Anh CHỊ ơi. !!!
Công ty em mới toe chưa có kế toán.
Hiện tại em mới xin được viêc làm, em tốt nghiệp bằng GIỎI và rất hoang mang.
Em ko bít bắt đầu từ đâu,,, làm thế nào trong trường chả dạy..
Không phải riêng em nhé ...Và rất nhiều bạn khác cũng hỏi vậy
Trả lời: ( Các bạn tham khảo và vận dụng nhé)
Uống vài lọ thuốc bổ trước khi bắt tay vào làm
Đầu tiên là xác định việc ngập cổ vì loay hoay không biết bắt đầu từ đâu, không về sớm được bảo người nhà đừng đợi cơm ..
Có những bạn học 4 năm nhưng có những bạn lại học ngắn hạn về Kế toán họ đều làm được công việc của kế toán. Bài viết sau sẽ giúp các bạn cái sườn để các bạn hình dung ra được mình cần làm gì ?
1. Công việc đầu năm mà kế toán thuế cần phải làm
- Kê khai thuế môn bài và nộp tiền thuế môn bài đầu năm.:
Dựa vào giấy phép đăng ký kinh doanh để biết công ty mình ở bậc nào bậc 1,2.,3
Trên 10ty: 3 triệu , dưới 10 tỷ là 2 triệu, chi nhánh văn phòng là 1 triệu.
Có 2 hình thức nộp tiền thuế môn bài đó là nộp tiền mặt mang tiền ra ngân hàng nộp thứ 2 nộp qua mạng trang nopthue
Lưu ý: các bạn ghi chính xác mã chương tiểu mục khoản nhé và cơ quan thuế hưởng thụ nhé. Nếu sai thì cán bộ thuế sẽ gửi công văn xuống đó lúc đó các bạn phải làm thư tra soát để điều chỉnh cho đúng tiểu muc khoản
+ Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1.
+ Nếu là công ty mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 30 ngày, kể từ khi có giấy phép Kinh doanh.
+ Nếu công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 năm có thay đổi và lập tờ khai môn bài
- Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước. Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1
- Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề
- Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước liền kề
- Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 30/3
Dựa vào giấy phép đăng ký kinh doanh để biết công ty mình ở bậc nào bậc 1,2.,3
Trên 10ty: 3 triệu , dưới 10 tỷ là 2 triệu, chi nhánh văn phòng là 1 triệu.
Có 2 hình thức nộp tiền thuế môn bài đó là nộp tiền mặt mang tiền ra ngân hàng nộp thứ 2 nộp qua mạng trang nopthue
Lưu ý: các bạn ghi chính xác mã chương tiểu mục khoản nhé và cơ quan thuế hưởng thụ nhé. Nếu sai thì cán bộ thuế sẽ gửi công văn xuống đó lúc đó các bạn phải làm thư tra soát để điều chỉnh cho đúng tiểu muc khoản
+ Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1.
+ Nếu là công ty mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 30 ngày, kể từ khi có giấy phép Kinh doanh.
+ Nếu công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 năm có thay đổi và lập tờ khai môn bài
- Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước. Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1
- Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề
- Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước liền kề
- Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 30/3
2. Công việc hằng ngày phải làm
- Xem công ty mình áp dụng chế độ kế toán nào theo thông tư nào 200 hay 133 để từ đó kế toán xây dựng bộ máy kế toán cho phù hợp với công ty, phù hợp với chế độ kế toán
Mỗi thông tư 200 và 133 đều có mẫu sổ sách, bảng biểu đi kèm (phụ lục) nên các bạn phải bám sát 2 thông tư này, cái nào k hiểu thì mở ra đọc ở trong đó có hết
- Tiếp theo bạn xem công ty mình là loại hình doanh nghiệp nào xây dựng, xây lắp, thương mại, sản xuất, hay dich vụ để từ đó các bạn tính giá thành hay giá vốn
- Tiếp theo ACE phải Thuộc lòng như bảng cửu chương bản chất nguyên lý vận động của từng tài khoản mở sổ ghi sổ, định khoản..... nhớ tên tk khoảng hơn 20tk thui k cần nhớ nhiều. Tk loại 1.2 tăng ghi nợ giảm ghi có . Tk loại 3.4 thì ngược lại.. và số dư của các tk thì đưa lên những báo cáo nào? Số dư tk loại 1.2 thi đưa lên bên TS. Số dư loại 3.4 đưa lên NV của bảng cân đối kế toán.
Loai 5.6.7.8.9 k có số dư và đưa lên báo cáo kqhdkd . Đặc biệt Bám sát tt200 và thông tư 133.
=> Ví dụ: ngày 14/2 rút tiền gửi ngân hàng bidv về nhập quỹ tiền mặt là 10 tỷ vnd
Kế toán cần phải phân tích. Tk sử dụng ở đây là 112 và 111. Rút tiền gửi thi tiền ở ngân hàng giảm do đó ghi Có 112. Nhập quỹ tiền mặt thi tiền trong quỹ tăng lên ghi bên Nợ.
Do vậy căn cứ vào séc hoặc giấy rút tiền kế toán ghi
Nợ 111 có 112: 10 tỷ.
Tiếp theo kế toán in phiếu thu kẹp vào séc hoặc rút tiền nhớ ký đóng dấu
Tiếp theo kế toán mở sổ theo dõi chi tiết TK111 và 112. Cuối tháng in sổ quỹ tiền mặt , nhật ký thu tiền và sổ tiền gửi ngân hàng.
Số dư của 111.112 sẽ đưa lên bảng cân đối kế toán mục tiền và các khoản tương đương tiền.
=> Ví dụ: ngày 08/3 Mua hàng về nhập kho số tiền là 250 tr vnd
Kế toán cần phải phân tích. Tk sử dụng ở đây là 156 và 331.
Mua hàng của ai thi ghi tăng nợ KH đó do đó ghi Có 331. Nhập kho hàng thi hàng trong kho tăng lên ghi bên Nợ 156.
Do vậy căn cứ vào PNK kế toán ghi
Nợ 152 có 331: 250 tr.
Tiếp theo kế toán in phiếu nhập kho kẹp vào nhớ ký đóng dấu
Nợ 152 có 331: 250 tr.
Tiếp theo kế toán in phiếu nhập kho kẹp vào nhớ ký đóng dấu
Tiếp theo kế toán mở sổ theo dõi chi tiết TK156 và 331.
Cuối tháng in sổ kho, sổ chi itết công nợ. Nhớ đối chiếu tồn kho với THỦ KHO
Tương tự với các TK khác cũng làm tương tự.
- Ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán:
+ Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa,… Thì công việc của kế toán là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán.
+ Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không ( có phần mềm tra cứu hoá đơn, thông tin doanh nghiệp…….) các bạn vào trang tongcucthue là có hết
+ Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải xử lý ngay theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan
+ Lập phiếu thu, phiếu chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày
- Vào sổ quỹ , sổ tiển gửi, và các sổ sách cần thiết khác để cuối ngày bạn báo cáo lượng tiền dư cuối ngày
+ Lưu ý: Những chứng từ không dùng ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 5 năm
+ Những chứng từ để ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 10 năm
+ Những chứng từ, hồ sơ đặc biệt quan trọng tu trữ vĩnh viễn
- Trường hợp không chi tiền mặt không thu tiền mặt thì các bạn mở sổ Theo dõi công nợ mua và bán: mở sổ theo dõi chi tiết cho từng khách để có kế hoạch trả tiền và đòi nợ, Trên 20 triệu phải chuyển khoản để được khấu trừ vat và cp hợp lý
- Theo dõi tiền ra tiền vào của ngân hàng: lập uỷ nhiêm chi, giấy báo Có, cuối tháng thì lấy sổ phụ,
- Theo dõi những khoản tạm ứng cho nhân viên, tam ứng các khoản chi như mua vật tư công tác phí….. và sẽ hoàn ứng khi kết thúc
- Nhập vào phần mềm: chính xác thông tin con số, số tiền, định khoản….. nhập sai thì bạn biết rồi đó đi mò mẫm tìm lại mệt cho nên phương châm nhập chứng từ nào ok chứng từ đó, k nhanh k vươt ẩu nhé
- Trường hợp không chi tiền mặt không thu tiền mặt thì các bạn mở sổ Theo dõi công nợ mua và bán: mở sổ theo dõi chi tiết cho từng khách để có kế hoạch trả tiền và đòi nợ, Trên 20 triệu phải chuyển khoản để được khấu trừ vat và cp hợp lý
- Theo dõi tiền ra tiền vào của ngân hàng: lập uỷ nhiêm chi, giấy báo Có, cuối tháng thì lấy sổ phụ,
- Theo dõi những khoản tạm ứng cho nhân viên, tam ứng các khoản chi như mua vật tư công tác phí….. và sẽ hoàn ứng khi kết thúc
- Nhập vào phần mềm: chính xác thông tin con số, số tiền, định khoản….. nhập sai thì bạn biết rồi đó đi mò mẫm tìm lại mệt cho nên phương châm nhập chứng từ nào ok chứng từ đó, k nhanh k vươt ẩu nhé
3. Công việc hàng tháng
- Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng).
- Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó. Kể từ ngày 1/1/2014 những hóa đơn đầu vào không bị khống chế thời gian kê khai, nhưng phải khai trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra
- Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng).
- Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng).
- Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề
- Tính giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán như đã nêu ở trên
- Tính lương, bảo hiểm , các khoản phụ cấp khác cho người lao động
- Tính khấu hao TSCĐ, tính phân bổ công cụ dụng cụ
- Kết chuyển doanh thu, chi phí, giá vốn để tính lợi nhuận
- Lâp các báo cáo quản trị, báo cáo TC, báo cáo khác theo yêu cầu của cấp trên, của từng bộ phận
- Kết hơp với các bộ phận khác để lấy số liệu chứng từ cho công việc suôn sẻ
- Giải trình số liệu cho các cơ quan có liên quan như thuế, bảo hiểm, ngân hàng…..vấn đề ngày mang tính nghệ thuật
- Giao ban phòng kế toán hay họp công ty để báo cáo tài chính trong tháng
- Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế
4. Công việc hàng quý
- Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo quý)
- Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.
- Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.
- Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).
- Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.
- Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.
- Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý.
- Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý).
- Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.
5. Công việc cuối năm
- Cuối năm bạn nhớ làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 .
- Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm
- Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm
- Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ
- Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và số tổng hợp
- Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.
- In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó đợi các cơ quan chức năng sờ đến
- Lưu trữ các chứng từ và số sách
Trên đây là những công việc cơ bản mà kế toán thuế phải làm trong doanh nghiệp. Để làm tốt những công tác tưởng như đơn giản đó, bạn phải hiểu rõ về những văn bản thuế liên quan, và các chuẩn mực kế toán.
Một số văn bản về thuế hiện hành kế toán cần nắm được như sau:
- Thông tư 156/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế
- Thông tư 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT
- Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN
- Thông tư 78/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNDN
- Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn sử dụng hóa đơn
- Thông tư 119/2014/TT-BTC Sửa đổi một số Thông tư
- Quy chế tiền lương tiền thưởng, thang bảng lương, công tác phí: doanh nghiệp tự xây dựng cho phù hợp
- Luât bảo hiêm xã hội:
chú ý lao đông một tháng phải tham gia bảo hiểm bắt đầu từ ngày 1/1/2018
- 14 khoản thu nhập không phải đóng bảo hiểm
..........................................
- Thông tư 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế GTGT
- Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN
- Thông tư 78/2014/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNDN
- Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn sử dụng hóa đơn
- Thông tư 119/2014/TT-BTC Sửa đổi một số Thông tư
- Quy chế tiền lương tiền thưởng, thang bảng lương, công tác phí: doanh nghiệp tự xây dựng cho phù hợp
- Luât bảo hiêm xã hội:
chú ý lao đông một tháng phải tham gia bảo hiểm bắt đầu từ ngày 1/1/2018
- 14 khoản thu nhập không phải đóng bảo hiểm
..........................................
Ngoài ra, các bạn cũng cần tham khảo các Nghị định hướng dẫn thực hiện và các Luật thuế cập nhật hàng ngày thông qua cong thông tin của tổng cục thuế
Mỗi mục gạch đầu dòng đều có chuyên muc riêng
Mỗi mục gạch đầu dòng đều có chuyên muc riêng
Cuối cùng là lĩnh lương và đòi tăng lương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét