Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Cách thêm, xóa bỏ watermark đóng dấu trong Word 2003 2007 2010 2013

Cách thêm đóng dấu trong office bỏ watermark đóng dấu trong Word 2007 2010 2013

Watermark(đóng dấu) là 1 trong những tính năng cơ bản trong word ở tất cả các phiên bản. Tuy nhiên khi insert thêm water mark vào bạn cũng có thể xóa bỏ water mark đó đi 1 cách dễ dàng. Vì thế các văn bản muốn bảo mật hơn tránh bị sửa chữa thì bạn nên chọn water mark và xuất sang PDF và chia sẻ hoặc dùng tính năng chống sao chép chỉnh sửa trong word

Dưới đây là hướng dẫn cách thêm vừa xóa Watermark ở các phiên bản word phổ biển hiện nay

1. Đối với office word 2007 và 2010 thì các bạn vào tab Page Layout --> Chọn Watermark thêm bằng các template có sẵn hoặc Custums water mark cũng như Remove water mark nếu muốn bỏ đi

Cách thêm, xóa bỏ watermark đóng dấu trong Word 2003 2007 2010 2013





2. Đối với bản Office 2013 thì có hơi khác so với bản office 2010 và 2007 ở chỗ tính năng này được chuyển sang tab Design như hình phía dưới. Nhưng chức năng được bố trí bên trong thì hoàn toàn giống phiên bản trước

Cách thêm, xóa bỏ watermark đóng dấu trong Word 2003 2007 2010 2013




3. Đối với word 2003 các bạn vào menu Format --> Background --> insert Watermark để thêm waltermark và chỉnh sửa xóa nếu cần

Cách thêm, xóa bỏ watermark đóng dấu trong Word 2003 2007 2010 2013

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

CHIA SẺ KINH NGHIỆM QUYẾT TOÁN THANH TRA THUẾ CÔNG TY TỔ CHỨC SỰ KIỆN



QUYẾT TOÁN THANH TRA THUẾ CÔNG TY TỔ CHỨC SỰ KIỆN


Đoàn kiểm tra: Chi Cục Thuế Quận Thúy Kiều


Phần 01: chuẩn bị
1.Sổ kế toán file exel (gửi mail)
Xuất tất cả sổ cái từ loại 1 đến loại 9, CĐPS, Công Nợ năm thanh kiểm tra thuế ra excel => gửi
vào mail bên thuế
In toàn bộ sổ sách ra excel đóng quyển và đóng thùng cacton => mang lên đội kiểm tra thuế hoặc
kiểm tại doanh nghiệp tùy theo từng chi cục/ cục
Ghi chú: đã hướng dẫn ở những bài chia sẽ trước đó
2. Bảng kê mua vào, bán ra file excel (gửi mail)
Mua vào bán ra từ năm thanh kiểm tra thuế ra excel gộp các năm/ cùng 1 files
Lọc tất cả những hóa đơn đơn > 20 triệu, ghi chú ngày thanh toán và số tiền thanh toán
Ghi chú: nên lưu riêng bộ hồ sơ công nợ: phô tô những hóa đơn > 20 + UNC phô tô hoặc gốc lưu
thành bộ
– Kỹ năng Dùng chức năng: Sort và Data/ subtotal
3. Bộ báo cáo quyết toán TNDN + BCTC năm thanh kiểm tra (phô tô 1 bản cho bên thuế khi họ
kiểm tra)
In bản mềm 01 bản lưu trữ sổ sách
In 01 bản gửi cán bộ thuế
Bao gồm: Quyết toán TNDN, TNCN, BCTC các năm
Ghi chú: thường cán bộ thuế chỉ quan tâm bản cuối cùng doanh nghiệp đã nộp nếu trong các năm có
làm KHBS bổ sung, vẫn phải lưu trữ bản gốc lần nộp đầu để khi hỏi kiểm tra vẫn có số liệu để giải
trình
4. Hóa đơn mua vào, bán ra (bản gốc) và tờ khai thuế hàng kỳ
Hóa đơn kẹp theo tờ khai hàng tháng/ Quý
Hóa đơn kẹp chứng từ: phiếu thu, chi, hạch toán, nhập kho ….
Ghi chú: sắp thành bộ theo tháng / quý của tờ khai thuế
– Sắp chứng từ và hóa đơn đầu ra theo thứ tự đã kê khai thuế
– Sắp chứng từ và hóa đơn đầu vào theo thứ tự đã kê khai thuế
–Tờ khai thuế nào mất thì làm công văn lên thuế xin sao y trích lục lại
5. Sổ phụ ngân hàng + Ủy nhiệm chi bản gốc (Liệt kê các hóa đơn mua vào >= 20 triệu, ghi rõ
ngày thanh toán)
Kẹp UNC vào các hóa đơn > 20 triệu để dễ kiếm và tra cứu
Có thể là phô tô để 1 bản riêng hoặc bản gốc riêng, bản phô tô kẹp chứng từ sổ sách
Ghi chú: Đối chiếu bảng tổng hợp công nợ và công nợ chi tiết với bảng kê Excel xem chênh lệch công
nợ thanh toán với công nợ khách hàng là bao nhiêu
– Các lỗi do hạch toán râu ông này cắm cằm bà kia => công nợ bị sai lệch
Nếu kiểm tra phát hiện UNC nào bị mất thì làm công văn lên ngân hàng xin sao y trích lục nếu không
kịp có thể lấy giấy báo Nợ + sao kê chi tiết khoanh tròn đánh dấu lại để giải trình và xin bổ sung
chứng từ sau
–Tìm hiểu tại các văn bản pháp lý về thuế GTGT (đi từ TT06 - Luật Thuế GTGT số 13- NĐ209-TT219
…)
6.Hợp đồng lao động + bảng lương (bản gốc)
Hợp đồng lao động kẹp CMT
Bảng chấm công đầy đủ
Quyết định tăng lương, và phụ lục hợp đồng lao động
Quyết toán thuế TNCN đầy đủ
Ký tá đầy đủ
Ghi chú: các khoản chi lương và phụ cấp theo lương không có trong văn bản sau thì sẽ bị loại trừ
không được tính vào chi phí hợp lý: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính
của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc,
Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
–Tìm hiểu tại các văn bản pháp lý về thuế TNDN (đi từ TT130-TT123-NĐ218-TT78- TT96…)
7. Hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế đã ký kết, phụ lục hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận, biên bản
nghiệm thu….
Hợp đồng đầu vào là hợp đồng nguyên tắc do việc mua bán là thường xuyên
Hợp đồng mượn xe để hợp lý chi phí xăng dầu đã đưa vào
Giao khoán: Hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng, chứng từ
thanh toán….
Ghi chú:
– Lưu trữ theo bìa còng, công ty nào phát sinh nhiều có thể lưu riêng 1 bìa còng, nếu ít thì lưu
chung nhưng có ghi chú bằng giấy note
– Mỗi công ty là 01 tập liền nhau để dễ tìm kiếm
– Đánh dấu bằng giấy note màu để dễ nhận biết
– Hợp đồng chứng từ nào mất thì liên hệ khách hàng để xin bản sao y lại hoặc bản gốc thì càng tốt
8. Giấy phép kinh doanh
- Phô tô sao y hoặc phô to đóng dấu treo đều được
- Các chứng từ khác như đăng ký mẫu dấu….
- Điều lệ công ty
- Quy chế tài chính công ty
Ghi chú:
– Quy chế tài chính công ty là một loại văn quan trọng nhất xuyên suốt trong quá trình thanh kiểm tra
vì nó có mối liên hệ mật thiết đến những chi phí phát sinh trong doanh nghiệp như: tiền tiếp khách
hàng, phòng nghỉ, máy bay,công tác phí khác, mượn xe, sữa chữa xe đi mượn, điện thoại…..
– Kiểm tra chi phí của doanh nghiệp sau đó soạn quy chế tài chính cho phù hợp với những chi phí đã
phát sinh
Nguồn: Chu Đình Xinh
Phần 02: Kiểm tra và phát lỗi = > giải trình
- Đơn vị kiểm: Chi Cục thuế Ninh kiều
Sổ sách căn năm bị mất: yêu cầu ấn định thuế = > Giải trình: xin được hoàn thiện lại sổ sách
chứng từ bổ sung
Hóa đơn 2014 thông báo ngừng xuất hóa đơn nhưng vẫn xuất = > cho thu hồi và xuất lại hóa
đơn mới cho khách
Công nợ TK Có 331 đến thời điểm thanh kiểm tra chưa thanh toán hết: xuất toán không cho
khấu trừ = > Giải trình cho xin lập hợp đồng trả chậm bổ sung + bảng đối chiếu công nợ
Công nợ TK Có 131 chưa xuất hóa đơn: yêu cầu truy thu vat , tndn phạt kê khai sai kê khai
chậm = > giải trình: xuất hóa đơn bù trước ngày thanh kiểm tra hoặc nếu thỏa thuận được thì sẽ
xuất hóa đơn để chứng minh là đã xuất hóa đơn
Chi phí giá thành: yêu cầu cấp bảng tổng hợp và chi tiết = > giải trình: mỗi hợp đồng tổ chức
sự kiện là 1 mã giá thành TK 154: 621,622,627: trong đó ghi rõ các mục sử dụng cho sự kiện:
baner, tờ rơi quảng cáo, băng rôn, bánh trái, nước ngọt, bia giải khát, khăn, hoa quả tươi, thực
phẩm ăn uống....( có hóa đơn ,hợp đồng )….các chi phí ăn uống phải có định mức theo món ăn
được báo giá hoặ ghi cụ thể trên hợp đồng
Hóa đơn điện thoại: mua quá nhiều và liên tục yêu cầu: xuất toán = > Giải trình: điện thoại mua
cho ai? Cấp cho ai? Ghi chi tiết bổ sung ở quy chế tài chính, được chấp nhận 1 số và 1 số bị loại
Hóa đơn mua áo cho sếp: mua chỉ 1 bộ quần áo vài trăm triệu yêu cầu: xuất toán vì nghi
nghờ không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh = > giải trình quần áo đồng phụ cho nhân
viên không quá 5tr/ năm, lâp bản kê câp phát nếu số lượng nhiều người nhận, nếu ít làm phiếu cấp
phát, ghi rõ trong quy chế tài chính
Hóa đơn mua giỏ quà, hoa yêu cầu loại: không phụ vụ kinh doanh do sếp mua về sử dụng = >
giải trình: mua hoa, quả để phụ vụ tổ chức sự kiện, cấp bảng chi tiết giá thành có mục hoa, quả,
bánh trái…cụ thể
Hóa đơn xà bông, dầu gội,máy sấy tóc , nước hoa…..các đồ lặt vặt khác: yêu cầu xuất toán do
giống mua cho cá nhân = > giải trình: nhưng vật dụ như xà bông, dầu gội do nhân viên đi tổ chức
sự kiện xa nên phải ở lại …. Nên phải mua cho nhân viên sử dụng, mấy sấy tóc dùng cho các ca sĩ,
diên viên sử dụng khi tổ chức các sự kiện
Yêu cầu cấp bảng khấu hao tài sản cố định, ccdc: in bảng khấu hao ra giấy
Chi phí cho ca sĩ, diên viên, PG…không có hợp đồng dịch vụ: Yêu cầu xuất toán chi phí tiền
lương = > giải trình: lâp hợp đồng lao động thời vụ bị truy lại thuế tncn 10% nếu có MST, và 20%
nếu không có MSTTNCN do trước những năm 2013, sau 2013 áp dụng chung là 10% dù có
MSTTNCN hay ko có MSTTNCN
Các hóa đơn: mua sắt théo, gỗ ván, đá mài, đá cắt…..yêu cầu xuất toán = > giải trình mua về
để làm các nhà dạp, các khung hộp phục vụ quảng cáo
Hóa đơn: ăn uống tiếp khách chấp nhận toàn bộ
Hóa đơn phòng nghĩ: nếu khách tỉnh thì đối chiếu giải trình với hợp đồng tổ chức sự kiện mà
công ty tổ chức cho khách hàng nên phải cho nhân viên nghỉ lại, hóa đơn phong nghỉ cùng tỉnh thì
yêu cầu xuất toán = > giải trình: trước khi ký hợp đồng thì hai bên gặp nhau thương thảo nên phải
thuê nhà nghỉ cho khách, chứng minh bằng hợp đồng đã ký và giấy giới thiệu của nhân viên công
ty đối tác cử đến, đa số bị loại vì những cái đó ko chuẩn bị trước kinh nghiệm bắt đầu từ những sai
phạm, trưởng thành từ thất bại
Thời gian tiếp 5 ngày, sau ngày sẽ có biên bản tạm kê danh sách chi phí nghi ngờ ko thỏa
đáng và hẹn ngày chốt lên giải trình những chi phí không hợ lý tại chi cục thuế nến bảo vệ quan
điểm thành công ok, ko bảo vệ được xác định số phận
**Nguồn : Chu Đình Xinh

CHIA SẺ KINH NGHIỆM KẾ TOÁN NHÀ HÀNG





Yếu Tố nguyên vật liệu đầu vào đối với kế toán nhà hàng
Vấn đề 01: yếu tố nguyên vật liệu đầu vào cho những mặt hàng không lấy được hóa đơn chứng từ như rau củ quả, thịt cá….
-          Thực tế các mặt hàng này vẫn lấy được hóa đơn nhưng chỉ là giá cả đắt hơn cho so với giá cả ngoài thị trường (chợ, mua của dân) đó là 3 ông lớn tiêu biểu: siêu thị coopmart, siêu thịmetro, Siêu thị Big C
-          Nếu mua hàng hóa có hóa đơn ở các ông lớn này thì phải có các yếu tố ràng buộc: đặt cọc ký quỹ, lấy hàng cũng phải theo quy trình thủ tục, giá cũng cao hơn thị trừơng bên ngoài, các vấn đề công nợ tồn đọng và thủ tục trả lại hàng nếu phát sinh cũng sẽ trở nên phức tạp theo quy định của họ ….nên đôi khi thấy nó phức tạp nhưng nếu là kế toán trưởng người ta thường tìm cách lấy hóa đơn ở đây để đảm bảo sau này các thủ tục về thuế được êm đẹp ko bị loại trừ và bắt bẻ của cán bộ thuế khi kiểm tra, đó là một đặc tính bảo thủ, cẩn thận, cẩn trọng cần có nơi họ vì đã làm kế toán trưởng công ty lớn uy tín và danh tiếng rất quan trọng xẩy tí mang tiếng cả đời nên họ không dám lấy hàng  ngoài chợ để làm bảng kê 01/TNDN lỡ gặp ông thuế ngang ngược vào kiểm tra ko thích loại cả chỉ có nước ăn cám thay cơm nặng hơn cạp đất ra mà ăn
+ Hàng hóa không lấy được hóa đơn dành cho những ai không sợ trời, không sợ đất, không sợ gì cả vì chưa thấy quan tài chưa đổ lệ:
+Căn cứ: NGHỊ ĐỊNH Số: 218/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp
Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Đối với các trường hợp:
-          Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra;
-          Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh
-          Phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán
-          Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.
+ Hồ Sơ làm căn cứ: Tham khảo
-          Hợp đồng mua bán (nếu có) kèm chứng minh thư người bán càng tốt
-          Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được (Vì đây là cá nhân, không phải là DN).
-          Biên bản bàn giao hàng hóa (nếu là hàng hóa, TSCĐ, CCDC)
-          Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN 


+Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 78/2014/TT-BTC  Hà Nội, ngày 18  tháng 6  năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
2.4/Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ (không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
-    Mua hàng hoá là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
-    Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng tò sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
-    Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
-    Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
-    Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
-    Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưõng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
-                      Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực.
-                       Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
-                      Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
+ Hồ Sơ làm căn cứ: Tham khảo
-         Hợp đồng mua bán (nếu có) kèm chứng minh thư người bán càng tốt
-         Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được (Vì đây là cá nhân, không phải là DN).
-         Biên bản bàn giao hàng hóa (nếu là hàng hóa, TSCĐ, CCDC)

Ghi chú: cách làm này sẽ có rủi ro
-                     Người dân không chịu hợp tác vì nếu đưa chứng minh thư để kẹp bảng kê họ sợ liên quan đến thuế má, liệu doanh nghiệp có lừa họ
-                     Cán bộ thuế không chấp nhận lý do mua thường xuyên liên tục với số lượng lớn và nhiều mà cá nhân thì ko thể cung cấp số lượng lớn như vậy được
-                     Họ yêu cầu yếu tố chứng minh việc mua bán gắt gao, bởi việc mua bán này doanh nghiệp có thể kê khai khống số lượng, và giá trị hàng hóa mua vào
-                     Những việc mua bán này người dân ít chịu sự dàng buộc về chất lượng sản phẩm của họ vì giá dẻ dĩ nhiên DN phải chấp nhận giống như mặc đồ sida thì bạn ko thể nó phải bóng đẹp như mới sự đua đòi chỉ làm bạn cảm thấy mình thua thiệt khi chạy theo hàng hiệu
Vấn đề 02:
MUA HÀNG HÓA: kiểm soát yếu tố nguyên vật liệu đầu vào
Căn cứ nhu cầu hàng hóa tiêu dùng hàng tháng (bình quân), bộ phận kế toán (Kế toán hàng hóa + Kế toán trưởng) dự kiến số lượng và chủng loại hàng hóa đủ dùng trong tháng đề nghị Giám đốc phê duyệt Đề xuất mua hàng rồi tiến hành mua về nhập kho (Theo mẫu công ty: Phiếu đề nghị mua vật dụng hàng hóa).
-         Phòng kinh doanh nhận bill, hợp đồng, booking… = > Lễ TânPhòng kinh doanh báo số lượng người, tiệc lên bộ phận Bếp để  Bếp trưởng căn cứ thực đơn + Định mức món ăn = > Lập bảng kê đề nghị mua hàng = > chuyển cho  Nhân viên thu mua đầu vào
( Bếp trưởng:      
+       Lập công thức về thành phần thực phẩm, định lượng và giá gốc cho tất cả các món ăn. Thực đơn chọn sẵn (Set Menu), Thực đơn tự chọn (À La Carte), Thực đơn tiệc (Buffet, Banquet …).
+       Định  mức đầu vào nguyên vât liệu khống chế theo tỷ lệ 30%/ doanh thu bán ra
+       Cập nhật giá thành thực phẩm và doanh thu hàng ngày =>  dựa trên bảng giá thu mua đầu vào mà phòng kế toán cung cấp
+       Kết hợp nhân viên Thu Mua: nếu thấy đầu vào đắt : thông báo với ban giám đốc đồng thời đề xuất phương án đề xuất thu mua để giảm thiểu chi phí đầu vào cho rẻ
+       Căn cứ bill, hợp đồng, booking…că cứ số lượng thực khách = > bếp trưởng lập bảng kê chi tiết các nguyên liệu đầu vào: thịt, cá, rau , củ, quả….chuyển qua cho nhân viên tiếp phẩm tổ chức thu mua cung ứng kịp thời
Yêu cầu của một nhân viên tiếp phẩm:
-         Lập Chi tiết bảng kê đầu vào số lượng, chủng loại, chất lượng, thành tiền tổng là bao nhiêu theo phượng pháp ước lượng ? = > Lập giấy đề nghị tạm ứng + Đơn đề nghị mua hàng = > trình kế toán trưởng ký duyệt = > tiến hành trực tiếp đi thu mua: tự liên hệ các đầu mối: chợ, siêu thị, người dân, các tụ điểm thu mua sao cho giá mua thấp nhất có thể = > Theo dõi công nợ đến kỳ thanh toán sẽ xử lý theo yêu cầu, kết hợp kế toán nội bộ Đầu vào  để kiểm soát công nợ được chi tiết theo từng đối tượng: số công nợ , thời gian thanh toán
-         Lập bảng kê chi tiết hàng hoá đầu vào khi thu mua: số lượng? đơn giá? Thanh tiền? chủng loại? hình thức thanh toán? => lập bảng kê chi tiết theo ngày, trung bình giữa tháng hoặc cuối tháng sẽ phải tổng hợp làm báo cáo kèm theo chi tiết để làm căn cứ thanh toán cho nhà cung cấp
-         Mọi hóa đơn chứng từ, bảng kê, giấy tờ khác được chuyển sang cho kế toán nội bộ Đầu vào nhập liệu: phiếu nhập kho  nội bộ, phiếu chi tiền nội bộ…..
Thiết lập danh sách nhà cung ứng:
-         Liên hệ tìm kiếm các đơn vị tổ chức, cá nhân tập thể để tìm kiếm nguồn hàng mới sao cho giá rẻ, đảm bảo chất lượng đầu vào => lập các bảng kê danh sách nhà cung cấp đầu vào để thuận tiện công tác liên hệ thu mua : tên mặt hàng, điện thoại liên hệ (di động, bàn…), tên người đại diện để liên hệ…….
-         Thiết lập tách biệt danh sách hàng hóa đầu vào mua  ngoài chợ và hàng hóa mua ở siêu thị
Nguyên liệu mua về:
-         Hàng ngày nhân viên thu mua các nguyên vật liệu: thịt cá, rau củ, quả…
Xuất thẳng không nhập kho:
-         Phiếu đề nghị mua hàng
-         Hóa đơn tài chính
-         Phiếu chi tiền hoặc hoạch toán
-         Ủy nhiệm chi nếu chuyển khoản

Nợ TK 621/ có 111,331
Nguyên phụ liệu nhập kho: dầu ăn, nước mắm, bột ngọt chiếm tỷ lệ 28%
-         Phiếu đề nghị mua hàng
-         Hóa đơn tài chính
-         Phiếu chi tiền hoặc hoạch toán
-         Ủy nhiệm chi nếu chuyển khoản
-         Phiếu nhập kho
-         Phiếu xuất kho
Nợ 152,1331/ có 111,331
Cuối tháng xuất theo định lượng tỉ lệ này, cái này đa số các phần mềm đều hỗ trợ chức năng này nên công việc của kế toán rất ư nhà hạ


HƯỚNG DẪN CHI TIẾT XỬ LÝ CHI PHÍ TRANG PHỤC CHO NHÂN VIÊN



Từ ngày 06/08/2015, theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp không bị khống chế chi phí trang phục cho nhân viên bằng hiện vật.
1. Chi trang phục cho nhân viên bằng hiện vật:
b. Hóa đơn, chứng từ cần có:
+ Được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp (Nếu có đủ hóa đơn, chứng từ)
+ Không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên
b. Hóa đơn, chứng từ cần có:
+ Quyết định chi trang phục bằng hiện vật của Giám đốc công ty hoặc được quy định rõ trong hợp đồng lao động.
+ Danh sách nhân viên được nhận hiện vật có ký nhận của nhân viên
+ Hợp đồng kinh tế
+ Báo giá của nhà cung cấp
+ Biên bản giao nhận hàng hóa
+ Giấy đề nghị thanh toán
+ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng của bên cung cấp trang phục
+ Chứng từ thanh toán như Phiếu chi (với hóa đơn dưới 20 triệu) hoặc chứng từ thanh toán qua ngân hàng (với hóa đơn từ 20 triệu trở lên)
c. Ví dụ:
Công ty META năm 2016 có đặt may trang phục cho toàn bộ nhân viên trong Công ty (5 người) hết 40 triệu đồng. Công ty có đầy đủ các chứng từ theo đúng quy định.
Vậy, Công ty META được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là 40 triệu đồng.
2. Chi trang phục cho nhân viên bằng tiền
a. Quy định:
+ Chỉ được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN phần chi trang phục từ 5 triệu đồng/người/năm trở xuống
+ Không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên với phần chi trang phục từ 5 triệu đồng trở xuống
+ Với phần chi trang phục lớn hơn 5 triệu đồng, phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên
b. Hóa đơn, chứng từ cần có:
+ Quyết định chi trang phục bằng tiền của Giám đốc công ty hoặc được quy định rõ trong hợp đồng lao động.
+ Danh sách nhân viên được nhận tiền có ký nhận của nhân viên
+ Chứng từ thanh toán (giấy đề nghị thanh toán, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ hoặc phiếu chi nếu chi bằng tiền mặt).
c. Ví dụ:
Công ty META  năm 2016 có chi trang phục cho nhân viên trong Công ty là 6 triệu đồng/người.
-    Về thuế TNDN
Công ty META được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN là 5 triệu /người
Phần vượt quá, công ty phải loại bỏ ra khi tính chi phí hợp lý.
-    Về thuế TNCN
+ Không tính vào thu nhập tính thuế TNCN của nhân viên chi trang phục 5 triệu/người
+ Phần vượt quá: 6-5 = 1(triệu) phải tính vào thu nhập tính thuế TNCN của nhân viên
3. Chi trang phục vừa bằng tiền vừa bằng hiện vật
a. Quy định:
-    Mức chi tối đa với chi bằng tiền không quá 5 triệu đồng/người/năm
-    Chi bằng hiện vật được tính toàn bộ vào chi phí hợp lý (khi có đủ hóa đơn, chứng từ).
b. Hóa đơn, chứng từ cần có:
+ Quyết định chi trang phục của Giám đốc công ty hoặc được quy định rõ trong hợp đồng lao động.
+ Danh sách nhân viên được nhận tiền có ký nhận của nhân viên
+ Danh sách nhân viên được nhận hiện vật có ký nhận của nhân viên
+ Hợp đồng mua bán, báo giá và biên bản giao nhận trang phục với bên bán.
+ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng của bên cung cấp trang phục
+ Chứng từ thanh toán như Phiếu chi hoặc chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
c. Ví dụ:
Công ty META năm 2016 có chi trang phục cho nhân viên trong Công ty là 4 triệu đồng/người, đồng thời chi trang phục cho nhân viên phòng kinh doanh bằng hiện vật với tổng mức chi 20 triệu.
-     Công ty META được tính toàn bộ chi phí trang phục bằng tiền và hiện vật vào chi phí hợp lý.
-     Các khoản chi này không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên