc định cho dễ.

Trong bài này mình hướng dẫn với mạng LAN như phòng net chẳng hạn.
Vd lúc đầu mình cài cái SERVER có ip là 192.168.16.101
Thì khi chạy CLIENT mình sẽ kết nối tới IP: 192.168.16.101
=> nó sẽ hiện lên ô đăng nhập user/pass vd trên mình đặt user/pass = hoang/123456

Nếu bạn làm chủ 1 mạng LAN, máy bạn ngồi thì cài Radmin Viewer, các máy còn lại đều cài Radmin Server và làm theo bước đầu tiên.

Tại giao diện của Radmin Viewer: bạn add những máy server đã cài vào và theo hình thì mình đã add 1 máy có ip là 192.168.16.2


--------------------------------------------------------

Để cài đặt kết nối qua internet thì mình chỉ nói sơ, vì mỗi modem có cách cấu hình khác nhau:
- Cài đặt SERVER và CLIENT 
- NAT Port lấy IP là của SERVER Port theo Radmin( mặc định là 4899)
- Đăng kí tài khoản tại No-ip.org => Add Host
Từ CLIENT nối tới SERVER qua DNS đã ADD ở trên

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

NHỮNG ĐIỀU KẾ TOÁN HAY KHÔNG ĐỂ TÂM RẤT THỰC TẾ


( Các bạn tham khảo )
1) Chưa làm thông báo phát hành hóa đơn thì không cần phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
2) Công ty đầu ra không chịu thuế( Ví dụ : dạy học ) thì không phải nộp tờ khai thuế GTGT. Tớ bị gọi lên cục thuế vì tội nhiệt tình gửi quá
3) Hóa đơn đầu vào quên chưa kê khai ví dụ năm 2018 thì được quyền kê khai bổ sung vào năm 2019
4) Không khấu trừ thuế 10 % đối với lao động dưới 3 tháng có thu nhập 2tr trở lên thì phải làm cam kết 02/TNCN ( Điều kiện thu nhập duy nhất 1 nơi và tại thời điểm làm cam kết có MST ), Mẫu cảm kết 02/TNCN người lao động ký chứ phải kế toán ký bừa sau này kiện tụng mệt lắm.Nhưng bây giờ lương họ 3 cọc 3 đồng nuôi con mà thu họ 10 % thì ai mà làm cho mình, họ chửi cho thối mặt.
5) Thường Lỗi chữ ký số thường nhà mạng ==> Vấn đề này sai vì thường máy tính của kế toán xảy ra lỗi Như Java,HTKK,...Nếu gặp nhà mạng nào cứng thì cứ theo hợp đồng thì không hỗ trợ. Kế toán cần cập nhập kiến thức tin học.
6) Hóa đơn bắt buộc phải ký sống --> Điều này không đúng bởi hóa đơn không phải chứng từ tiền (luật kế toán ) có thể ký qua giấy than vô tư. Phiếu thu, phiếu chi bắt buộc phải ký sống 🙂
7) Đầu năm kế toán quên bút toán kết chuyển lãi lỗ đầu năm hay quên kết chuyển thuế môn bài .
😎 Bị sai sổ sách thường kế toán áp dụng phương pháp là làm lại toàn bổ sổ sách và ký lại (Hãy đọc chuẩn mực kế toán cách điều chỉnh hồi tố và phi hồi tố ). Cứ nghĩ lại đi ký lại giấy tờ, bảng lương (Nhân viên nghỉ mất tiêu rồi mà cứ ký đại )
9) Kế toán bị lệ thuộc vào thuế mà quên đi các nguyên tắc kế toán : Ví dụ Khấu hao TSCĐ cứ áp theo TT 45/2013 mà quên đi DN có thể áp theo Quy định công ty đây gọi là ==>Chế ngự thuế . Rất nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ làm kế toán theo quy định của thuế mà áp. Hãy đặt ra câu hỏi chúng ta phụ thuộc hay độc lập giữa kế toán và thuế.
10) Những chi phí không hợp lý kế toán những công ty nhỏ cứ loại ra xé thùng rác mà không hạch toán ==> Quên đi đó là chi phí kế toán của doanh nghiệp. Nên thành ra nhiều BCTC không trung thực, minh bạch không phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp
11) Góp vốn toàn là vốn ảo ==> Đi vay ngân hàng nhiều lắm để mua sắm nên chi phí lãi vay không hợp lý . Tình trạng này rất phổ biến . Cái này cơ chế quản lý không có.
12 ) Tự làm bảng kê 01/TNDN kê những khoản chi phí không thực tăng chi phí ( Con dao 2 lưỡi nên cận thận )
13) Mượn CMND để tăng chi phí lương ==> Xảy ra nhiều lao động không hiểu sao mình đã có MST rồi. Cơ quan thuế có công cụ đối chiếu trên hệ thống nên cũng dễ biết. Chắc do chưa đến mức nộp thuế nên chắc chưa xảy ra vấn đề .
14 ) Luôn đau đầu câu hỏi sao thằng kia làm hợp đồng mà mình không có hợp đồng thì có sao không nhỉ, Khi nào thì làm hợp đồng .
15) Các chỉ tiêu B2-B7,B9-B11 hầu các doanh nghiệp đều bỏ qua. --> Chính về luật thuế và kế toán luôn xảy ra mâu thuẫn
16 ) Hóa đơn bán lẻ vẫn được đưa vào chi phí ---> Không đúng lắm vì hóa đơn bán lẻ không phải hóa đơn tài chính không đủ 3 yếu tố hợp lý, hợp pháp, hợp lệ.
17) Xuất bán hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 là không phải xuất hóa đơn ( Khách hàng nói lấy hóa đơn thì nói chị ơi trên 200k mới xuất hóa đơn ạ ), Nói chung bán hàng khuyến khích xuất hóa đơn (Bên thuế nó cho mẫu giấy dán trên tường bán hàng yêu cầu khách hàng lấy hóa đơn to bự )
18) Khách hàng muốn lấy hóa đơn thì thêm 10 % VAT. Nghe câu này đã ăn rồi mà muốn lấy hóa đơn thì bỏ thêm 10 % nữa.Vậy là nó thu thuế 2 lần. Ức không chịu được. Thôi đành về
19) Kế toán luôn nhầm giữa 2 loại cụm từ Hủy và xóa bỏ. Ngay cả thế nào là biên bản thu hồi và biên bản hủy còn lận lộn. Nói chung biên bản Hủy ( Điều 29 TT 39/2014), Biên bản thu hồi ( Điều 20 Thông từ 39/2014 )
20) Các bạn kế toán xin việc cứ nói đã biết làm BCTC,Báo cáo thuế là to tát nhưng lạị không hiểu nó như nào, bản chất thế nào ? Bởi vì phần mềm đã làm cho ta một thói quen
21) Tài khoản công ty và của Sếp cứ lẫn lộn ==> Hãy cận thận sau này. Nên tách bạch theo nguyên tắc thực thể kinh doanh
22) Xuất hóa đơn mà không cân đối đầu vào, cuối cùng xảy ra các vấn đề âm kho
23) Những khoản trên 20 triệu mà công ty nộp tiền mặt vào TK công ty khác mà cứ đinh ninh đã coi như là thanh toán qua ngân hàng. Nhưng đúng là phải ỦY NHIỆM CHI từ TK mình qua TK công ty khác đã đăng ký với thuế/sở kế hoạch đầu tư
24. Công ty cứ chiếm dụng VAT của người tiêu dùng, Hàng tháng sếp hỏi sao nộp thuế nhiều thế --> Phải giải thích kỹ Xin nhắc lại, đó là thuế của người mua nộp, doanh nghiệp bán chỉ kê khai và nộp hộ mà thôi. Thuế TNDN mới là thuế thực sự của doanh nghiệp
25. Nếu công ty bị lỗ năm nào thì tiền lương tháng 13 và thưởng tết năm đó không được tính vào chi phí hợp lý. Ca này cũng hên xui tình cảm nên có quy chế đầy đủ, Thưởng theo năng suất lao động hay thưởng theo quy định
26. Đầu ra không chịu xuất mà đầu vào cứ mua liên tục theo dõi trên bảng nhập xuất tồn thì hàng còn nhiều mà cứ mua mà sắp tới chả có một đơn hàng gì cả. Nguy cơ tiềm ẩn bán hàng không xuất hóa đơn
27. Công ty không được lỗ quá 5 năm.--> Lỗ là tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp, chắc hiểu nhầm chuyển lỗ không quá 5 năm
ĐIỀU CUỐI CÙNG 28: Chúc ACE thành công với nghề.
Nguồn: sang trinh

SIÊU PHẨM QUY TRÌNH KẸP CHỨNG TỪ - IN SỔ SÁCH VÀ CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI CƠ QUAN QUYẾT TOÁN THUẾ VÀO


....................................
KẸP CHỨNG TỪ - IN SỔ SÁCH VÀ CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI CƠ QUAN QUYẾT TOÁN THUẾ VÀO
PHẦN I/ KIỂM TRA CÁC HÓA ĐƠN
- Xem tất cả các hóa đơn đầu vào đã có đầy đủ chữ ký người bán hàng, người mua hàng chưa? HĐ tự in, đặt in thì phải có dấu treo nếu không có dấu tròn đóng tại chỗ thủ trưởng đơn vị ký. Còn hóa đơn điện tử thì không cần
- Xem lại thông tin công ty của bên mình đã đúng và đủ các thông tin chưa?
- Kiểm tra các hóa đơn đầu vào xem có cái nào bị bỏ trốn không? Nếu phát hiện hóa đơn của công ty bỏ trốn thì làm điều chỉnh ngay trước ngày quyết định của cơ quan thuế.
Trang tra cứu hóa đơn của cty bỏ trốn.
http://vacom.vn/Tra_Cuu_Doanh_Nghiep_Bo_Tron.aspx
- Kiểm tra xem hóa đơn của công ty bán đã phát hành chưa? Trang tra cứu hóa đơn đã phát hành chưa?
http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/dkphtc.html
PHẦN II/ PHẦN KẸP CHỨNG TỪ ( Mang tính chất tham khảo vì có nhiều công ty nhiều hóa đơn họ có thể k phô tô mà kẹp thẳng ctu gốc vào các phiếu, hoặc họ có thể sắp xếp theo nhật ký chung…)
Nhƣng nếu mà phô tô ra đƣợc thì bảo quản chứng từ gốc ok hơn vì mình k mang đi mang lại và bảo quản với số lƣợng ít hơn.
1. Phô tô tất cả hóa đơn đầu vào ra 2 bản ( 1 bản dung ở đây và 1 bản dùng cho kho)
1.1 Hóa đơn <20tr thanh toán bằng tiền mặt thì sẽ kẹp hóa đơn phô tô đằng sau phiếu chị
1.2 Hóa đơn >20tr thanh toán bằng chuyển khoản sẽ kẹp với Hợp đồng đầu vào và phô tô UNC kẹp cùng ( Vậy sẽ có Hợp đồng đầu vào + Séc chuyển khoản + Hóa đơn  Như vậy đã sắp xếp đc cả chứng từ đầu vào và cả HĐ đầu vào rồi e nhé)
2. Hóa đơn đầu ra cũng phô tô ra 2 bản ( 1 bản dung ở đây và 1 bản dùng cho kho)
2.1 Hóa đơn <20tr thu bằng tiền mặt thì sẽ kẹp với phiếu thu
2.2 Hóa đơn >20tr thu bằng chuyển khoản sẽ kẹp với Hợp đồng đầu ra và phô tô Giấy báo có ( nếu có) kẹp cùng ( Vậy sẽ có Hợp đồng đầu ra + Giấy báo có + Hóa đơn
 Như vậy đã sắp xếp đc cả chứng từ đầu ra và cả HĐ ra vào rồi e nhé)
3. Phiếu xuất nhập kho
3.1 Phiếu nhập kho kẹp với Hóa đơn mua hang vào fo to
3.2 Phiếu xuất kho kẹp với hóa đơn foto xuất kho
4. Tờ khai thuế
4.1 Tải tờ khai hang tháng kẹp vào đằng trước tập hóa đơn gốc
4.2 Sổ phụ ngân hang đóng theo tháng kẹp đầy đủ UNC, rút séc, giấy báo có…
5. Phiếu kế toán
Phiếu kế toán kẹp vào các chứng từ đi kèm. Ví dụ như phiếu hạch toán lương kẹp với bảng chấm công và bảng tính lương…
PHẦN III/ PHẦN IN SỔ SÁCH
- In sổ cái: Xem trên bảng cân đối phát sinh có bao nhiêu tài khoản cấp 1 nào phát sinh thì in tất cả các tài khoản đó
- In các sổ chi tiết: Xem trên bảng cân đối phát sinh có bao nhiêu tài khoản cấp 2 cấp 3 thì in tất cả các sổ chi tiết các tk đó
- In nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng
- In sổ kho các hàng hóa, vật liệu, công cụ, thành phẩm…
- In bảng phân bổ CCDC, bảng khấu hao tài sản cố định, sổ giá thành…
PHẦN IV/ KIỂM TRA CÁC BÁO CÁO:
1/ Về báo cáo thuế :
- Kiểm tra lại xem các báo cáo thuế theo quý đã đúng, chuẩn chỉ chưa ? Nếu chưa thì làm báo cáo điều chỉnh, bổ sung. Khi Thuế đã ra quyết định & công bố thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT thì không điều chỉnh được nữa. Vậy soát xét lại báo cáo thuế lần nữa.
1.1 Với thuế GTGT : Sắp xếp 12 tháng/năm ( hoặc 4 quý / năm đối với doanh nghiệp kê khai theo quý) & đối chiếu sổ 1331 của năm đó với số liệu trên tờ khai thuế
 Chênh lệch ở đâu thì lập file word giải trình sẵn. Lúc Thuế xuống làm việc còn biết mà giải trình, luống cuống,
- Tra các hóa đơn trên 20 triệu đã có đầy đủ điều kiện để đc khấu trừ thuế GTGT chưa? như UNC chuyển khoản? Biên Bản đối chiếu, bù trừ công nợ? Hợp Đồng Kinh Tế/Mua Bán- quy định rõ điều khoản trả chậm.(Làm file mềm excel kiểm tra.)
1.2 Với tờ khai Quyết Toán Thuế TNDN :
- Kiểm tra Doanh Thu/Chi Phí trên Tờ Khai Thuế đã ổn với sổ sách chưa?
- Có thời gian thì soát xét lại các khoản chi phí, tự khoanh vùng xem những chi phí nào có khả năng bị loại, rủi ro lớn nhất (là những khoản chi phí ko theo Luật Thuế, ko được chấp nhận theo Luật Thuế...)
1.3 Với tờ khai QT Thuế TNCN :
- Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Quyết toán Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)?
- Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa? Quan trọng nữa : Kiểm tra hợp đồng lao động xe đã đầy đủ chưa? Và các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa? Nếu chưa phải làm phụ lục HDLD đưa hết vào trong HDLD các khoản lương, thưởng & phụ cấp rõ ràng nhé. Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bn đ/tháng? phụ cấp b đồng/tháng...phải cụ thể số tiền & cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp. Hoặc các khoản phụ cấp phải được quy định trong thỏa ước LD, QĐ của HDQT, HĐTV / Các khoản phụ cấp miễn thuế TNCN, các khoản khoán chi cho NLĐ...
2/ Về sổ sách kế toán :
Lấy bảng cân đối phát sinh tài khoản từng năm căn cứ vào đó kiểm tra sổ sách xem đã in đủ sổ sách theo BCDPSTK chưa?
Với những sổ có chi tiết đối tượng thì phải in chi tiết, ngoài in sổ cái.
Sổ chi tiết TK 112 : Nếu có nhiều TK ngân hàng mở nhiều NH khác nhau. Sổ chi tiết TK 131 / 331 : Chi tiết từng đối tượng phải thu / phải trả
Sổ chi tiết 138 / 338 : Chi tiết từng đối tượng phải thu / phải trả khác (nếu có) Sổ chi tiết 141 : Chi tiết từng đối tượng ứng cá nhân
Sổ chi tiết 154 : 1541/1542/1543... (nếu có) Sổ chi tiết 333 : 33311 / 3334/3335/3338..
....
2.1 Kiểm tra kỹ các khoản phải thu, phải trả trên sổ sách so với hóa đơn mua vào/bán ra. Số dư cuối năm, làm biên bản xác nhận công nợ.
2.2. Kiểm tra sổ 112 với số phụ ngân hàng, số dư cuối năm khớp với số dư cuối năm trên sổ phụ NH không? có thời gian thì đối chiếu từng tháng.
2.3 Kiểm tra sổ quỹ Tiền Mặt, tránh hiện tượng âm quỹ, phải có số dư cuối ngày trên sổ quỹ. Tránh trường hợp cuối tháng dương quỹ nhưng trong tháng vẫn có ngày âm quỹ : Không có thu sao có chi ??? => cần điều chỉnh lại hoặc làm giấy vay, mượn tiền bổ sung VLĐ của DN (Cách khắc phục tránh âm quỹ-Thuế.)
2.4. Làm file mềm tự giải trình sẵn chênh lệch giữa doanh thu - giá vốn của từng công trình, của từng hóa đơn xuất ra. Cái nào lỗ thì giải trình sẵn, chuẩn bị các giấy tờ để có thể giải trình vì sao lỗ.
2.5 Đối chiếu sổ chi tiết 333 với chứng từ nộp thuế mà doanh nghiệp đang lưu giữ. Tự làm file excel tổng hợp các khoản thuế đã nộp theo chứng từ. Bởi khi QT Thuế, trên BB làm việc CQ Thuế sẽ tổng hợp quan hệ Nghĩa Vụ NSNN của Doanh Nghiệp trên BBQT (Thuế lấy
theo số họ lưu trên hệ thống QLT, nếu có sai lệch E y/c Thuế điều chỉnh với đk E phải xuất trình được chứng từ nộp thuế đầy đủ do DN đang lưu.)
2.6 Kiểm tra sổ sách của các khoản chi phí : TK đầu 6, đầu 8.
2.7 Kiểm tra nhập xuất tồn kho, in chi tiết NXT từng mặt hàng & có số dư cuối ngày của từng mặt hàng (giống in sổ quỹ) để CQ Thuế kiểm tra hiện tượng âm kho.(Không có nhập kho, lại có xuất kho=>????)
2.8. Nếu có phát sinh các khoản vay ngân hàng/ vay cá nhân thì kiểm tra sắp xếp đầy đủ KUNN từng lần theo phát sinh, kiểm tra các khoản lãi vay. Lập file excel tổng hợp chi phí lãi vay ps từng tháng (cái này lấy từ sổ 635, trừ TH chi phí lãi vay đủ đk vốn hóa thì ko nằm trên 635...)
2.10 Kiểm tra chi phí khấu hao tài sản / hồ sơ tài sản.
2.10.Kiểm tra hóa đơn xem hợp pháp chưa ? : Hóa đơn đầu vào đã đảm bảo đúng đủ các thông tin bắt buộc chưa ?
Tra cứu xem các hóa đơn đầu vào (nếu ko có thời gian cố gắng tra cứu những hóa đơn trị giá trên 20 triệu) đã được bên bán đã làm thông báo phát hành sd hóa đơn với CQ Thuế chưa ? tình trạng NNT đang hoạt động hay tạm ngừng, bỏ trốn, khóa MST....vào http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/và http://gdt.gov.vn/ để tra cứu!
PHẦN V/ KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Đây là loại thuế mà các cơ quan thuế quan tâm nhất, kiểm tra nhiều nhất và kế toán phải vất vả trong công tác hạch toán loại thuế này nhất. một số vấn đề cần chú ý khi hạch toán doanh thu chi phí để tính ra lợi nhuận chịu thuế TNDN.
1- Doanh thu tính thuế
1.1. Doanh thu chƣa thực hiện. DN kinh doanh dịch vụ, khách hàng trả trước tiền phí dịch vụ và yêu cầu xuất hóa đơn theo lần thanh toán tiền. Kế toán không phân biệt được đó là doanh thu chưa thực hiện nên mỗi lần xuất hóa đơn đều ghi vào doanh thu. Trong lúc đó
chưa có chi phí thực hiện các dịch vụ này dẫn đến LN của doanh nghiệp rất lớn một cách không đúng thực tế - > số thuế TNDN phái nộp rất lớn.
1.2. Xuất hóa đơn mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh.
Một số DN không có chức năng kinh doanh ngành nghề này nhưng lại xuất hóa đơn cho ngành nghề đó, dẫn đến lúc kiểm tra ngoài việc bị phạt hành chính về vấn đề kinh doanh sai ngành nghề, còn bị cơ quan thuế không chấp nhận chi phí đầu vào cho những doanh thu này mà coi đây là một khoản thu nhập khác và đánh thuế trên toàn bộ doanh thu không đúng ngành nghề này.
2.1 Chi phí hàng hủy do bị hƣ hỏng, hết hạn sử dụng:
2.1.1. Các khoản chi khoán bằng tiền mặt không có hóa đơn GTGT như công tác phí ăn trưa, lương theo doanh số. . . không theo quy định của quy chế tài chính do DN ban hành, sẽ bị áp mức tối thiểu theo quy định của nhà nước. Mức này rất thấp so với chi phí thực tế DN chi. Do vậy cần phải kiểm tra để sửa đổi hoặc bổ sung quy chế trước khi quyết toán.
2.1.2. Chi phí khấu hao TSCĐ nếu đã áp dụng phương pháp nào là phải áp dụng thống nhất từ tất cả các kỳ kinh doanh, không được thay đổi giữa chừng khi cảm thấy việc tiêu hao chi phí TSCĐ cho một kỳ nào đó quá lớn mà không có hồ sơ tài liệu chứng minh. Nếu muốn thay đổi cần phải làm các thủ tục thay đổi gửi cơ quan thuế.
2.1.3. Chi phí lương theo doanh thu phải có quy chế rõ ràng và mỗi lần tính lương cần phải có các bảng tính toán kèm theo tương ứng với doanh thu ghi nhận trong kỳ hoặc số tiền nộp về trong kỳ. Tránh tình trạng lương tính theo doanh thu thực tế, doanh thu tính theo hóa đơn xuất ra, hoặc là tiền thu về chỉ có trên ngân hàng.
2.1.4. Kiểm tra xem các cổ đông đã góp đủ vốn và đúng thời hạn chưa? Đối với công ty cổ phần thời hạn góp là 90 ngày kể từ ngày có Đăng ký kinh doanh
2.1.5. Xác định những hóa đơn bị mất không xin được sao y bản chính thì loại luôn ra khỏi chi phí tổng giá trị hóa đơn đó, trường hợp xin được sao y bản chính thì đưa phần thuế
2.1.6. Trường hợp hóa đơn xuất ra trước ngày có hóa đơn đầu vào thì cần thu thập các chứng từ bổ sung như: phiếu xuất kho của bên bán, biên bản giao nhận hàng. . . Tuy nhiên việc này không được tiếp diễn thường xuyên và ngày cách nhau thường không quá 5 ngày mới có khả năng giải trình với cơ quan thuế
2.1.7. Trường hợp ký hợp đồng mua nguyên nhiên vật liệu mà đơn vị không có kho bãi chứa và viết hóa đơn 1 lần vào cuối tháng với giá trị lớn, lúc thanh toán cần phải kèm theo các chứng từ chi tiết bổ sung như: phiếu xuất kho của bên bán mỗi lần đơn vị lấy hàng, bảng kê từng ngày nhận hàng có ký nhận của bên bán và xác nhận của bên mua. . . thì chi phí đó mới hợp lý.
2.1.8. Nếu cơ cấu lương vào chi phí thì cần cân nhắc về mức thuế TNCN phải đóng so với mức thuế TNDN phải đóng thì mức nào lớn hơn.

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

MỘT SỐ SAI SÓT CẦN CHÚ Ý TRONG DOANH NGHIỆP KHI LÀM KẾ TOÁN

MỘT SỐ SAI SÓT CẦN CHÚ Ý TRONG DOANH NGHIỆP
I) Sai sót khi làm kế toán thuế
1.1. Đối với hoá đơn mua hàng
– Không kiểm tra kỹ thông tin trên hoá đơn các nội dung: Tên công ty, mã số thuế, địa chỉ dẫn đến thông tin kê khai sai hoặc thông tin của công ty khác.
– Với các hoá đơn tiền điện, tiền nước là hộ cá nhân và là chủ nhà của địa điểm kinh doanh, mặc dù công ty có chi khoản tiền chi phí điện nước thật nhưng vì hoá đơn không mang tên công ty thì bạn không nên kê khai thuế. Để tránh sai sót thi làm kế toán thuế thì bạn vẫn hạch toán vào tài khoản 6422. Nhưng nhớ khi quyết toán thuế TNDN năm bạn loại chi phí này ra khỏi chi phí hợp lý ở chỉ tiêu B4 trên tờ khai này.
– Hoá đơn mua vào không có dấu của giám đốc hoặc thiếu chữ ký của bên mua hàng.
– Hoá đơn mua vào trên thông tin có bảng kê nhưng lại không xin bảng kê chi tiết đi kèm nên thiếu dữ liệu để hạch toán
1.2. Đối với hoá đơn bán hàng
– Lập bảng kê khách lẻ, kê khai thuế rồi nhưng quên không viết vào hoá đơn
– Hoá đơn viết ra giám đốc chỉ ký, đóng dấu liên 2 (giao cho khách hàng) còn liên 1 và liên 3 không ký, đóng dấu nên khi chuẩn bị quyết toán không chuẩn bị kịp.
– Hoá đơn huỷ chưa xé ra khỏi cuống nhưng không gạch chéo cả ba liên làm cho kế toán hiểu nhầm là hoá đơn bán hàng thông thường và hạch toán vào doanh thu nên sai sót
– Hoá đơn huỷ đã xé liên 2 ra khỏi cuống nhưng lại thiếu biên bản huỷ hoá đơn. Hoặc có biên bản huỷ nhưng không kẹp vào liên 2 đã xé nên đánh mất.
– Viết lùi ngày trên hoá đơn là một việc sai rất nặng do kế toán không để ý ngày của hoá đơn trước để viết hoá đơn sau. Trường hợp này hay gặp trong trường hợp các công ty thường trừ hoá đơn lại để xả hàng hoá.
– Không đặt bìa cứng dưới 3 liên khi viết hoá đơn( vì hiện nay dùng hoá đơn đặt in là chính)
– Thiếu chữ ký người mua trên hoá đơn
– Ghi sai dòng thông khách hàng khi viết hoá đơn
– Trong bảng kê HHDV bán ra không ghi đúng số hoá đơn sử dụng, ngày tháng
II) Các lỗi khi kê khai thuế
– Ghi nhầm người nộp: Là tên giám đốc mà thực chất phải ghi đầy đủ tên của doanh nghiệp
– Chọn nhầm cơ quan thuế cấp cục và cơ quan thuế quản lý.
– Với công ty mới thành lập quên không đăng ký khấu hao TSCĐ theo TT45
– Quên không kê khai mẫu II-1 trong khi công ty phát sinh thêm ngân hàng
– Quên đánh lên chỉ tiêu 22: Số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang.
– Trong tháng hoặc quý không phát sinh hoạt động mua bán nhưng quên tích vào chỉ tiêu 21
– Kê khai nhiều lần cho một hoá đơn hoặc kê khai sai giá trị thật trên hoá đơn
– Khi đã nộp tiền thuế vãng lai ngoại tỉnh nhưng quên không đưa vào chỉ tiêu 39 để khấu trừ.
– Kê khai tờ khai nhập khẩu hàng hoá khi chưa có giấy nộp tiền thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu
– Khi phát sinh gia hạn thuế GTGT mà không tích vào ô gia hạn – trong trường hợp được gia hạn.
– Chỉ tiêu 24 và 25 khác nhau trong khi trong tháng không có sự phân bổ thuế GTGT
– Không nộp tờ khai thuế GTGT tháng, quý đúng hạn.
– Khi có thông báo của bên thuế về việc hoá đơn bỏ trốn thì không kịp thời điều chỉnh, hoặc chỉ điều chỉnh thuế GTGT mà không điều chỉnh tờ khai quyết toán thuế TNDN năm.
III) Các lỗi sai sót khi làm kế toán thuế thường gặp khi hạch toán
3.1. Quên không hạch toán nộp tiền thuế môn bài, hoặc có hạch toán nhưng không thông qua TK 3339
Trích vào chi phí: Nợ TK 6425/ Có TK 3339
Lập phiếu chi: Nợ TK 3339/ Có TK 111
3.2. Khi bị thanh tra thuế bị truy thu thuế TNDN và thuế GTGT nhưng không hạch toán vào chi phí khác, và cuối năm không biết loại chi phí này ra khỏi chi phí hợp lý.
3.3. Khi điều chỉnh giảm thuế GTGT và giảm chi phí hợp lý do hoá đơn bỏ trốn mà không biết điều chỉnh thuế GTGT giảm tại năm phát hiện bằng bút toán
Nợ TK 811
Có TK 1331
3.4. Khi nộp thuế TNDN không thực hiện bút toán trích tính vào chi phí thuế mà chỉ phản ánh nghiệp vụ nộp tiền thuế. Mà thực chất phải qua 2 bút toán sau
Nợ TK 821
Có TK 3334
Sau đó nộp thuế mới hạch toán
Nợ TK 3334
Có TK 111.
3.5. Sai sót khi làm kế toán thuế khi không thực hiện khấu trừ thuế GTGT theo bút toán
Nợ TK 3331
Có TK 133
– Hạch toán bút toán thu công nợ
Nợ TK 111,112
Có TK 131
Nhưng chọn sai đối tượng khách hàng dẫn đến theo dõi sai công nợ phải thu.
– Hạch toán bút toán trả tiền nhà cung cấp
Nợ TK 331
Có TK 111,112
Nhưng chọn sai đối tượng nhà cung cấp dẫn đến theo dõi sai công nợ phải trẩ
3.6. Tồn tại nhiều khoản khách hàng trả thừa, thiếu do khách hàng chuyển số tiền chẵn mà doanh nghiệp bạn xuất hoá đơn lẻ. Phần chênh lệch được xử lý cho đẹp sổ sách và hết công nợ thực tế như sau
Nếu thừa bên nợ 131
Nợ TK 635
Có TK 131
Nếu thừa bên có TK 131
Nợ TK 131
Có TK 515
3.7. Tồn tại nhiều khoản nhà cung cấp trả thừa, thiếu do hoá đơn đầu vào có tổng giá trị thanh toán lẻ, mà doanh nghiệp bạn thanh toán cho nhà cung cấp số tiền chẵn bị chênh lệch . Bạn nên xử lý
Nếu thừa bên nợ TK 331
Nợ TK 635
Có TK 331: Hết công nợ với nhà cung cấp mà DN bạn trả thừa
Nếu thiếu bên có TK 331
Nợ TK 331
Có TK 515
– Hạch toán trả trước cho nhà cung cấp nhầm vào khoản tạm ứng
– Không đối trừ tạm ứng khi nhận hoá đơn mua hàng dẫn đến hạch toán chi hai lần.
IV) Các lỗi sai sót khi làm kế toán thuế thường gặp khi chuẩn bị sổ sách quyết toán thuế
– Thiếu bảng trích khấu hao tài sản cố định hoặc có nhưng phản ánh sai so với hạch toán chi tiết
– Thiếu bảng phân bổ công cu dụng cụ hoặc có nhưng phản ánh sai so với hạch toán chi tiết
– Thiếu hồ sơ nhân viên so với quyết toán thuế TNCN, hoặc chữ ký giữa bảng lương, hồ sơ lương không đồng nhất
– Lập báo cáo quỹ âm một số thời điểm trong năm tài chính
– Không thực hiện đối chiếu lại sổ phụ ngân hàng nên đối chiếu sai sổ tiền gửi ngân hàng
– Không lập báo cáo chi tiết phải thu của khách hàng.
– Không có đối chiếu công nợ phải trả cho nhà cung cấp, hoặc có lập nhưng không có dấu, ký nhận của hai bên
– Không có bảng chi tiết giá thành hoặc có nhưng không rõ ràng các khoản chi phí
– Không có định mức nguyên vật liệu chi tiết
NẾU CÓ GÌ THIẾU SÓT MONG MỌI NGƯỜI GÓP Ý ĐỂ EM HỌC HỎI VÀ HOÀN THIỆN HƠN