Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thuê khoán nhân công
Nhiều công ty trong hoạt động của mình không muốn thuê hợp đồng lao động, mà ký hợp đồng thuê khoán nhân công. Đối với Hợp đồng thuê khoán nhân công, người sử dụng lao động có quyền giao kết hợp đồng lao động với từng người lao động hoặc người được nhóm lao động ủy quyền giao kết hợp đồng lao động.
Bài viết sau hướng dẫn về Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thuê khoán nhân công.
1. Các trường hợp thuê khoán nhân công
Có 3 trường hợp ký hợp đồng thuê khoán nhân công như sau:
- Người đội trưởng cung cấp danh sách các thành viên trong nhóm người lao động cho Doanh nghiệp. Để doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng với từng cá nhân người lao động đó.
- Người đội trưởng cung cấp danh sách các thành viên trong nhóm người lao động cho Doanh nghiệp. Và người đội trưởng có văn bản ủy quyền của từng người trong đội, được phép thay mặt các thành viên trong đội đứng ra ký kết hợp đồng với người sử dụng lao động.
- Đội trưởng không cung cấp danh sách các thành viên trong nhóm người lao động cho Doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ đứng ra ký hợp đồng với một mình người đội trưởng.
Bài viết dưới đây xin trình bày cụ thể về Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thuê khoán nhân công như sau:
2. Cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng thuê khoán nhân công
2.1. Người đội trưởng cung cấp danh sách các thành viên trong nhóm người lao động cho Doanh nghiệp. Để doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng với từng cá nhân người lao động đó.
Trong trường hợp này các thành viên trong nhóm lao động sẽ được ký riêng hợp đồng lao động với doanh nghiệp và thực hiện tính thuế TNCN theo quy định hiện hành.
Khi đó người sử dụng lao động ký phải có đầy đủ hồ sơ về các cá nhân người lao động như:
- Hồ sơ từng cá nhân
- Hợp đồng thuê khoán cho từng cá nhân
- Bảng chấm công
- Bảng tính lương
Khi nhận tiền các cá nhân người lao động sẽ trực tiếp ký vào bảng lương xác nhận số công và số tiền nhận về.
2.2. Người đội trưởng cung cấp danh sách các thành viên trong nhóm người lao động cho Doanh nghiệp. Người đội trưởng có văn bản ủy quyền của từng người trong đội, được phép thay mặt các thành viên trong đội đứng ra ký kết hợp đồng với người sử dụng lao động.
Trong trường hợp này các thành viên trong nhóm người lao động vẫn được ký hợp đồng với người sử dụng lao động nhưng người đội trưởng đứng ra là người quản lý nhóm người lao động này.
Khi đó, người đội trưởng phải có đủ các chứng từ sau:
- Bảng chấm công đối với từng thành viên trong đội;
- Có mức lương thỏa thuận rõ ràng trên bảng lương và trong hợp đồng thuê khoán;
- Bảng tính lương chi tiết đến từng cá nhân;
- Khi nhận tiền, từng thành viên trong đội ký vào bảng nhận lương, xác nhận số công, số tiền và nhận tiền.
2.3. Đội trưởng không cung cấp danh sách các thành viên trong nhóm người lao động cho Doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ đứng ra ký hợp đồng với một mình người đội trưởng.
Trường hợp này, người đội trưởng được coi là cá nhân kinh doanh. Theo quy định tại điều 2 khoản 1, điểm 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như sau:
“a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.
b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
…….
c) Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.”
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán được quy định tại điều 2, khoản 2 điêm a Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
“a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.
a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán được quy định tại điều 2, khoản 2 điểm b Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
“b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.”
Căn cứ quy định trên thì:
– Nếu tiền thuê khoán nhân công trong năm của nhóm lao động do người đội trưởng làm đại diện, dưới 100 triệu đồng/ năm, thì không phải kê khai nộp thuế
– Người đội trưởng có thể thay mặt nhóm lao động của mình để nhận tiền thuê khoán của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khấu trừ thuế của người đội trưởng, trước khi chi trả (Cơ quan thuế hiên nay không cấp hóa đơn lẻ cho những trường hợp cá nhân mua hóa đơn).
– Thuế được tính trên tổng giá trị hợp đồng thuê khoán với ” tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.”
Như vậy đối với trường hợp không mua hóa đơn ở cơ quan thuế, thì trước khi chi trả tiền cho Người đội trưởng thì doanh nghiệp sẽ khấu trừ tại nguồn là 7% trên tổng số tiền chi trả.
Mua hóa đơn nhân công của cơ quan thuế
TT 92 Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán .
Khoản 2 mục b1:
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu:
-Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%;
-Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
+Thuế GTGT 5%=424.000.000*5%= 21.200.000
+Thuế TNCN 2%=424.000.000*2%= 8.480.000
Tổng cộng= 21.200.000+ 8.480.000=29.680.000
- Doanh nghiệp sẽ tránh được các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ =34.5% cụ thể
- Không lo bị loại chi phí nên doanh nghiệp lợi 20% thuế TNDN
- Không lo sau này bị tính và truy thu thuế TNCN 10%
- Không phải chấm công, tính lương, không phải quyết toán thuế TNCN, rút gọn khối lượng công việc cho kế toán
- Không phải lo các thủ tục và hậu quả khi giải trình với cơ quan Thuế và Bảo Hiểm sau này
Vậy với khoản chi phí bỏ ra 29.680.000 doanh nghiệp lợi được: 20%TNDN+34.5%BHXH+10%TNCN
- Chỉ áp dụng cho công ty xây dựng, áp dụng cho công nhân thời vụ, không áp dụng được cho công nhân chính thức
- Doanh nghiệp nên lựa chọn 2 phương án, 1 phần cho nhân công DN tự tập hợp và đảm bảo là chi phí hợp lý không có hậu quả về thuế và Bảo hiểm, phần còn lại nên làm phương án này để giảm tiểu tối đa rủi ro
- Đây là hóa đơn trực tiếp nên không có Vat nên doanh nghiệp không được hoàn thuế để khấu trừ nên chi phí nhân công này sẽ tốn
- Thuế VAT tổng thể= 21.200.000+42.400.000- 0 đ = 63.600.000
- Phương án này tránh được các khoản TNDN, BHXH, TNCN nhưng không thể khắc chế được thuế GTGT vì hóa đơn của thuế là hóa đơn trực tiếp
+ Nếu so sánh với thuế TNCN=424.000.000*10%= 42.400.000
Chênh lệch tổng thể=29.680.000 - 42.400.000 = (12.720.000)
Chênh lệch tiểu tiết=42.400.000-8.480.000= 33.920.000
- Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng lao động thời vụ < 03 tháng sẽ có hậu quả là truy thu thuế TNCN 10%
- Nếu mua hóa đơn này doanh nghiệp lợi được 8% còn lại của thuế TNCN
+ Nếu so sánh với thuế TNDN=424.000.000*20%= 84.800.000
Chênh lệch=29.680.000 - 84.800.000 = (55.120.000)
- Nếu doanh nghiệp không thể tập hợp được chi phí nhân công thì việc mua hóa đơn này mang đến cực đại lợi ích thuế TNDN
- Sau này cơ quan thuế vào thanh kiểm tra không có 1 lý do gì để bác bỏ chi phí và không thể loại bỏ 1 xu nào của hóa đơn chi phí này
+ Nếu so sánh với thuế VAT tổng thể= 21.200.000+42.400.000- 0 đ = 63.600.000
- Đây là hóa đơn trực tiếp nên không có Vat nên doanh nghiệp không được hoàn thuế để khấu trừ nên chi phí nhân công này sẽ tốn
- Thuế VAT tổng thể= 21.200.000+42.400.000- 0 đ = 63.600.000
- Nếu muốn lợi DN có thể đi kiếm một đơn vị pháp nhân là Doanh nghiệp khác có khả năng cũng cấp được hóa đơn nhân công thì chênh lệch lợi ích mang lại = 10% - % Doanh nghiệp đi mua hóa đơn VAT là giá trị lợi ích doanh nghiệp đạt được để khắc chế và tối thiểu hóa chi phí thuế GTGT phải nộp
- Chú ý thuế GTGT là thuế gián thu đánh người tiêu dùng không đánh trên doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ nộp thay nên việc tối thiểu cho có lợi chỉ là việc vận dụng luật thuế GTGT để mang lại lợi ích doanh nghiệp, xét góc độ pháp luật là việc phạm pháp truy cứu hình sự
+ Nếu nhân công tự chấm=42.400.000- 0 đ= 42.400.000 đ
- Nếu nhân công tự chấm thì bị tiêu tốn 42.400.000 tiết chế được 21.200.000 thay vì tốn 63.600.000
- Hại cho doanh nghiệp khâu rủi ro nếu kí thời vụ < 03 tháng nguy cơ bị truy thu thuế TNCN 10%=42.400.000
- Nếu DN ký > 03 tháng thì sẽ bị bảo hiểm truy thu 24%
- Do dó tự chấm tự tính và tự lập hồ sơ không mua hóa đơn thì doanh nghiệp phải lo đối phó các rủi ro: 10%TNCN + 34.5% BHXh
Hồ sơ mua hóa đơn nhân công:- Hợp đồng giao khoán nhân công - Biên bản nghiệm thu
Doanh nghiệp sẽ có những rủi ro và thủ tục
- Nếu lập dưới 3 tháng thì nguy cơ bị truy thu Thuế TNCN =10%- Phải lập hợp đồng lao động thời vụ - Phải chấm công, tính lương và ký tá đầy đủ - Phải quyết toán thuế TNCN - Phải đăng ký MST TNCN Nếu > 03 tháng sẽ có rủi ro: - Phải lập hợp đồng lao động - Phải chấm công, tính lương và ký tá đầy đủ - Phải quyết toán thuế TNCN - Phải đăng ký MST TNCN - Phải đăng ký khai trình sử dụng lao động - Phải tham gia bảo hiểm cho người lao động |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét