Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

Tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai !

           NHIỀU BẠN VẪN CHƯA PHÂN BIỆT DẤU TREO VÀ DẤU GIÁP LAI  !

Các văn bản có đóng dấu treo hoặc dấu giáp lai thường xuyên được phát hành trong công tác văn thư của doanh nghiệp.

Hiểu rõ tính pháp lý của việc đóng dấu treo và dấu giáp lai là điều cần thiết để tránh những sai sót có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp.





Nghị định số 58 năm 2001 về quản lý và sử dụng con dấu có quy định ý nghĩa của con dấu là thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.


Dấu treo

Đóng dấu treo là dùng con dấu đóng lên trang đầu và đóng trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Trên thực tế, một số cơ quan đóng dấu treo trên các văn bản nội bộ mang tính thông báo trong cơ quan hoặc trên góc trái của liên đỏ hoá đơn tài chính. Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính.


Dấu giáp lai

Đóng dấu giáp lai là dùng con dấu đóng lên lề bên trái hoặc lề bên phải văn bản gồm 2 tờ trở lên  để trên tất cả các tờ đều có thông tin về con dấu nhằm đảm bảo tính chân thực của từng tờ trong văn bản và ngăn ngừa việc thay đổi nội dung, giả mạo văn bản. Việc đóng dấu giáp lai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.
Thông thường khi các doanh nghiệp giao kết hợp đồng bao gồm nhiều trang, ngoài chữ ký và đóng dấu của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng thì còn có dấu giáp lai của các bên ký kết nếu tất cả các bên đều là tổ chức có sử dụng con dấu. Đối với hợp đồng có nhiều trang mà không thể đóng dấu giáp lai 1 lần thì có thể chia ra, đóng dấu giáp lai trên các trang liên tiếp cho đến khi đã đóng dấu giáp lai lên hết các trang của hợp đồng đó và đảm bảo khi ráp các trang lại với nhau thì dấu giáp lai phải khớp với con dấu của doanh nghiệp.
Dấu treo và dấu giáp lai mặc dù đều sử dụng con dấu để đóng vào văn bản được ban hành tuy nhiên chúng không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản. Giá trị pháp lý của văn bản được khẳng định bởi con dấu đóng 1/3 chữ ký của người có thẩm quyền. Việc đóng dấu treo hay dấu giáp lai tùy thuộc vào tính chất văn bản, quy định của pháp luật cũng như nội bộ tổ chức đó.

ĐÓNG DẤU TREO TRÊN HOÁ ĐƠN THẾ NÀO CHO ĐÚNG !

Nhiều bạn đang thắc mắc vấn đề này !   

THEO HƯỚNG DẪN CỦA: 


THÔNG TƯ Số: 64/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2013
HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 51/2010/NĐ-CP NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ
Chương III
SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN
d) Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”
Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
= > hóa đơn hợp pháp 100% nhưng để đảm bảo người ta thường yêu cầu được xem giáy ủy quyền của thủ trưởng của đơn vị cho cá nhân đó, đóng dấu treo góc trái hóa đơn
[​IMG]




DẤU VUÔNG:

Dấu vuông thường dùng cho các cửa hàng, hộ kinh doanh cá thể thủ tục đơn giản không phải báo cáo thuế hàng tháng, không phải báo cáo tài chính chỉ cần nộp thuế thu nhập hàng tháng và thuế môn bài cả năm. Không được in, xuất hóa đơn GTGT mà chỉ có hóa đơn bán hàng trực tiếp hay còn gọi là hóa đơn bán hàng thông thường do chi cục thuế cấp phát
Nếu đã là một pháp nhân mà đóng dấu vuông thì hóa đơn Vat đó bị vô hiệu ko có giá trị, còn nếu đó chỉ là một cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể thì hóa đơn này có giá trị bình thường => bạn phải xác định rõ đơn vị bạn mua hóa đơn đó của hộ kinh doanh chịu thuế khoán hay là một pháp nhân thì mới xác định tính pháp lý của tờ hóa đơn này

[​IMG]

KINH NGHIỆM KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ GIÁ THÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN !

KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ GIÁ THÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN


Ghi danh học & học thử 
             
KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ GIÁ THÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN 

I. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:
1. Hệ thống hóa và đánh giá kiến thức học viên;
2. Thực hành phân tích nghiệp vụ loại hình doanh nghiệp; phân loại chứng từ hợp lệ;
3. Thực hành lập chứng từ gốc từ nghiệp vụ thực tế hàng ngày phát sinh trong từng doanh nghiệp; Ghi nhận hoạt động kế toán hàng ngày;
- Lập phiếu thu chi;
- Lập phiếu nhập xuất;
- Lập hóa đơn Giá trị gia tăng; Phân tích những điểm quan trọng trên hóa đơn GTGT;
- Lập sổ - thẻ tài sản cố định; sổ - thẻ công cụ dụng cụ;
- Lập bảng chấm công - bảng lương;
- Lập hồ sơ bảo hiểm; Tăng giảm bảo hiểm;
- Lập sổ theo dõi công trình xây dựng; thi công hạng mục công trình;
- Lập sổ theo dõi chi phí sản xuất; phục vụ giá thành sản phẩm;
4. Thực hành đăng ký mã số thuế cá nhân;
5. Thực hành phân tích sai sót trên hóa đơn GTGT; khi giao - nhận hóa đơn GTGT;
6. Thực hành phân loại chứng từ, kẹp chứng từ;
7. Thực hành ghi sổ và hạch toán kế toán;
8. Thực hành phương pháp lập BCTC; phương pháp phát hiện sai sót trước khi phát hành BCTC;
9. Đào tạo phần mềm và Thực hành bằng chứng từ thực tế;
10. Đào tạo phần mềm và Thực hành bằng chứng từ của học viên mang đến;





11. CHUYÊN SÂU: KẾ TOÁN TỔNG HỢP VÀ GIÁ THÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN
                                                                               Đặc biệt lập Cost và check Cost BAR  BẾP








II. KẾT QUẢ LÀM VIỆC và công việc CUỐI NĂM:

1. Làm được tờ khai GTGT Quý; Tháng; Biết cách điều chỉnh thuế khi sai sót hoặc khi gặp lỗi;
2. Làm được Báo cáo tài chính; Quyết toán TNDN mọi loại hình doanh nghiệp;
3. Làm được các thủ tục về Bảo hiểm;
4. Làm được hồ sơ thuế Thu nhập cá nhân; Quyết toán thuế TNCN;
5. Làm được giá thành nhà hàng ăn uống, khách sạn, tổ chức sự kiện...;
6. Làm được Hệ thống sổ sách kế toán;
7. Làm được từng phần hành kế toán; (Đối với doanh nghiệp phòng kế toán chia ra mỗi kế toán đảm nhiệm 1 phần hành)
8. Biết cách xử lý các tình huống trên chứng từ gốc.
9. Thành thạo phần mềm kế toán - kiểm tra, tra soát số liệu - so khớp số liệu

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nhà hàng AVALON
http://www.4shared.com/rar/uMtHSGVd/AVALON_Cafe.html?
Nhà hàng OneASIA
http://www.4shared.com/rar/0ij8lpwR/Cty_TNHH_OneAsia.html?

Các bạn chưa hiểu hết có thể tiếp tục đến trao đổi và học tập nếu chưa thành thạo.


Bí Mật Về Kí Hiệu Mẫu Số Hóa Đơn & Kí Hiệu Hóa Đơn

 Theo phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31  tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính thì Kí hiệu mẫu số hóa đơn & kí hiệu hóa đơn được hướng dẫn kí hiệu như sau:
1.1. Tên loại hóa đơn: Gồm:
                         + Hóa đơn giá trị gia tăng ,                                                           + Tem;
                         + Hóa đơn bán hàng;                                                                     + Vé;
                         + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;                               + Thẻ.
                         + Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý;
1.2. Ký hiệu mẫu số hóa đơn (mẫu hóa đơn): ký hiệu mẫu số hóa đơn có 11 ký tự
-   Ví dụ về ký hiệu mẫu hóa đơn: 01GTKT2/001 
  • “01″: 2 ký tự đầu thể hiện loại hóa đơn
  • “GTKT”: Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hóa đơn
  • “2″: 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn. Đối với ví dụ này có 2 liên
  •  “/” : 01 ký tự tiếp theo là để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
  • “001″: 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
-   Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn:
Loại hóa đơn
Mẫu số
1- Hóa đơn giá trị gia tăng.
2- Hóa đơn bán hàng.
3- Hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan).
4- Các chứng từ được quản lý như hóa đơn gồm:
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ;
+ Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý.
01GTKT
02GTTT
07KPTQ
  
03XKNB
04HGDL
 - Đối với tem, vé, thẻ: Bắt buộc ghi 3 ký tự đầu để phân biệt tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng. Các thông tin còn lại do tổ chức, cá nhân tự quy định nhưng không vượt quá 11 ký tự.
               Cụ thể:                       +    Ký hiệu 01/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn GTGT
                                                    +    Ký hiệu 02/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn bán hàng
-    Chú ý: Số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn thay đổi khi có một trong các tiêu chí trên mẫu hóa đơn đã thông báo phát hành thay đổi như: một trong các nội dung bắt buộc; kích thước của hóa đơn; nhu cầu sử dụng hóa đơn đến từng bộ phận sử dụng nhằm phục vụ công tác quản lý…
1.3. Ký hiệu hóa đơn:
-   Ký hiệu hóa đơn có: 6 ký tự đối với hóa đơn của các tổ chức, cá nhân tự in  8 ký tự đối với hóa đơn do Cục Thuế phát hành.
      +   2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn.
Ký tự phân biệt là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y;
       +   Dấu gạch chéo (/) để phân cách giữa ký hiệu hóa đơn và năm tạo hóa đơn.
       +   o2 ký tự tiếp theo là năm tạo hóa đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm.
       +  01 ký tự tiết là Ký hiệu của hình thức hóa đơn: sử dụng 3 ký hiệu:     E: Hóa đơn điện tử,  T: Hóa đơn tự in, P: Hóa đơn đặt in
  –     Ví dụ:

AA/11E: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 11: hóa đơn tạo năm 2011; E: là ký hiệu hóa đơn điện tử;
AB/12T: trong đó AB: là ký hiệu hóa đơn; 12: hóa đơn tạo năm 2012; T: là ký hiệu hóa đơn tự in;
AA/13P: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 13: hóa đơn tạo năm 2013; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.
-  Phân biệt hóa đơn đặt in của các Cục Thuế và hóa đơn của các tổ chức, cá nhân:  hóa đơn do Cục Thuế in, phát hành thêm 02 ký tự đầu ký hiệu (gọi là mã hóa đơn do Cục Thuế in, phát hành).
  Ví dụ: Hóa đơn do Cục thuế Hà Nội in, phát hành có ký hiệu như sau:
+   01AA/11P thể hiện Hóa đơn có ký hiệu do Cục Thuế Hà Nội đặt in, tạo năm 2011;
+   03AB/12P thể hiện Hóa đơn có ký hiệu do Cục Thuế TP HCM đặt in, tạo năm 2012;
(Danh sách Mã hóa đơn của Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành theo Phụ lục 2 kèm theo Thông tư s 39/2014/TT-BTC)
1.4. Số thứ tự hóa đơn: ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hóa đơn, bao gồm 7 chữ số.
1.5. Liên hóa đơn: Mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên  tối đa không quá 9 liên, trong đó 2 liên bắt buộc:
  • Liên 1: Lưu 
  • Liên 2: Giao cho người mua
Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định.
1.6. Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung cấp phần mềm tự in hóa đơn: đặt ở phần dưới cùng, chính giữa hoặc bên cạnh của tờ hóa đơn./