Công ty Kế toán BACNAMTRAINING chuyên làm Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm cho mọi loại hình doanh nghiệp với chi phí chỉ từ 1 triệu/ 1 bộ báo cáo, xin chia sẻ với các bạn kế toán bài
Hướng dẫn cách làm báo cáo tài chính bằng Excel theo TT133.
Trước hết, các bạn cần phải biết Bộ Báo cáo tài chính và bộ sổ sách kế toán mà kế toán cần phải hoàn thiện khi kết thúc 1 năm tài chính theo TT 133 bao gồm những gì, tôi tóm tắt như sau:
– Báo cáo tài chính năm bao gồm:
1. Bảng cân đối tài khoản
2. Bảng cân đối kế toán 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo pp trực tiếp 5. Bản thuyết minh tài chinh 6. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp |
– Mẫu số: F-01/DNN
– Mẫu số: B-01/DNN – Mẫu số: B-02/DNN – Mẫu số: B-03/DNN – Mẫu số: B-09/DNN – Mẫu số: 03/TNDN |
– Quyết toán thuế TNCN năm cho CBCNV (Có kèm bảng lương chi tiết)
– Sổ sách kế toán bao gồm:
– Sổ sách kế toán bao gồm:
1. Nhật ký chung
2. Nhật ký bán hàng, mua hàng
3. Nhật ký chi tiền, thu tiền
4. Bảng tổng hợp NXT hàng hóa, nguyên vật liệu…(nếu có)
5. Sổ chi phí quản lý kinh doanh (TK 632, 642, 154..)
6. Sổ cái các tài khoản
7. Sổ chi tiết các tài khoản
8. Sổ tiền gửi ngân hàng, sổ quỹ tiền mặt.
9. Sổ chi tiết công nợ (phải thu, phải trả)
10. Sổ chi tiết hàng tồn kho.
Các bạn có thể tham khảo chi tiết theo đường dẫn:
Sau đây chúng ta sẽ lần lượt thực hiện hoàn thành bộ Báo cáo tài chính cuối năm cho doanh nghiệp bằng exel:
I.Bảng cân đối tài khoản theo Mẫu số F-01/DNN
1. Cơ sở lập bảng cân đổi tài khoản
1. Cơ sở lập bảng cân đổi tài khoản
Bảng cân đối tài khoản là phụ biểu của báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế, dùng để phản ánh tổng quát số hiện có đầu năm, số phát sinh tăng giảm, trong năm và số hiện có cuối năm được phân loại theo tài khoản kế toán của các loại tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản kế toán:
Cột 1 “Số hiệu tài khoản” : Cột này ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 ( hoặc cả tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2) doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo.
Cột 2 “Tên tài khoản”: Cột này ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự từng loại mà doanh nghiệp đang sử dụng. Cột 3,4 “Số dư đầu năm”:
Cột 3 và cột 4 dùng để phản ánh số dư Nợ đầu năm và số dư Có đầu năm theo từng tài khoản.
Số liệu để ghi vào vào cột 3, 4 “Số dư đầu năm” được căn cứ vào Sổ cái hoặc sổ Nhật ký – sổ cái, hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7, cột 8 của bảng cân đối tài khoản năm trước.
Cột 5, 6 “Số phát sinh trong năm”: Cột 5 và cột 6 dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên Có của từng tài khoản trong năm báo cáo.
Số liệu để ghi vào cột 5 và cột 6 được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Số cái trong năm báo cáo.
Cột 7, 8 “Số dư cuối năm: Cột 7 và cột 8 dùng để phản ánh số dư Nợ cuối năm và số dư có cuối năm theo từng tài khoản của năm báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 7 và cột 8 được tính như sau:
Số dư cuối năm = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh trong kỳ – Số phát sinh giảm
Cột 1 “Số hiệu tài khoản” : Cột này ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 ( hoặc cả tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2) doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo.
Cột 2 “Tên tài khoản”: Cột này ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự từng loại mà doanh nghiệp đang sử dụng. Cột 3,4 “Số dư đầu năm”:
Cột 3 và cột 4 dùng để phản ánh số dư Nợ đầu năm và số dư Có đầu năm theo từng tài khoản.
Số liệu để ghi vào vào cột 3, 4 “Số dư đầu năm” được căn cứ vào Sổ cái hoặc sổ Nhật ký – sổ cái, hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7, cột 8 của bảng cân đối tài khoản năm trước.
Cột 5, 6 “Số phát sinh trong năm”: Cột 5 và cột 6 dùng để phản ánh số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên Có của từng tài khoản trong năm báo cáo.
Số liệu để ghi vào cột 5 và cột 6 được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Số cái trong năm báo cáo.
Cột 7, 8 “Số dư cuối năm: Cột 7 và cột 8 dùng để phản ánh số dư Nợ cuối năm và số dư có cuối năm theo từng tài khoản của năm báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 7 và cột 8 được tính như sau:
Số dư cuối năm = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh trong kỳ – Số phát sinh giảm
Download:
II. Hướng dẫn lập Bảng cân đối kế toán theo mẫu số B- 01/DNN
1. Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán
– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
– Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết haowjc Bảng tổng hợp chi tiết
– Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước
2. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán năm
– “Mã số” ghi ở cột B tương ứng với các chỉ tiêu báo cáo
-Số hiệu ghi ở cột C “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết hoặc các thuýet minh bổ sung của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán
-Số hiệu ghi ở cột C “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết hoặc các thuýet minh bổ sung của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán
– Số liệu ghi vào cố 2 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cức vào số liệu ghi ở cột 1 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh các năm trước anh rhưởng đến các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu cần phải điều chỉnh theo phương pháp hồi tố
– Số liệu ghi vào cột 1 “số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được hướng dẫn như sau:
PHẦN TÀI SẢN
a-Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)
Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150
Trong đó:
-Mã số 110 (Tiền và các khoản tương đương tiền ): Tổng số dư Nợ của các TK 111, 112 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn phản ánh ở số dư Nợ TK 121 trên sổ chi tiết TK 121
-Mã số 120 (Đầu tư tài chính ngắn hạn) = Mã số 121 + Mã số 129
Trong đó:
+ Mã số 121 (Đầu tư ngắn hạn): Là tổng dư Nợ của TK 121 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái sau khi trừ đi các khoản đầu từ ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu 110
+ Mã số 121 (Đầu tư ngắn hạn): Là tổng dư Nợ của TK 121 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái sau khi trừ đi các khoản đầu từ ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu 110
+ Mã số 129 (Dự phòng giảm gái đầu tư tài chính ngắn hạn):Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Là số dư Có của Tk 1591 trên Sổ cái
-Mã số 130 (Các khoản phải thu ngắn hạn) = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 138 + Mã số 139
Trong đó:
+ Mã số 131 (Phải thu của khác hàng): căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 131 mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK131
+ Mã số 132 (Trả trước cho người bán): Căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tk 331 mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331
+Mã số 138 (các khoản phải thu khác): Là tổng số dư Nợ của các Tài khoản: 1388, 334, 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 334, 338 (Không bao gồm các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cước ngắn hạn)
+ Mã số 139 (Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi) số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. số liệu là số dư Có chi tiết của Tk 1592 trên sổ kế toán chi tiết của các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đói (Tk 1592)
-Mã số 140 (Hàng tồn kho) = Mã số 141 + Mã số 149
Trong đó:
+ Mã số 141 (Hàng tồn kho): Tổng số dư Nợ của các Tk 152, 153, 154, 155, 156, 157 trên sổ cái
+ Mã số 149 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho):Số dư Có của Tài khoản 1593 trên sổ chi tiết TK 159, chi tiết các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Tk 1593)
-Mã số 150 (Tài sản ngắn hạn khác) = Mã sô 151 + Mã số 152 + Mã số 158
Trong đó:
+Mã số 151 (Thuế GTGT được khấu trừ): căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 133 trên sổ cái
+ Mã số 152 (Thuế và các khoản phải thu nhà nước): căn cứ vào số dư Nợ chi tiết Tk 333 trên sổ kế toán chi tiết TK333
+Mã số 158 (Tài sản ngắn hạn khác): căn cứ vào số dư Nợ các Tài khoản 1381, tài khoản 141, tài khoản 242, tài khoản 1388 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái hoặc trên sổ chi tiết TK 1388
b-Tài sản dài hạn (Mã số 200)
Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240
-Mã số 210 (tài sản cố định) = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213
Trong đó:
+ Mã số 211 (Nguyên giá): số liệu ghi vào chi tiêu này là sơ dư Nợ của Tài khoản 211 trên Sổ cái
+ Mã số 212 (Giá trị hao mòn lũy kế): số liệu ghi vào chi tiêu này là sơ dư Có của các tài khoản: Tk 2141 trên sổ chi tiết TK 2141, TK 2142 trên sổ chi tiết TK 2142 và Tài khoản 2143 trên sổ chi tiết 2143
+ Mã số 213 (Chi phí xây dựng cơ bản dở dang): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 241 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái
-Mã số 220 (Bất động sản đầu tư)= Mã số 221 + Mã số 222
Trong đó:
+ Mã số 221 (Nguyên giá): Số liệu đê rphán ảnh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 217
+ Mã số 222 (Giá trị hao mòn lũy kế): Số liệu của chỉ tiêu này ghi bằng số âm, có giá trị là số dư Có của Tài khoản 2147 trên sổ kế toán chi tiết TK 2147
-Mã số 230 (Các khoản đầu tư tài chính dài hạn) = Mã số 231 +Mã số 239
Trong đó:
+ Mã số 231 (Đầu tư tài chính dài hạn): số liệu ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ Tài khoản 221 trên Sổ cái
+ Mã số 239 (Dự phòng giảm giá đàu tư tài chính dài hạn): Là số dư Có của Tài khoản 229 trên Sổ cái
-Mã số 240 (Tài sản dài hạn khác)= Mã số 241 + Mã số 248 + Mã số 249
Trong đó
+ Mã số 241 (Phải thu dài hạn): Là số dư Nợ chi tiết của các Tài khoán 131, 138, 331, 338 trên sổ kế toán chi tết các TK 131, 1388
+Mã số 248 (Tàu sản dài hạn khác): căn cứ vào tổng số dư Nợ Tài khoản 242, Tài khoản 244 và Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái
+Mã số 249 (Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi): Số liệu ghi chỉ tiêu này ghi bằng số âm, là số dư Có chi tiết của Tài khoản 1592, chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi trên sổ kế toán chi tiết TK 1592
MÃ SỐ 250 (TỔNG CỘNG TÀI SẢN) = MÃ SỐ 100 + MÃ SỐ 200
PHẦN NGUỒN VỐN
a,Nợ phải trả (Mã số 300) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320
-Mã số 310 (Nợ ngắn hạn) = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 318 + Mã số 319
Trong đó:
+ Mã số 311 (Vay ngắn hạn): Là số dư Có của Tk 311 và TK 315 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái
+Mã số 312 (Phải trả cho người bán): Là tổng số dư Có chi tiết của TK 331 được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên Sổ kế toán chi tiết TK 331
+ Mã số 313 (Người mua trả tiền trước): Căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 được phân loại là ngắn hạn mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dư Có của TK 3387 được phân loại là ngắn hạn trên Sổ kế toán chi tiết TK 3387
+ Mã số 314 ( Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước): Là số dư Có chi tiết của Tài khoản 333 trên Sổ kết oán chi tiết TK 333
+ Mã số 315 (Phải trả người lao động): Là số dư Có chi tiết của tài khoản 334 trên Sổ cái
+ Mã số 316 (Chi phí phải trả): Là số dư Có của tài khoản 335 trên Sổ cái
+Mã số 318 (Các khoản phài trả ngắn hạn khác): Là số dư Có của các TK 338, TK 138 trên Sổ kế toán chi tiết của các TK 338, 138 (không bao gồm các tài khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn và phần dư Có TK 3387 đã phản ánh vào chỉ tiêu 313)
+ Mã số 319 (Dự phòng phải trả ngắn hạn): là số dư Có chi tiết của TK 352 trên sổ kết oán chi tiết TK 352
-Mã số 320 (Nợ dài hạn) Là chỉ tiêu tổng hượp phản ánh tổng giá trị các khảon nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thừoi hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh, khoản phải trả người bán, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn tại thời điểm báo cáo.
Mã số 320 = Mã số 321 +Mã số 322 +Mã số 328 + Mã số 329
+ Mã số 321 (vay và nợ dài hạn): Là tổng sổ dư Có các TK 3411, TK 3412 và kết quả tìm được của số dư Có TK 34131 trừ (-) dư Nợ TK 34132 cộng (+) dư Có Tk 34133 trên Sổ kế toán chi tiết TK 341
+Mã số 322 (Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm): Là số dư Có của TK 351
+ Mã số 328 ( Phải trả, phải nộp dài hạn khác): Là tổng số dư có chi tiết của các Tk 331, 338, 138, 131 được phân loại là dài hạn trên sổ kế toán chi tiết (chi tiết phài trả dài hạn) và số dư có TK 3414 trên sổ chi tiết TK 341
+ Mã số 329 (Dự phòng phải trả dài hạn): Là số dư Có chi tiết của tài khoản 352 trên sổ kế toán chi tiết TK 352
b-Vốn chủ sơ hữu (Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430)
-Mã số 410 (Vốn chủ sở hữu) = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413+ Mã số 414 +Mã số 415 + mã số 416 + Mã số 417)
Trong đó:
+ Mã số 411 (Vốn đầu từ của chủ sở hữu): Là số dư Có của Tài khoản 4111 trên sổ kế toán chi tiết TK 4111
+Mã số 412 (Thặng dư vốn cổ phần): Chỉ tiêu này phản ánh thặng dư vốn cổ phần ở thòi điểm báo cáo của công ty cổ phàn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4112 trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu TK này có số dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
+Mã số 413 (Vốn khác của chủ sở hữu): Là số dư có tài khoản 4118 trên sổ kết oán chi tiết TK 4118
+Mã số 414 (cổ phiếu quỹ): là số dư Nợ của Tài khoản 419 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái
+Mã số 415 (Chênh lệch tỷ giá hối đoái): Là số có của TK 413 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.
+Mã số 416 (Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu): Là số dư có của TK 418 trên Sổ cái
+ Mã số 417 (Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối): Là số dư Có của TK 421 trên sổ cái hoặc nhật ký- sổ cái . Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dứoi hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)
-Mã số 430 (Quỹ khen thưởng, phúc lợi) chỉ tiêu này phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chi tiêu này là số dư Có của tài khoản 431 trên sổ cái.
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440) = mã số 300 + Mã số 400
Phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp thời điểm báo cáo
Chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản Mã số 250” = Chỉ tiêu “Tổng cộng Nguồn vốn Mã số 440”
III. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 –DNN)
1. Nội dung và kết quả Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác.
Báo cáo gồm có 5 cột:
+Cột A: Các chỉ tiêu báo cáo
+Cột B: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng
+Cột C: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính
+Cột 1: Tổng số phát sinh trong năm báo cáo
+Cột 2: Số liệu của năm trước (để so sánh)
2. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Số hiệu ghi vào cột C “Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm
– Số liệu ghi vào cột 2 “Năm trước” của báo cáo năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh trong trường hợp phát hiện ra sai sót trọng yếu của các năm trước có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm trước phải điều chỉnh hồi tố
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi cột 1 “năm nay” như sau:
+ Doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ (Mã số 01)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩn, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 511 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.
+ Các khoản giảm trừ doanh thu (mã số 02):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của doanh nghiệp nộp thuế GTGT được tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số được xác định trong năm báo cáo số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 511 với bên Có TK 521, TK 333 trong năm báo cáo trên Sổ cái
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ trong năm báo cáo, là căn cức tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ của TK 511 đối ứng với bên Có của TK 911 của năm báo cáo hoặc Mã số 10 = Mã số 01 – mã số 02
+ Giá vốn bán hàng (Mã số 11)
Phàn ánh tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của thành phầm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp chi phí khcs được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK 632 trong băm báo cáo đối ứng với bên Nợ của TK 911 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái
Phàn ánh tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của thành phầm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp chi phí khcs được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên có của TK 632 trong băm báo cáo đối ứng với bên Nợ của TK 911 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái
+ LỢi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (mã số 20)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đàu tư, và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong năm báo cáo. Mã số 20 = Mã số 10 – mã số 11
+ Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ của TK 515 đối ứng với bên Có TK 911 trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái
+ Chi phí tài chính (mã số 22)
Là lũy kế số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong năm báo cáo trên Sổ cái
+ Chi phí lãi vay (Mã số 23)
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết Tài khoản 635
+ Chi phí quản lý kinh doanh (Mã số 24)
Phản ánh tổng chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có tài khoản 642 đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong năm báo cáo
+Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo, Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) Chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong năm báo cáo. Nếu kết quả lỗ thì ghi trong ngoặc đơn (…)
+ Thu nhập khác (Mã số 31)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cức vào tổng số phát sinh bên Nợcủa Tài khoản 711 đối ứng với bên Có của TK 911 trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái
+ Chi phí khác (mã số 32)
Số liệu đưuọcc ăn cức vào tổng số phát sinh bên Có của TK 811 đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong năm báo cáo trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái
+ Lợi nhuận khác ( Mã số 40)
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệc giữa thu nhập khác (sau khi đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong năm báo cáo. MS40 = MS 31 – Ms 32
+ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
Mã số 50 = mã số 30 + mã số 40
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 51)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cức vào tổng số phát sinh bên Có TK 821 đối ứng với bên Nợ Tk 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 821 hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 821 đối ứng với bên Có TK 91 trong năm báo cáo
+ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động cảu doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo. (Mã số 60 = mã số 50 – Mã số 51)
IV. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (MẪU SỐ B03 –DNN)
1.Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính lưu chuyển tiền tệ
-Việc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán số 24
-Các khoản đầu từ tài chính ngắn hạn được coi là tương đương tiến trình bày trên báo cáo lưuu chuỷen tiền tệ chỉ bao gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu từ trước đó
-Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ba loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của Chuẩn mực kết oán số 24:
+ Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính
+Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền
+ Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp
-Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
+Thu tiền và chi trả tiền hộ khác hàng
+Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: mua, bán ngoại tệ, mua, bán các khảon đầu tư, các khảon đi vay hoặc cho vay nắng hạn khác có thừoi gian thanh toán không quá 3 tháng
-Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức sử dụng trong ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch
– Các giao dịch về đầu tư và tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Các khoagnr mục tiền và tương đương tiền đầu năm và cuối năm, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ phải được trình bày thành các ch ỉ tiêu riêng biệt trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đối chiều số liệu với các khoản mục tương ứng trên Bảng cân đối kế toán
– Doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối năm lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của p háp luật hoặc các rang buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện
2.Yêu cầu về mở và ghi sổ kế toán phục vụ lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Sổ kế toán chi tiết các Tài khoản phải thu, phải trả phải được mở chi tiết theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính
– Sổ kế toán chi tiết các Tài khoản Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng phải mở chi tiết theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính làm căn cứ tổng hợp khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
– Tại thời điểm cuối niên độ kế toán, khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp cần phải xác định các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thời hạn thu hội hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua thỏa mãn định nghĩ là tương đương tiền theo quy định của Chuẩn mực “báo cáo lưu chuyển tiền tệ” để loại trừ ra khỏi các khoản mục liên quan đến hoạt động đầu tư, giá trị của các khoản tương đương tiền được cộng (+) và chỉ tiêu “tiên và các khoản tương đươgn tiền cuối năm” trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
-Đối với các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ không được coi là tương đương tiền, kế toán phải căn cức vào mục đích đầu tư để lập bảng kê chi tiết xác định các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ phục vụ cho mục đích thương mại (mua vào để bán) và phuc vụ cho mục đích nắm giữ đầu tư để thu lãi
3. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm
a-Lập báo cáo chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được lập và trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo một trong hai phương pháp: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp
*Lập báo cáo các chỉ tiêu lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp (Mẫu số 03 – DNN)
Nguyên tắc lập: Theo phương pháp trực tiếp, các luồng tiền vào và luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được xác địn và trình bày trong báo cáo lưu chuỷen tiền tệ bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp
*Lập báo cáo các chỉ tiêu lưu chuỷen tiền từ hoạt động kinh doanh theo phương pháp gián tiếp (Mẫu số B03 –DNN)
Nguyên tắc lập: Theo phương pháp gián tiếp, các luồng tiền vào và các luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh khỏi ánh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong năm của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinhd oanh và các khoản mà ánh hưởng về tiền của chúng là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, gồm:
+ Các khoản chi phí không bằng tiền như: Khấu hao tài sản cố định, dự phòng…
+ Các khoản lãi, lỗ không bằng tiền như: lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện
+ Các khoản lãi, lỗ được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư, như lãi, lỗ về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và bất động sản đầu tư, tiền lãi cho vay đáo hạn, lãi tiền gửi dài hạn, cổ tức và lợi nhuận được chia…
+ Chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh được điều chỉnh tiếp tục với sự thay đổi vốn lưu động, chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn và các khảon thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh như:
+ Các thay đổi trong ănm báo cáo của khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh
+ Các thay đổi của chi phí trả trước
+ Lãi tiền vay đã trả
+ Thuế TN DN đã nộp
+ Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
+Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
b. Lập báo cáo các chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
Nguyên tắc lập:
-Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền được báo cáo trên cơ sở thuần đề cập trong đoạn 18 của Chuẩn mực kế toán số 24
– Luồng tiền từ hoạt động đầu tư được lập theo phương pháp trực tiếp. Các luồng tiền vào, các luông tiền ra trong năm từ hoạt động đầu tư được xác định bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp
– các luồng tiền phát sinh từ việc mua và thanh lý các khảon đầu tư vào các đơn vị kinh doanh khác được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và phải trình bày thành chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Tổng số tiền chi trả hoặc thu được từ việc mua và thanh lý các khoản đầu tư vào đơn vị kinh doanh khác được trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo số thuần của tiền và tương đương tiền chri trả hoặc thu từ việc mua và thanh lý
– Ngoài việc trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính một cách tổng hợp về cả việc mua và thanh lý các khoản đầu tư vào các đơn vị kinh doanh khác trong năm những thông tin sau: Tổng giá trị mua hoặc thanh lý; Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền
c. Lập báo cáo các chỉ tiêu lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
– Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập và trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ một cách riêng biệt các luồng tiền vào và các luồng tiền ra, trừ trường hợp các luồng tiền đưuọc absoc áo trên cơ sở thuần được đề cập trong Chuẩn mực kế toán 24 “báo cáo lưu chuyển tiền tệ”
– Luồng tiền từ hoạt động tài chính được lập theo phương pháp trực tiếp các luồng tiền vào, các luồng tiền ra trong năm từ hoạt động tài chính được xác định bằng cách phânt ích và tổng hợp trực tiếp các khoán tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán của doanh nghiệp
d. Tổng hợp các luồng tiền trong năm (Mẫu B03 – DNN)
– Lưu chuyển tiền thuần trong năm (Mã số 50)= Mã số 20 + MS 30 + MS 40
Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chỉ ra từ bao loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt đọng đầu tư và hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong năm báo cáo
-Tiền và tương đường tiền đầu năm (Mã số 60)
Chỉ tiêu này được lập căn cức vào số dư của tiền và tương đương tiền đầu năm báo cáo (Mã số 110, cột “Số đầu năm” trên Bảng cân đối kế toán)
-Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (Mã số 61)
Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái doa đánh giá lại số dư cuối năm cua tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối năm báo cáo
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi ngân hàng” và tài khoản “Đầu tư tài chính ngắn hạn” , sau khi đối chiếu với sổ kết oán chi tiết Tài khoản “Chênh lệch tý giá hối đoái” trong năm báo cáo. Chỉ tiêu này được ghi bằng số dương nếu tỷ giá hối đoái cuối năm cao hơn tỷ giá hối đoái đã ghi nhận trong năm, chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dứoi hình thức ghi trong ngoặc đơn nếu tỷ giá hối đoái cuối năm thấp hơn tỷ giá hối đoái đã ghi nhận trong năm
-Tiền và tương đương tiền cuối năm (Mã số 70)
Chỉ tiêu này bằng số “Tổng cộng” của các chỉ tiêu Mã số 50. 60 và 61 và bằng chỉ tiêu Mã số 110 trên Bảng cân đối kế toán năm báo cáo
V.BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (MẪU SỐ B09 – DNN)
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu
I/-Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Trong phần này cần nêu rõ:
-Hình thức sở hữu vốn: là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh hay doanh nghiệp tư nhân
-Lĩnh vực kinh doanh: nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh
-Tổng số công nhân viên và lao động khác: nêu số lượng lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp kể cả lao động đăng ký trong quỹ lương và lao động thuê ngoài
-Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính: nêu rõ rang những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý, tài chính, thay đổi quy mô… có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính doanh nghiệp
II/-Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
-Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toánnăm theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01… đến ngày 31/12… Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bát đầu và ngày kết thúc của kỳ kế toán
– Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng việt nam, hoặc một đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật kế toán
– Chế độ kết oán áp dụng : nêu rõ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
– Hình thức kế toán áp dụng: nêu rõ hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng là Nhật ký chung, chứng từ ghi sổ hoặc hình thức kế toán trên máy vi tính…
– Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: nêu rõ rang hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối năm: nêu rõ daon nghiệp áp dụng phươn gpháp nào trong bốn phương pháp tính giá trị hàng tồn kho (bình quân gia quyền, nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất trược hay tính theo giá đích danh)
+ Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho: nêu rõ daonh nghiệp ấp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ
-Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: nêu rõ là áp dụng phương pháp khấu hao đường thằng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hoặc phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
– Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: nêu rõ chi phí đi vay ghi nhận vào chi phí tài chính trong năm khi phát sinh hay được vốn hóa và phân bổ chi phí đi vay theo phương pháp nào
– Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Nêu rõ các khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm là những khoản chi phí nào? Cơ sở để xác định giá trị của những chi phí đó.
– Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
+ Nguyên tắc ghi nhận dự phòng phải trả: nêu rõ các khoản dự phòng phải trả đã ghi nhận là thỏa mãn hay không thỏa mãn các điều kiện quy địnht rong Chuẩn mực kế toán số 18 “các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tang”
+ Phương pháp ghi nhận dự phòng phải trả: nêu rõ các khoản dự phòng phải trả được lập thêm (Hoặc hoàn nhập) theo số chênh lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giữa số dự phòng phải trả lập năm nay so với dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng đang ghi trên Sổ kết oán
-Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái: nêu rõ ghi nhậnn theo tỷ giá nào? Nguyên tắc ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính hay ghi nhận vào vốn chủ sở hữu…
– Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
+ Doanh thu bán hàng: nêu rõ việc ghi nhận doanh thu bán hàng của doanh nghiệp có tuân thủ đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 hay không? Doanh thu bán hàng được xác định theo giá hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thu được theo nguyên tắc kế toán dồn tích. Các khoản nhận trước của khách hàng nêu rõ không ghi nhận là doanh thu trong năm. Trường hợp bán hàng trả chậm thì nêu rõ phần ghi nhận là doanh thu trong năm. Trường hợp bán hàng trả chậm thì nêu rõ phần lãi trả chậm được hoãn lại ở khoản mục “Doanh thu chưa thực hiện” và sẽ ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính khi đến hạn thu được khoản lãi tiền vay
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: nêu rõ việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ có tuân thủ đầy đủ 4 điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 hay không? Phần công việc đã hoàn thành của dịch vụ cung cấp được xác định theo phương pháp nào (trong ba phương pháp được quy định tại Chuẩn mực kết oán số 14 nói trên)
+Doanh thu cung cấp dịch vụ: nêu rõ việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ có tuân thủ đầy đủ 2 điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính quy đinh tại Chuẩn mực kế toán số 14 hay không?
III,- Thông tin bổ sung cho các khoản mực trình bày trong Bảng cân đối kế toán
Trong phần này doanh nghiệp cần phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu khác
-Đơn vị tính giá trị trình bày trong Phần III là đơn vị tính được sử dụng trong Bảng cân đối kế toán. Số liệu ghi vào cột “Đầu năm” được lấy từ cột “Cuối năm” ctrong bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Cuối năm” được lập trên cơ sở số liệu lấy từ:
+ Bảng cân đối kế toán năm nay
+ Sổ kế toán tổng hợp
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hăọc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan
-Trường hợp doanh nghiệp có điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước thì phải điều chỉnh số liệu so sánh (số liệu ở cột “đầu năm”) để đảm bảo nguyên tắc có thể so sánh và giải trình rõ điều này. Trường hơpj vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “đầu năm” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải được nêu rõ trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính
IV- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
-Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phânt ích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục doanh thu, phi phí
– Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần IV là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở lấy số liệu từ:
+ Báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh năm nay
+ Sổ kế toán tổng hượp
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hượp chi tiết có liệu quan
V- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
-Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích các số liệu đã được thể hiện trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người sử dụng hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuỷen tiền trong năm của doanh nghiệp
– Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần V là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở lấy số liệu từ:
+ Báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh năm nay
+ Sổ kế toán tổng hượp
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hượp chi tiết có liệu quan
VI,- Những thông tin khác
-Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin quan trọng khác (nếu có) ngoài những thông tin đã trình bày trong các phần trên nhằm cung cấp thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm giúp cho người sử dụng hiểu báo cáo tài chính của doanh nghiệp được trình bày trung thực, hợp lý
– Khi trình bày thông tin thuyết minh ở phần này, tùy theo yêu cầu và đặc điểm thông tin theo quy định từ điểm 1 đến điểm 7 của phần này, doanh nghiệp có thể đưa ra biểu mẫu chi tiết, cụ thể một cách phù hợp và những thông tin so sánh cần thiết
– Ngoài những thông tin phải trình bày theo quy định từ phần III đến phần VI doanh nghiệp được trình bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Download mẫu Thuyết minh báo cáo tài chính excel:
VI. Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Mẫu 03/TNDN)
Một số yêu cầu khi lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
-Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế.
– Việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo kỳ tính thuế là năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm).
Trường hợp cơ sở kinh doanh được phép áp dụng kỳ tính thuế là năm tài chính khác với năm dương lịch thì việc quyết toán thuế thực hiện theo năm tài chính.
Cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền.
Cơ sở kinh doanh là liên doanh của nhiều cơ sở kinh doanh khác, khi có quyết định giải thể, phá sản mà bị lỗ thì số lỗ được phân bổ cho từng cơ sở kinh doanh tham gia liên doanh. Cơ sở tham gia liên doanh được tổng hợp số lỗ phân bổ từ cơ sở liên doanh vào kết quả kinh doanh của mình khi quyết toán thuế.
Cơ sở kinh doanh được thụ hưởng tài sản của cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chịu trách nhiệm nộp đủ số thuế còn thiếu và tiền phạt (nếu có) của cơ sở kinh doanh cũ.
– Cơ sở kinh doanh phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính.
Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản thì thời gian nộp tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
– Cơ sở kinh doanh sau khi đã nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế mới phát hiện ra sai sót và cần điều chỉnh số liệu thì xử lý như sau:
+ Nếu trong thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế, cơ sở kinh doanh được nộp tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh để thay thế tờ khai quyết toán thuế đã gửi cơ quan thuế.
+ Nếu quá thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế nhưng vẫn trong thời hạn 10 ngày nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh nộp tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh thay thế tờ khai quyết toán thuế đã nộp cho cơ quan thuế và nộp thuế theo tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh, đồng thời nộp phạt về hành vi chậm nộp tờ khai quyết toán thuế.
+ Trường hợp nộp tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh đã quá thời hạn 10 ngày nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế đã gửi thì ngoài việc phải nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh còn phải nộp phạt về hành vi chậm nộp tờ khai và chậm nộp thuế.
2.Nội dung và phương pháp ghi các số liệu vào các chỉ tiêu của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
A- Kết quả kinh doanh theo báo cáo tài chính:
1- Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ (Mã số A1):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số luỹ kế phát sinh bên Có của tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ" và bên Có tài khoản 512 "Doanh thu nội bộ" trong kỳ tính thuế.
– Doanh thu bán hàng hoá không thuộc diện nộp thuế thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số A2):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu phát sinh của các hoạt động sản xuất, kinh doanh không thuộc diện nộp thuế thu nhập theo quy định tại Điều 2 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán chi tiết của tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ” hoặc tài khoản 512: “Doanh thu nội bộ” phần chi tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh không thuộc diện nộp thuế thu nhập trong kỳ tính thuế.
– Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu (Mã số A3):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán chi tiết của tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ”, phần chi tiết doanh thu bán hàng xuất khẩu trong kỳ tính thuế.
– Doanh thu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A4):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán chi tiết doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ, phần doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất trong kỳ tính thuế.
2- Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số A5):
Mã số A5 =Mã số A6 + Mã số A7 + Mã số A8 + Mã số A9.
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản giảm trừ vào doanh thu bán hàng trong kỳ tính thuế, bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu trong kỳ tính thuế.
a) Chiết khấu thương mại (Mã số A6):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 521 “ Chiết khấu thương mại” đối ứng với bên Nợ tài khoản 511 trong kỳ tính thuế.
b) Giảm giá hàng bán (Mã số A7):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của tài khoản 532 "Giảm giá hàng bán" đối ứng với bên Nợ tài khoản 511 hoặc bên Nợ tài khoản 512 trong kỳ tính thuế.
c) Hàng bán bị trả lại (Mã số A8):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của tài khoản 531 "Hàng bán bị trả lại" đối ứng với bên Nợ tài khoản 511 hoặc bên Nợ tài khoản 512 trong kỳ tính thuế.
d) Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp phải nộp (Mã số A9):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của các tiểu khoản 3332 “Thuế tiêu thụ đặc biệt”, Tài khoản 3333 “thuế xuất, nhập khẩu” (chi tiết phần thuế xuất khẩu) đối ứng với bên Nợ các tài khoản 511, tài khoản 512 và số phát sinh bên Có tài khoản 3331 “Thuế giá trị gia tăng phải nộp” đối ứng bên Nợ tài khoản 511 trong kỳ tính thuế.
3- Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số A10):
Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập thuần từ hoạt động tài chính trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào luỹ kế phát sinh Nợ của tài khoản 515 "Doanh thu hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có tài khoản 911 trong kỳ tính thuế.
– Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán hàng trả chậm (Mã số A11):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi tiết doanh thu hoạt động tài chính, phần thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay vốn, thu lãi bán hàng trả chậm, trả góp.
– Chênh lệch do bán ngoại tệ và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái ( Mã số A12):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi tiết doanh thu hoạt động tài chính, phần chênh lệch do bán ngoại tệ và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện trong kỳ tính thuế.
– Lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện (Mã số A13):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi tiết doanh thu hoạt động tài chính, phần lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện trong kỳ tính thuế.
4- Chi phí sản xuất kinh doanh (Mã số A14):
Mã số A14 = Mã số A15 + Mã số A18 + Mã số A21 + Mã số A26
Chỉ tiêu này là toàn bộ các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế được xác định để tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
a) Giá vốn hàng bán (Mã số A15):
Chỉ tiêu này phản ánh giá vốn của hàng hoá, giá thành của thành phẩm tiêu thụ, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế, chi phí khác được tính vào hoặc làm giảm giá vốn hàng bán trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
– Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và một số dịch vụ mua của các tổ chức, cá nhân không kinh doanh không có hoá đơn, chứng từ theo quy định được lập bảng kê theo mẫu quy định của Bộ Tài chính (Mã số A16):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh của các Bảng kê mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ tính thuế.
– Giá vốn của đất chuyển quyền (Mã số A17):
Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi tiết tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, phần chi phí giá vốn của đất chuyển quyền.
b) Chi phí bán hàng (Mã số A18):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí bán hàng đã phân bổ cho hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào phần phát sinh bên Có tài khoản 641 "Chi phí bán hàng" và bên Có tài khoản1422 "Chi phí trả trước" (chi tiết phần kết chuyển chi phí bán hàng) đối ứng bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
– Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới (Mã số A19):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào hoá đơn, chứng từ thực chi cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới phát sinh bên Có tiểu khoản 6417 "Chi phí dịch vụ" và bên Có tiểu khoản 6418 "Chi phí bằng tiền khác" (phần chi tiết chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới) đối ứng bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
– Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A20):
Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi tiết tài khoản 641 "Chi phí bán hàng", phần chi phí bán hàng được phân bổ cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
c) Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số A21):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí quản lý doanh nghiệp đã phân bổ cho hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ tính thuế .
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào luỹ kế số phát sinh bên Có tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" và bên Có tài khoản 1422 "Chi phí trả trước" (chi tiết phần kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp) đối ứng bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
– Chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội họp, giao dịch đối ngoại (Mã số A22):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ theo hoá đơn, chứng từ thực chi cho tiếp tân, khánh tiết, hội họp, giao dich đối ngoại được phản ánh bên Có tài khoản 6428 "Chi phí bằng tiền khác" (chi tiết chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội họp, giao dich đối ngoại) đối ứng bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
– Chi phí cho lao động nữ (Mã số A23):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ theo hoá đơn, chứng từ thực chi cho lao động nữ được phản ánh bên Có tài khoản 6428 "Chi phí bằng tiền khác" (chi tiết chi cho lao động nữ) đối ứng bên Nợ tài khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
– Chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt nam (Mã số A24):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 6428 "Chi phí khác", phần chi tiết chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt nam.
– Chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A25):
Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi tiết tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp", phần chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
5- Chi phí tài chính (Mã số A26):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí hoạt động tài chính trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này xác định theo luỹ kế số phát sinh Có của tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ tài khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
– Chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất kinh doanh (Mã số A27):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào chứng từ kế toán liên quan và sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 “Chi phí tài chính”, phần chi phí lãi tiền vay dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
– Chi phí từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A28):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi tiết tài khoản 635 “Chi phí tài chính”, phần chi phí phân bổ cho hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.
– Lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện (Mã số A29):
Số liệu để ghi vào chi tiêu này được lấy từ sổ kế toán theo dõi chi tiết tài khoản 635 “Chi phí tài chính”, phần chi tiết lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện trong kỳ tính thuế.
6- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số A30):
Mã số A30 = Mã số A1 – Mã số A5 + Mã số A10 – Mã số A14 – Mã số A26
– Lợi nhuận từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số A31):
Mã số A31 = Mã số A4 – Mã số A17 – Mã số A20 – Mã số A25 – Mã số A28
7- Thu nhập khác (Mã số A32):
Chỉ tiêu này phản ánh số thu nhập khác phát sinh trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào luỹ kế số phát sinh bên Nợ tài khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
– Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản (Mã số A33):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản.
– Thu nhập từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ (Mã số A34):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết thu nhập từ các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ .
– Thu các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ kế toán nay đòi được (Mã số A35):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết thu các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ kế toán nay đòi được .
– Thu các khoản thuế được hạch toán vào chi phí hợp lý đã nộp Ngân sách nhà nước, nay được Ngân sách nhà nước hoàn lại (Mã số A36):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết thu các khoản thuế được hạch toán vào chi phí hợp lý đã nộp Ngân sách nhà nước, nay được Ngân sách nhà nước hoàn lại.
– Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra (Mã số A37):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết thu nhập từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra.
– Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài (Mã số A38):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết thu nhập nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.
– Kết dư cuối năm các khoản trích trước chi không hết (Mã số A39):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 711 "Thu nhập khác", phần chi tiết kết dư cuối năm các khoản trích trước chi không hết theo quy định của pháp luật kế toán.
8- Chi phí khác (Mã số A40):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có tài khoản 811"Chi phí khác" đối ứng với bên nợ của tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
– Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản (Mã số A41):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 811 "Chi phí khác ”, phần chi tiết chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản.
9- Lợi nhuận khác (Mã số A42);
Mã số A42 = Mã số A32 – Mã số A40
10- Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số A43):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
Mãc số A43 = Mã số A30 + Mã số A42.
– Lợi nhuận từ hoạt động không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số A44):
Trong kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh vừa có doanh thu từ hoạt động thuộc diện chịu thuế, vừa có doanh thu từ các hoạt động không thuộc diện nộp thuế thì phải theo dõi, hạch toán riêng về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các hoạt động này.
Trường hợp không theo dõi riêng được chi phí để xác định lợi nhuận của hoạt động không thuộc diện chịu thuế thì cơ sở kinh doanh xác định lợi nhuận của hoạt động kinh doanh không chịu thuế trên cơ sở lấy tổng lợi nhuận trước thuế nhân (x) với tỷ lệ doanh thu của hoạt động không thuộc diện chịu thuế so với tổng doanh thu của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế.
B- Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:
1- Điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số B1)
Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ khoản được ghi nhận theo pháp luật kế toán, nhưng chưa phù hợp với quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nên phải điều chỉnh lại theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và làm tăng điều chỉnh do tăng tổng lợi nhuận trước thuế so với báo cáo tài chính.
Mã số B1= Mã số B2 + Mã số B3 + Mã số B4 + Mã số B5 + Mã số B6 + Mã số B7 + Mã số B8 + Mã số B9 +Mã số B11 + Mã số B12+ Mã số B13 + Mã số B14 + Mã số B15 + Mã số B16 + Mã số B17 + Mã số B18 + Mã số B19 + Mã số B20 + Mã số B21 + B22.
a) Chênh lệch điều chỉnh tăng doanh thu (Mã số B2):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định là các khoản tăng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong các trường hợp:
– Tổng số các khoản doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính phát sinh phải xác định là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng chưa đủ điều kiện để được ghi nhận doanh thu theo quy định của pháp luật kế toán (ví dụ doanh thu trả tiền trước cho nhiều năm theo quy định của Luật thuế thu nhập phải xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo doanh thu trả tiền một lần, nhưng theo chuẩn mực kế toán phần doanh thu trả trước cho các kỳ tính thuế sau phải hạch toán vào doanh thu chưa thực hiện);
– Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ: các khoản chiết khấu thương mại được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được giảm trừ doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập).
b) Thu nhập liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ không tính trong doanh thu (Mã số B3)
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là các khoản thu nhập cơ sở kinh doanh được hưởng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ không tính trong doanh thu như: khoản thưởng cho dịch vụ bốc xếp giải phóng tàu nhanh; thưởng do giao hàng hoá, cung cấp dịch vụ đúng thời hạn…
c) Chi phí khấu hao TSCĐ vượt mức khấu hao được tính vào chi phí theo chế độ quy định hoặc không được tính vào chi phí hợp lý theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số B4):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số khấu hao cơ sở kinh doanh đã trích và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế, nhưng không được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế trong các trường hợp sau:
– Số khấu hao trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí hợp lý quy định của chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:
Theo Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì các quy định trong Bản chế độ này chỉ bắt buộc đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 51% cổ phần trở lên, còn các cơ sở kinh doanh khác chỉ bắt buộc phải áp dụng xác định mức khấu hao tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, khi xảy ra trường hợp các cơ sở kinh doanh xác định mức trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn mức khấu hao quy định thì số khấu hao đã trích vượt mức khấu hao theo chế độ quy định không được xác định vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Số khấu hao của các tài sản cố định dùng trong sản xuất, kinh doanh, nhưng không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh.
– Số khấu hao của các tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất, kinh doanh.
– Số khấu hao TSCĐ không được tính vào chi phí hợp lý hoặc trích vượt mức khấu hao được tính vào chi phí hợp lý.
d) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu vượt định mức tiêu hao hợp lý (Mã số B5):
Theo quy định của chế độ kế toán thì các khoản hao hụt nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu trong định mức được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì giám đốc cơ sở kinh doanh phải tự xây dựng định mức tiêu hao vật tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức tiêu hao vật tư đã xây dựng.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là giá trị vật tư hao hụt vượt định mức do cơ sở kinh doanh tự xây dựng và đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh không xây dựng định mức tiêu hao vật tư thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là toàn bộ số vật tư đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh.
đ) Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế (Mã số B6);
Theo quy định của pháp luật kế toán thì toàn bộ chi phí trả lãi tiền vay thực tế phát sinh được được hạch toán vào bên Có tài khoản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
Theo quy định tại khoản 7, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì chi phí trả lãi tiền vay vốn của các đối tượng khác không phải vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, tổ chức kinh tế được khống chế ở mức tối đa không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh tại thời điểm vay nhận tiền vay theo hợp đồng vay đã ký kết và các khoản chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ của các doanh nghiệp đều không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần trả lãi tiền vay phải trả cho các tổ chức, cá nhân không phải là ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và tổ chức kinh tế vượt trên mức khống chế 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh tại thời điểm vay nhận tiền vay theo hợp đồng vay đã ký kết và phần chi phí trả lãi tiền vay để góp vốn pháp định, vốn điều lệ mà cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.
e) Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch đối ngoại… (Mã số B7):
Theo quy định của chế độ tài chính thì các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác có hoá đơn chứng từ hợp lệ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo số thực chi.
Theo quy định tại khoản 11, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác có hoá đơn, chứng từ hợp pháp gắn với kết quả kinh doanh được tính vào chi phí hợp lý, nhưng không vượt quá 10% tổng các khoản chi phí hợp lý từ khoản 1 đến khoản 10 của Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp, tổng chi phí hợp lý xác định mức khống chế không bao gồm giá vốn mua vào của hàng bán ra.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, hội họp, chi phí giao dịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khác vượt mức khống chế 10% theo quy định trên mà cơ sở đã hạch toán vào bên Có tài khoản 6418 (chi tiết chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới) hoặc bên Có tài khoản 6428 (chi tiết tính chi phí tiếp tân, khánh tiết, hội họp, giao dịch đối ngoại) đối ứng với bên Nợ tài khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế.
Ví dụ:
Cơ sở kinh doanh hoạt động kinh doanh thương nghiệp có:
– Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại…thực tế phát sinh là 450 triệu
– Tổng chi phí (không gồm giá vốn hàng bán) là 4.000 triệu
– Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại…được khống chế tính vào chi phí hợp lý là:
4.000 triệu x 10% = 400 triệu
– Phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại…vượt là 450 triệu – 400 triệu = 50 triệu.
Số liệu ghi vào dòng tương ứng tại cột (4) chỉ tiêu này là phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại… vượt mức quy định 50 triệu.
g) Các khoản chi phí trích trước vào chi phí nhưng thực tế không chi hết (Mã số B8):
Theo quy định tại khoản 2, Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản chi phí trích trước được tính vào chi phí hợp lý như sửa chữa lớn tài sản cố định; Phí bảo hành sản phẩm hàng hoá, công trình xây dựng và các khoản trích trước, nếu chi không hết thì phần chênh lệch giữa số đã trích và số thực tế chi không hết không được tính vào chi phí hợp lý.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của tài khoản 142 "Chi phí trích trước" cuối kỳ tính thuế.
Ví dụ: Cơ sở kinh doanh A hoạt động trong ngành vận tải trong năm có tiến hành trích trước khoản chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Số liệu kế toán phản ánh:
– Số thực trích là 325 triệu
– Số thực chi về sửa chữa lớn tài sản cố định là 235 triệu
– Số còn dư cuối kỳ là 90 triệu.
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là phần còn lại không chi hết 90 triệu đồng.
h) Các khoản chi không có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định (Mã số B9):
Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản chi phí có chứng từ chi được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, nhưng chứng từ chi không đảm tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này toàn bộ các khoản chi phí có chứng từ chi, được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh, nhưng chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo quy định trong kỳ tính thuế.
– Chi phí chuyển quyển sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số B10):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng các khoản chi liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất có chứng từ chi đã hạch toán vào bên Có của các tài khoản tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán", tài khoản 635 "chi phí tài chính", tài khoản "641"Chi phí bán hàng", tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" đã kết chuyển đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ tính thuế, nhưng chứng từ chi không đảm bảo tính hợp pháp theo quy định.
i) Các khoản tiền phạt vi phạm chế độ quản lý nhà nước (Mã số B11):
Theo quy định tại khoản 4, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản phạt do vi phạm chế độ quản lý nhà nước quy định không được tính vào chi phí hợp lý như: Tiền phạt vi phạm luật giao thông; Phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh; Phạt vay nợ quá hạn; Phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê; Phạt vi phạm hành chính về thuế; Các khoản phạt vi phạm hành chính khác.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số các khoản chi tiền phạt vi phạm chế độ quản lý nhà nước cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo các các biên lai, chứng từ nộp tiền phạt cho các cơ quan quản lý nhà nước.
k) Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế (B12):
Theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế không được tính vào chi phí như: chi về đầu tư xây dựng cơ bản; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội và ủng hộ địa phương “trừ trường hợp đã có quy định của Chính phủ cho tính vào chi phí kinh doanh); chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa vào các chứng từ chi các khoản chi phí nêu trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế, nay phải loại trừ khi xác định chi phí hợp lý theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
l) Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (Mã số B13):
Theo quy định tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được tính vào chi phí hợp lý các khoản: chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh và tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là toàn bộ các khoản chi phí tiền lương, tiền công cho các đối tượng nêu trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế, nhưng không được tính vào chi phí hợp lý.
m) Tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do tốc độ tăng của tiền lương cao hơn tốc độ tăng của thu nhập chịu thuế (Mã số B14):
Theo quy định khoản 1.c, Điều 9 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thì các cơ sở kinh doanh (trừ doanh nghiệp nhà nước), nếu chưa xây dựng được tổng quỹ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo hướng dẫn của nhà nước thì được trả lương theo hợp đồng lao động, nhưng phải đảm bảo tốc độ tăng tiền lương, tiền công không vượt quá tốc độ tăng thu nhập chịu thuế.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần tiền lương, tiền công cơ sở kinh doanh đã trả theo hợp đồng lao động và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế, nhưng phải loại trừ khi tính chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế do tốc độ tăng tiền lương, tiền công vượt quá tốc độ tăng thu nhập chịu thuế.
n) Chi tiền ăn giữa ca vượt mức quy định (Mã số B15):
Theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh được tính vào chi phí hợp lý khoản chi phí tiền ăn giữa ca cho mỗi người lao động, nhưng mức chi cho mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định là tổng mức chi tiền giữa ca cơ sở kinh doanh đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế vượt mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức.
o) Các khoản chi do nguồn kinh phí khác tài trợ (Mã số B16)
Theo quy định tại khoản 6, Điều 6 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý các khoản chi do nguồn kinh phí khác tài trợ như: chi sự nghiệp; chi ốm đau, thai sản…
Do dó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được dựa vào các chứng từ chi các khoản chi này mà doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.
p) Chi trang phục vượt mức quy định (Mã số B17):
Theo quy định tại khoản 5.b, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có quy định mặc trang phục thống nhất tại nơi làm việc được tính vào chi phí hợp lý tiền mua sắm, may đo trang phục, nhưng mức chi tối đa cho mỗi người lao động không quá 5.000.000 đồng/năm.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số tiền chi trang phục cho mỗi người lao động vượt mức 5.000.000 đồng/năm.
q) Chi cho lao động nữ vượt mức quy định (Mã số B18):
Khoản 6.a, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định cụ thể định mức chi cho lao động nữ được tính vào chi phí hợp lý.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được xác định là tổng số chi cho lao động nữ vượt mức quy định trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.
r) Chi phí do công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức quy định (Mã số B19)
Khoản 13, Điều 5 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã quy định cụ thể định mức chi phí quản lý kinh doanh do công ty ở nước ngoài được phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chi phí quản lý kinh doanh công ty ở nước ngoài phân bổ vượt mức theo quy định trên mà cơ sở kinh doanh đã hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.
s) Số chưa hoàn nhập các khoản dự phòng theo chế độ quy định (Mã số B20).
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là các khoản chênh lệch về: dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn mức giảm giá thực tế phát sinh, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ "giá vốn hàng bán"; dự phòng phải thu khó đòi đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn số nợ phải thu khó đòi thực tế phát sinh, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ "Chi phí quản lý doanh nghiệp"; dự phòng tợ cấp mất việc làm đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn số thực tế chi, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ "Chi phí quản lý doanh nghiệp"; dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn đã tính vào chi phí kinh doanh cao hơn mức giảm giá thực tế phát sinh, nhưng chưa hoàn nhập để giảm trừ chi phí kinh doanh "Chi phí tài chính".
t) Lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện (Mã số B21):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kể toán chi tiết chi phí tài chính, phần lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện trong kỳ tính thuế.
v) Các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận trước thuế khác (Mã số B22):
Các khoản khác ngoài các khoản đã liệt kê trên được thể hiện trên hệ thống sổ kế toán của cơ sở kinh doanh trong kỳ tính thuế, nay phải điều chỉnh lại theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và làm tăng tổng lợi nhuận trước thuế.
2. Điều chỉnh làm giảm tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số B23):
Mã số B23 = Mã số B24 + Mã số B25 + Mã số B26 + Mã số B27 + B28
Chỉ tiêu này là tổng các khoản làm tổng giảm lợi nhuận truớc thuế đã được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp so với các quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
a) Các khoản nợ phải trả đã xoá sổ tính vào thu nhập chịu thuế khác, nay phải trả do xác định được chủ (Mã số B24):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chứng từ chi trả các khoản nợ phải trả đã hạch toán vào thu nhập được ghi vào chỉ tiêu mã số A34 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các kỳ tính thuế trước và tại kỳ tính thuế này xác định được chủ nợ.
b) Các khoản chi phí của doanh thu đã điều chỉnh tăng (Mã số B25):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là toàn bộ chi phí có hoá đơn, chứng từ hợp pháp đã tạo ra khoản doanh thu điều chỉnh tăng đã ghi vào chỉ tiêu “chênh lệch điều chỉnh tăng doanh thu” (Mã số B2 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp).
c) Thu nhập của các hoạt động không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số B26):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ số liệu đã được ghi vào chỉ tiêu Mã số A44 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
d) Lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện (Mã số B27):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này dựa trên chứng từ kế toán liên quan và sổ kể toán chi tiết doanh thu hoạt động tài chính, phần lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ chưa thực hiện trong kỳ tính thuế.
đ) Các khoản điều chỉnh làm giảm lợi nhuận trước thuế khác (Mã số B28):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải điều chỉnh giảm lợi nhuận trước thuế đã được phản ánh trên sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh so với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoài các khoản phải điều chỉnh đã nêu tại các chỉ tiêu có mã số từ B24 đến B27 của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Lỗ các năm trước chuyển sang (Mã số B29):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số lỗ của các năm trước chuyển sang được xác định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Lỗ của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất của các năm trước chuyển sang (Mã số B30):
Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số lỗ của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất các năm trước chuyển sang được xác định trong bản kế hoạch chuyển lỗ của cơ sở kinh doanh đăng ký với cơ quan thuế theo Phụ lụcsố 01ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
4-Tổng thu nhập chịu thuế (Mã số B31):
Mã số B31 = Mã số A43 – Mã số A44 + Mã số B1- Mã số B23 – Mã số B29
– Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số B32):
Mã số B32 = Mã số A31 + Mã số B10 – Mã số B30
C- Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (Mã số C1):
Mã số C1 = Mã số B31 : (Mã số A1- Mã số A2 + Mã số A10 + Mã số A32)
D. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế:
Căn cứ vào Tổng thu nhập chịu thuế đã xác định, cơ sở kinh doanh tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
1- Thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính thuế (Mã số D1):
Cơ sở kinh doanh phải theo dõi hạch toán riêng các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và hoạt động chuyển quyền sử dụng đất và xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính thuế theo các nội dung cụ thể tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào tờ khai này là tổng số thuế phát sinh trong kỳ tính thuế đã được xác định tại Phụ lục số 02 nêu trên.
2- Thuế thu nhập đã tạm nộp các quý trong kỳ tính thuế (Mã số D2):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp theo các Giấy nộp tiền hoặc Biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà cơ sở kinh doanh phải gửi kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (điểm 2, mục Đ).
– Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất (Mã số D3):
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế đã nộp của hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất theo các Giấy nộp tiền hoặc Biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà cơ sở kinh doanh phải gửi kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (điểm 2, mục Đ).
3- Thuế thu nhập được miễn, giảm trong kỳ tính thuế (Mã số D4):
Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được miễn thuế, giảm thuế, thuế suất ưu đãi, thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi, mức miễn giảm thuế và thời gian miễn giảm thuế theo các nội dung cụ thể tại các Phụ lục (từ Phụ lục số 01 đến Phụ lục số 13) ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số các khoản thuế thu nhập được miễn, giảm đã được xác định theo các Phụ lục số ban hành kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp nêu trên.
4- Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ (Mã số D5):
Cơ sở kinh doanh có các khoản thu nhập nhận được ở nước ngoài chuyển về Việt Nam thì phải xác định lại khoản thu nhập thu được trước khi nộp thuế tại nước ngoài và xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất mà cơ sở kinh doanh đang áp dụng và được trừ số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài. Nếu số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài lớn hơn số thuế phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì số thuế đã nộp ở nước ngoài được trừ tối đa bằng mức thuế phải nộp theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp thu nhập nhận được từ nước ngoài đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác về cách xác định số thuế được trừ thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét