Thủ tục và giấy tờ khi mua hóa đơn từ cơ quan thuế năm 2018
I. Đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế
- Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
(Theo điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính)
II. Thủ tục mua hóa đơn của cơ quan thuế
Doanh nghiệp thuộc đối tượng mua hóa đơn từ cơ quan thuế, khi mua hóa đơn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
1. Đơn đề nghị mua hóa đơn (theo mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC);
2. Văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC);
3. Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh;
4. Văn bản ủy quyền về việc mua hóa đơn;
5. CMND/ CCCD/ Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người mua hóa đơn;
Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn dưới hình thức tự in hoặc đặt in hóa đơn mà phải chuyển sang mua hóa đơn từ cơ quan thuế thì còn phải chuẩn bị thêm:
6. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (theo mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC);
7. Bảng kê quyết toán hóa đơn (theo mẫu số 3.12 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Trường hợp doanh nghiệp đã nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và Bảng kê quyết toán hóa đơn nhưng chưa mua hóa đơn tại thời điểm nộp thì khi mua hóa đơn đối với lần mua đầu tiên không phải nộp các báo cáo nêu trên.
Lưu ý: Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 mỗi hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn.
Một số lưu ý đối với doanh nghiệp bị buộc phải chuyển sang mua hóa đơn từ cơ quan thuế:
- Thời điểm chuyển sang mua hóa đơn tại cơ quan thuế:
Đối với doanh nghiệp đang chịu rủi ro cao về thuế: chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Cục trưởng Cục thuế ban hành Quyết định và thông báo cho doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp bị xử lý vi phạm về hóa đơn: căn cứ vào Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
- Doanh nghiệp phải thực hiện hủy các hóa đơn tự in, đặt in hết giá trị sử dụng và thông báo kết quả hủy hóa đơn cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp theo quy định.
Thời gian thực hiện mua hóa đơn từ cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp bị buộc chuyển sang hình thức này là 12 tháng. Hết thời gian 12 tháng, căn cứ tình hình sử dụng hóa đơn, việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp và đề nghị của doanh nghiệp, trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ có văn bản thông báo cho phép doanh nghiệp chuyển sang tự tạo hóa đơn để sử dụng hoặc tiếp tục mua hóa đơn của cơ quan thuế nếu không đáp ứng điều kiện tự in hoặc đặt in hóa đơn.
Doanh nghiệp thuộc diện mua hóa đơn từ cơ quan thuế có trách nhiệm thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định
Lưu ý: Doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì báo cáo theoquý, doanh nghiệp phải chuyển sang mua hóa đơn từ cơ quan thuế thì báo cáo theotháng.
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 12 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 21 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Khoản 14 Chương I Phần II Quyết định 747/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình quản lý ấn chỉ do Tổng cục Thuế ban hành
Các khoản chi phí của doanh nghiệp như Chi phí du lịch cho nhân viên, chi phí tặng quà... cần những hồ sơ gì để tính chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
A. Chi phí du lịch cho nhân viên
1. Căn cứ :
- Khoản 4 Điều 3 thông tư số 25/2018/TT-BTC Sửa đổi đoạn thứ nhất của gạch đầu dòng thứ năm tại điểm 2.30, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC
+ Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
+ Cách xác định tháng lương Bình quân: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Quỹ lương thực hiện trong năm được quy định tại tiết c, điểm 2.5, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính. Ví dụ: Doanh nghiệp Kiểm toán EG năm 2017 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2018 của doanh nghiệp như sau: (12.000.000.000 đồng : 12 tháng) = 1.000.000.000 đồng.
2. Hồ sơ gồm: Để đảm bảo chi phí du lich cho nhân viên được tính vào chi phí được trừ doanh nghiệp cần bổ sung các chứng từ trong từng trường hợp như sau:
2.1 Doanh nghiệp không tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi nghỉ mát cho nhân viên:
+ Hợp đồng lao động có quy định;
+ Thoả ước lao động tập thể, Quy chế lương, thưởng có quy định;
+ Quy chế tài chính của công ty;
+ Quyết định của Giám đốc, ban giám đốc về việc cho nhân viên nghỉ mát kèm theo tở trình nghỉ mát của phòng ban quản lý chịu trách nhiệm công việc này;
+ Bảng kê danh sách nhận tiền nghỉ mát;
+ Chứng từ thanh toán; ...
2.2 Doanh nghiệp có tổ chức cho nhân viên đi nghi mát:
+ Hợp đồng lao động có quy định;
+ Thoả ước lao động tập thể, Quy chế lương, thưởng có quy định;
+ Quy chế tài chính của công ty;
+ Quyết định của Giám đốc, ban giám đốc về việc cho nhân viên nghỉ mát kèm theo tở trình nghỉ mát của phòng ban quản lý chịu trách nhiệm công việc này;
+ Dự toán cho phí nghỉ mát;
+ Lịch trình, thời gian, địa điểm của chuyến du lịch;
+ Danh sách cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát;
+ Bảng kê danh sách cán bộ cong nhân viên đi nghỉ mát
+ Các chứng từ cho khoản chi du lịch, nghỉ mát như: Hợp đồng du lịch, ăn, nghỉ, các hoá đơn ăn, nghỉ, vui chơi, dịch vụ khác, vé máy bay, tầu xe, báo nợ…
Note: Các chứng từ nên trên phải đúng theo quy định của pháp luật hiện hành
3. Cách hạch toán:
- Căn cứ vào bảng kê chi tiền cho nhân viên nghỉ mát: Nợ TK 642,641,627: Chi tiết theo từng bộ phận
Có TK 111, 112
Có TK 3335 : (Nếu chi tới mức chịu thuế TNCN)
- Căn cứ vào chứng từ chi cho nghỉ mát, kế toán hạch toán :
Nợ TK 642, 641,627 : Chi tiết theo từng bộ phận
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
B. Chi phí quà tặng
1. Căn cứ :
- Khoản 7,9 điều 3 thông tư 26/2015/TT-BTC:Trường hợp Công ty sử dụng hàng hóa để cho,biếu, tặng nhân viên hay khách hàng thì khi xuất hàng hoá cho, biếu, tặng công ty phải:
+ Lập Hóa đơn GTGT như bán bàng bình thường;
+ Tính thuế GTGT theo quy định;
+ Giá tính thuế GTGT được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm cho, biếu, tặng; hàng hoá cho, biếu, tặng không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế TNDN.
Note: Khống chế phần chi phí cho, biếu, tặng khi tính thuế TNDN:
Năm 2014: Phần chi phí cho, biếu, tặng không được vượt quá 15% tổng số chi phí được trừ.
(Khoản 21 Mục 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
Năm 2015: Phần chi phí cho, biếu, tặng không bị khống chế nữa. (Cứ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ thì được trừ toàn bộ)
Căn cứ Khoản 4, Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội khóa XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 quy định:“Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9”. Điểm m khoản 2 điều 9 Quy định:"Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra";
2. Hồ sơ gồm có:
- Quyết định cho, biếu, tặng nhân viên hoặc khách hàng kèm theo bảng kê danh sách nhân viên, khách hàng được cho, biếu, tặng;
- Hợp đồng, hóa đơn hợp pháp của hàng hóa để cho, biếu tặng;
- Chứng từ thanh toán; (Nếu hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán không dùng tiền mặt);
- Hóa đơn đầu ra; Phiếu nhập, xuất kho (Nếu mua hàng hóa về nhập kho rồi mới mang đi cho, biếu, tặng); ...
3. Cách hạch toán
3.1 Mua về nhập kho sau đó xuất đi cho, biếu tặng:
Khi mua hàng về:
Nợ TK 152,153,156...
Nợ TK 133
Có TK 111, 112,331...
Khi xuất hàng cho biếu tặng:
Nợ TK 641, 642
Có TK 152, 153,156...
Có TK 3331
3.2 Mua về xuất cho, biếu, tặng không qua nhập kho
Nợ TK 641, 642
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
Có TK 3331
C. Chi phí quảng cáo
1. Căn cứ
- Điều 4 theo Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bồ sung điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có hóa đơn chứng từ hợp pháp luật, khoản chi có giá trị trên 20 triệu đồng phải có chứng từ thanh toán KHÔNG dùng tiền mặt.
Note: Khống chế phần chi phí cho, biếu, tặng khi tính thuế TNDN:
Năm 2014: Phần chi phí cho, biếu, tặng không được vượt quá 15% tổng số chi phí được trừ.
(Khoản 21 Mục 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC)
Năm 2015: Phần chi phí cho, biếu, tặng không bị khống chế nữa. (Cứ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ thì được trừ toàn bộ)
Căn cứ Khoản 4, Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội khóa XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 quy định:“Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9”. Điểm m khoản 2 điều 9 Quy định:"Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra";
2. Hồ sơ gồm có:
Các chứng từ chi tiết phụ thuộc vào đặc điểm các trường hợp phát sinh để thu thập. Ở đây, Hãng kiểm toán Es-Glocal đưa ra một số tài liệu thường gặp như:
- Hợp đồng, hóa đơn đầu vào;
- Đề xuất của bộ phận liên quan cần quảng cáo với công việc đó;
- Biên bản nghiệm thu hoặc chứng từ chứng minh rằng quảng cáo đó là có thật;
- Chứng từ thanh toán (Nếu hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán không dùng tiền mặt); ...
3. Cách hạch toán
Nợ TK 641 (TT200)
Nợ TK 642 (TT133)
Nợ TK 1331
Có TK 111,112,331
Trên đây là chia sẻ về căn cứ, hồ sơ và CÁCH hạch toán đối với 3 khoản:
chi nghỉ mát; chi cho, biếu, tặng và chi quảng cáo trong doanh nghiệp.
Hồ sơ của khoản chi phí trong doanh nghiệp (Phần 2)
D. Chi phí công tác phí
1. Căn cứ:
- Điểm 2.8, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm 2.9 Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) quy định:
"Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp. Trường hợp doanh nghiệp cử người lao động đi công tác (bao gồm công tác trong nước và công tác nước ngoài) nếu có phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên, chi phí mua vé máy bay mà các khoản chi phí này được thanh toán bằng thẻ ngân hàng của cá nhân thì đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và tính vào chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất. - Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác. - Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động. Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển."
2. Hồ sơ gồm có:
- Quyết định cử đi công tác (giấy điều động đi công tác): Nêu rõ cán bộ được cử đi, nội dung, thời gian phương tiện;
- Quy chế công tác phí của doanh nghiệp; - Giấy đi đường có xác nhận của Doanh nghiệp cử đi công tác (ngày đi, ngày về) và nơi được cử đến công tác (ngày đến, ngày đi) hoặc xác nhận của nhà khách nơi lưu trú; - Các chứng từ, hóa đơn trong quá trình đi lại: Có thể là vé máy bay, vé tàu xe, hóa đơn phòng nghỉ, hóa đơn taxi,….
- Giầy mời tham dự của khách hàng... - Các chi phí cần được quy định rõ trong quy chế tài chính, quy chế lương thưởng của các chi phí đi kèm như: + Chi phí công tác phí + Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán; + Các khoản chi phí khác phát sinh;
- Đề nghị tạm ứng tiền đi công tác, phiếu chi tiền tạm ứng (Nếu có tạm ứng);
- Giấy đề nghị thanh toán, Bảng kê chi tiết các loại chi phí, Bảng quyết toán công tác phí...
Note:
- Chứng từ thanh toán bằng tiếng nước ngoài phải có phiên dịch sang tiếng việt. Căn cứ các chứng từ trên công ty thanh quyết toán với người được cứ đi công tác.
- Hóa đơn GTGT từ 20.000.000 trở lên để được khấu trừ thuế và tính chi phí hợp lý phải được thanh toán không dùng tiền mặt.
Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài các hồ sơ nêu trên thì bổ sung thêm các chứng từ sau:
TH1: Thu hồi được thẻ lên máy bay:
+ Vé máy báy điện tử;
+ Thẻ lên máy bay;
+ Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;
TH2: Không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động:
+ Vé máy bay điện tử;
+ Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;
Trong trường hợp doanh nghiệp cử cá nhân đi công tác và giao cho cá nhân đó tự mua vé máy bay, thanh toán bằng thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng của cá nhân đó thì bổ sung thêm chứng từ sau:
+ Quy định của doanh nghiệp cho phép người lao động thanh toán công tác phí bằng thẻ cá nhân;
+ Chứng từ thanh toán tiền vé của doanh nghiệp cho cá nhân mua vé;
+ Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của cá nhân trong quá trình công tác;
3. Cách hạch toán
3.1 Căn cứ vào chứng từ tạm ứng (nếu có), hạch toán:
Nợ TK 141
Có TK 112,111...
3.2 Căn cứ vào chứng từ khi cá nhân đi công tác về, hạch toán:
Nợ TK 641, 642, 627, 154
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331...
...
Trên đây là chia sẻ về căn cứ, hồ sơ và cách hạch toán đối với khoản chi công tác phí.
HỒ SƠ VÀ CÁCH HẠCH TOÁN CHI PHÍ (PHẦN 3)
😍😍 Đã tổng hợp xong bộ chứng từ mẫu - Bảng tính định mức xăng dầu lên TỰ ĐỘNG 😍😍
E - Chi phí xăng dầu - cầu đường
👉 1. Căn cứ
Căn cứ Khoản 1 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi tại điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định điều kiện tính chi phí được trừ bao gồm:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).
Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
Căn cứ điểm 2.3 Khoản 2 thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi tại Điểm 2.3 Khoản 2 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:
Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã được Nhà nước ban hành định mức.
==>> Như vậy từ năm 2014 Doanh nghiệp không phải gửi đăng ký định mức tiêu hao cho cơ quan thuế nhưng vẫn phải xây dựng định mức lưu tại đơn vị và chấp hành các định mức nếu Nhà nước có quy định.
👉 2. Hồ sơ gồm có
2.1 Trường hợp Xe ô tô là sở hữu của doanh nghiệp
- Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
+ Bản đăng ký sử dụng xe đi công tác;
+ Bản xác nhận giao hàng bằng xe;
+ Lịch trình hoạt động xe;
+ Định mức sử dụng nhiên liệu;
+ Cuối tháng tổng hợp số KM xe chạy. Từ đó xác định số nhiên liệu tiêu thụ cho một tháng;
+ Hóa đơn GTGT tiền xăng;
+ Quy chế về sử dụng xe của doanh nghiệp;
2.2 Xe ô tô là đi mượn, đi thuê
- Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
+ Hợp đồng thuê xe, mượn xe trong đó ghi rõ bên đi thuê chịu mọi chi phí về xăng xe, vé xe…;
+ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng của việc thuê xe – Chứng từ thanh toán;
+ Mục đích của việc thuê xe phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh;
+ Lịch trình hoạt động xe;
+ Định mức sử dụng nhiên liệu;
+ Cuối tháng tổng hợp số KM xe chạy. Từ đó xác định số nhiên liệu tiêu thụ cho một tháng;
+ Hóa đơn GTGT của xăng;
Note:
- Đối với chi phí thuê xe trên 100 triệu đồng/năm thì nộp bổ sung 3 loại thuế sau:
+ Thuế môn bài;
+ Thuế GTGT: 5% trên tổng doanh thu;
+ Thuế TNDN: 5% trên tổng doanh thu.
👉3. Cách hạch toán
3.1 Chi phí thuê xe
– Nếu chi phí thuê xe thanh toán theo từng kỳ.
Nợ TK 641, 642, 627,154
Có TK 111, 112, 331
– Nếu thanh toán chi phí thuê xe nhiều kỳ.
Nợ TK 242
Có TK 111, 112, 331
- Định kỳ phân bổ vào chi phí
Nợ TK 641, 642, 627,154
Có TK 242
3.2 Chi phí xăng dầu, cầu đường hạch toán
Chi phí xăng dầu, cầu đường hạch toán:
Nợ TK 152, 627, 154...
Có TK 111,112, 331...
Cuối tháng, căn cứ vào định mức và số Km xe chạy để xuất kho hạch toán:
Hiện nay số lượng người dùng Windows 7 rất lớn, nhưng không phải ai cũng thông thạo để sử dụng được hết cái hay và tiện dụng của nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn sử dụng Windows 7 dễ dàng hơn bằng các phím tắt.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC PHÍM TẮT TRONG WINDOWS 7
Các Phím Tắt Trong Trình Quản Lý Windows.
Windows + Home
Trừ cửa sổ đang dùng, các cửa sổ còn lại sẽ bị thu nhỏ.
Windows + Mũi tên lên/xuống
Phóng to/thu nhỏ cửa sổ đang dùng.
Windows + Mũi tên trái/phải
Chuyển cửa sổ đang sử dụng sang nửa bên trái/phải.
Windows + Space
Toàn bộ cửa sổ trên desktop sẽ hiển thị trong suốt.
Windows + M (hay D)
Thu nhỏ cửa sổ xuống thanh Taskbar.
Windows + Tab
Chuyển đổi các cửa sổ dưới dạng 3D.
Windows + Số (1-9)
Bật các ứng dụng theo thứ tự nằm trên thanh Taskbar.
Windows + T
Hiện Thumbnail của ứng dụng đang nằm dưới thanhTaskbar, có thể dùng phím trái, phải để di chuyển
Windows + L
Khóa máy.
Windows + E
Mở Windows Explorer.
Windows + F
Tìm kiếm.
Windows + G
Đưa các gadgets lên trên đầu.
Windows + P
Bật Menu lựa chọn hiển thị máy chiếu.
Windows + R
Mở hộp thoại Run để viết lệnh.
Ctrl + Shift + Esc
Mở Task Manager.
Ctrl + Shift + N
Tạo một thư mục mới trên Desktop.
Alt + Win + Số (1-9)
Mởi list của từng ứng dụng nằm trên thanh taskbar
Windows + X
Mở Windows Mobility Center (thường sử dụng trong laptop).
Các Phím Tắt Trong Windows Explorer
Alt + Mũi tên trái
Quay lại thư mục trước.
Alt + Mũi tên phải
Quay lại thư mục sau.
Alt + F4
Đóng cửa sổ đang dùng.
Alt + Tab
Chuyển sang cửa sổ vừa sử dụng.
Alt + D
Đi tới thanh địa chỉ.
Alt + P
Hiện/Ẩn xem trước.
Ctrl + N
Mở một cửa sổ mới giống cửa sổ đang sử dụng.
Ctrl + Cuộn chuột
Phóng to, thu nhỏ các file trong thư mục.
F2
Đổi tên file đã chọn.
F3
Đi tới thanh tìm kiếm của Windows Explorer.
Shift + Del
Xóa file trực tiếp mà không cần lưu vào thùng rác
Trên đây là một số phím tắt thường hay được sử dụng trên Windows 7, hy vọng thủ thuật nhỏ này sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình sử dụng Win 7.
Mức phạt khi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và cách xử lý
I. Thế nào là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Theo điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cụ thể như sau:
"Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế)."
II. Thế nào sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
Theo điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định việc Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, cụ thể như sau:
"1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
2. Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
- Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
- Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
- Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn."
III. Mức phạt khi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, bất hợp pháp hóa đơn
- Theo Công văn số 568/TCT-CS ngày 26/02/2014 của Tổng cục thuế hướng dẫn:
"Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế có hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì:
- Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì DN chỉ bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Thông tư số 61/2007/TT-BTC Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 109/2013/NĐ-CP Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên.
- Nếu trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà không dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 109/2013/NĐ-CP Thông tư số 10/2014/TT-BTC nêu trên, không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP Nghị định số 129/2013/NĐ-CP Thông tư số 61/2007/TT-BTC Thông tư số 166/2013/TT-BTC nêu trên."
- Mức phạt hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, bất hợp pháp hóa đơn cụ thể như sau:
Theo điều 11 và 12 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này). (Dù là bên bán hay bên mua thì cũng đều xử phạt như nhau)
IV. Cách xử lý hóa đơn bất hợp pháp
1. Nếu hóa đơn đó chưa kê khai, hạch toán
- Thuế GTGT: Không kê khai thuế GTGT đầu vào, hạch toán thuế GTGT vào chi phí không được trừ. Có thể bị xử phạt hành chính về thuế.
- Thuế TNDN: Hạch toán chi phí mua hàng hóa, dịch vụ vào chi phí không được trừ. Có thể bị xử phạt hành chính về thuế.
2. Nếu hóa đơn đó đã kê khai, hạch toán
- Thuế GTGT: Kê khai Điều chỉnh giảm trên tờ khai thuế, điều chỉnh hạch toán thuế GTGT trên sổ sang chi phí không được trừ.
Trong trường hợp, việc điều chỉnh làm phát sinh thuế phải nộp hoặc Doanh nghiệp đã xin hoàn thuế, Doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế, phạt hành chính.
l- Thuế TNDN: Kê khai Điều chỉnh chi phí đã hạch toán sang chi phí không được trừ. Trong trường hợp này, sẽ ảnh hưởng tới thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể bị truy thu và phạt chậm nộp thuế, phạt hành chính.
(Cụ thể là điều chỉnh vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN)
Trong một số trường hợp: Doanh nghiệp còn bị xử phạt về hành vi xuất khống hóa đơn đầu ra (do đầu vào không hợp pháp).