Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

10 Điều Sinh Viên Thực Tập Sẽ Trải Qua

10 Điều Sinh Viên Thực Tập Sẽ Trải Qua


Mua cà phê, photocopy giấy tờ,…nghe có vẻ quá quen thuộc với thực tập sinh. 
Tuy nhiên, ngoài những việc này ra, còn một số khó khăn khác mà sinh viên thực tập sẽ phải trải qua. Những điều này có thể rất đáng sợ, tuy nhiên lại chẳng có lý do gì để nó cản trở quá trình học hỏi của bạn cả. Hãy bình tĩnh, sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn này với những lời khuyên rất hữu ích sau đây:
sinh viên thực tập

 1. Quá lo lắng cho buổi phỏng vấn đầu tiên

Thực tập sinh căng thẳng trước khi phỏng vấn là điều dễ hiểu. Thực tế, đến 92% sinh viên lo lắng về quá trình tuyển dụng. Dù có căng thẳng đến đâu chăng nữa, điều quan trọng là bạn hãy giữ bình tĩnh và tự tin.
Giải pháp: Cách tốt nhất để chuẩn bị phỏng vấn là đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng. Sẽ chẳng có lý do nào để bạn phải lo lắng khi bạn biết người phỏng vấn viên là ai, xem lại toàn bộ hồ sơ, tránh những sai lầm thường gặp và trả lời sẵn những câu hỏi có thẻ được hỏi trong quá trình phỏng vấn. Giữ nhịp thở đều, là chính mình và để đam mê của bạn tỏa sáng. Điều này sẽ giúp bạn có được công việc thực tập mong muốn.

       2. Chờ kết quả phỏng vấn

Đây có lẽ là phần hồi hộp và đau tim nhất của toàn bộ quy trình tuyển dụng, ngay cả khi bạn chỉ ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh. Sau khi phỏng vấn, bạn như ngồi trên lửa, chờ đợi câu trả lời.
sinh viên thực tập
Giải pháp: Sự mong ngóng của bạn sẽ không khiến câu trả lời đến nhanh hơn, hãy nhớ rằng phỏng vấn viên và sếp là những người rất bận rộn. Kiên nhẫn là điều quan trọng ở đây khi bạn chờ đợi phản hồi. Hãy cố gắng hết sức, bình tĩnh, nếu bạn không nghe tin tức gì từ công ty trong vòng 10 ngày, hãy kiểm tra lại xem bạn đã cập nhật đầy đủ vị trí bạn muốn ứng tuyển trong đơn xin việc chưa.

       3. Ngày đầu tiên đi làm – ngày đáng sợ

Vượt qua kì phỏng vấn rồi, ngày đầu tiên đi làm ở vị trí sinh viêc thực tập có thể rất đáng sợ. Đặc biệt khi các nhân viên cũ xem bạn là “ma mới”, bạn có thể cảm thấy hơi áp lực ở vị trí này. Đừng lo lắng, chỉ sau vài tuần, bạn sẽ làm quen và hoàn nhập với cả phòng.
Giải pháp: Vào ngày thực tập đầu tiên, bạn cần phải có sự tự tin và tinh thần học hỏi cao. Sẽ có rất nhiều việc phải làm: việc giấy tờ, làm các công việc thủ công, gặp gỡ đồng nghiệp và cũng qua các khóa đào tạo nhanh. Nếu bạn có tinh thần cầu tiến, bạn sẽ có thể kiểm soát được lượng thông tin khổng lồ một cách dễ dàng.

       4. Cuộc gặp riêng với quản lý

Ngay cả khi bạn nghe nói quản lý là người dễ chịu nhất quả đất này, cuộc gặp đầu tiên có thể hơi lo lắng với bạn. Đầu tiên, bạn không biết phản ứng của họ như thế nào. Thêm vào đó, bạn hồi hộp liệu mình có làm họ hài lòng không. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không cần phải sợ, vì dù quản lý có yêu cầu cao như thế nào, thì họ cũng chỉ muốn bạn trở nên tốt hơn thôi.
sinh viên thực tập
Giải pháp: Hãy gặp quản lý với tinh thần thoải mái, tích cực. Cho dù nhận xét nhận được là tốt hay xấu, chắc chắn rằng bạn có thái độ chủ động. Quản lý sẽ nhận thấy bạn cố gắng học hỏi và tiến bộ, do đó, họ sẽ không quá nghiêm khắc khi họ nhận xét quá trình tiến bộ của bạn.

5. Giới thiệu với các nhân viên trong công ty

Ngày đầu tiên tại văn phòng có thể như khi bạn đang chơi trò chơi cảm giác mạnh. Bạn tò mò và lo lắng khi gặp đồng nghiệp, tìm hiểu về công việc của mình. Khi được giới thiệu với các nhân viên và thực tập sinh khác, hãy tỏ ra thân thiện và quan trọng là – luôn là chính mình.
sinh viên thực tập
Lời khuyên cho bạn: mỉm cười, giữ thái độ tích cực và tự tin. Đây là những người sẽ làm việc với bạn trong 6 tháng tới, do đó, cố gắng là chính mình trong buổi giới thiệu nhé.

       6. Núi công việc chờ bạn giải quyết

Khi đã làm quen với công việc, một danh sách bất tận công việc sẽ chờ bạn giải quyết. Từ việc photo giấy tờ đến tham gia dự án, mọi thứ đều sẽ qua tay bạn với đủ thể loại công việc. và đảm bảo mọi việc hoàn thành đúng thời hạn. Áp lực công việc mà bạn phải trải qua trong thời gian thực tập chắc chắn sẽ khác khi  thời hạn công việc cứ đến liên tục
sinh viên thực tập
Giải pháp: Để giải quyết được khối lượng công việc nhiều , bạn cần phải thiết lập ưu tiên cho từng việc. Từ việc copy giấy tờ cho đến hoàn thành dự án. Bạn phải nhắm rõ thời gian biểu của mình và từ đó, chắc chắn mọi việc được hoàn thành đúng thời hạn. Khi làm việc, giảm thiểu tối đa sự xao lãng, hãy lập mục tiêu và tìm kiếm giúp đỡ khi cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn đỡ căng thẳng trong tuần đầu đi làm.

       7. Hội chứng “Không biết phải làm gì?”

Mặc dù đã chuẩn bị rất kĩ, sẽ có vô vàn khó khăn đang chờ đợi bạn đến. Sẽ có những dự án đòi hỏi bạn phải được đào tạo sâu hơn và sẽ có hàng trăm câu hỏi mà bạn phải hỏi sếp. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là thực tập là để học hỏi và bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình ở bất kì hoàn cảnh nào.
Giải pháp: Cảm thấy lạ lẫm bởi công việc mới là việc bình thường đối với sinh viên thực tập, vì thế hãy cố gắng trở nên tháo vát hơn và luôn luôn có tinh thần học hỏi. Đa số các dự án sẽ khá mới đối với bạn, hãy thay đổi để thích nghi. Bất cứ khi nào có thắc mắc, hãy cố gắng tìm ra câu trả lời hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp hoặc sếp. Họ sẽ giúp bạn, do vậy, đừng ngần ngại hỏi khi có điều gì vướng mắc.

       8. Là người đến sớm nhất và ra về muộn nhất

Nếu bạn không đến sớm 15 phút, là bạn đã trễ rồi đấy. Mặc dù lời khuyên này xem có vẻ khá nản chí đối với sinh viên, nhưng đây lại khá hữu ích đối với thực tập sinh. Trên thực tế, sẽ có những ngày bạn phải đến công ty sớm cả giờ và thậm chí, làm việc đến tận khuya.
sinh viên thực tập
Giải pháp: Mặc dù bạn không thích ở lại làm việc buổi tối tại công ty thì cũng nên có một thái độ tích cực với công việc. Tập trung làm việc hơn, công việc sẽ trôi chảy và hiệu quả hơn. Kết quả là, bạn sẽ không phải làm thêm giờ nữa.

          9. Công việc quá đơn giản và nhàm chán

Sau một khoảng thời gian thực tập, những công việc buồn tẻ lặp đi lặp lại hằng ngày có thể khiến bạn mất đi niềm vui và động lực làm việc ban đầu. Nếu bạn gặp phải trường hợp như thế này, vài điều sau đây có thể giúp bạn cải thiện tình hình.
Giải pháp: Bạn cảm thấy không học hỏi được từ công việc, hãy nói điều này với sếp. Khi môi trường làm việc không đủ hấp dẫn và thử thách, đừng ngại đề nghị sếp giao cho bạn loại công việc khác mà bạn thích. Đôi khi tất cả những gì bạn cần là nói ra điều mình muốn để có được nhiều niềm vui và trải nghiệm từ việc thực tập.

        10. Quá lo lắng cho buổi nhận xét quá trình làm việc

Lần phỏng vấn cuối là điều đáng sợ nhất mà thực tập sinh phải đối mặt. Mặc dù đã thể hiện khá tốt ở các vòng trước, bạn vẫn lo lắng liệu người phỏng vấn có định kiến gì về mình.
Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ này: Trước hết, đừng cố quá sức trước khi phỏng vấn. Điều này chỉ làm kết quả phỏng vấn trở nên tệ hơn. Cách tốt nhất bạn có thể làm trong trường hợp này là bình tĩnh và chuẩn bị những điều cần thiết như liệt kê ra các kinh nghiệm từ công việc cũ bạn đã hoàn thành tốt trong quá khứ hoặc các câu hỏi có thể hỏi.
sinh viên thực tập
Bạn là một thực tập sinh không có nghĩa là bạn phải sống trong sợ hãi về công việc hoặc sếp. Hãy cố gắng duy trì một thái độ làm việc tích cực, tự tin và sẵn sàng học hỏi. Như thế, bạn sẽ thu nhặt được nhiều kết quả sau kì thực tập.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét