Hạch toán kế toán sản xuất may mặc quan trọng nhất đó là tính được giá thành chi phí gia công. Và theo dõi được xuất nhập tồn lượng hàng đã gia công và giao cho khách hàng. Bài viết dưới đây, kế toán Việt Hưng hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán kế toán sản xuất may mặc.
Nguyên tắc hạch toán
- Trị giá nguyên liệu nhập khẩu: hạch toán vào công nợ (chi tiết theo tên khách hàng), về mặt hiện vật có thể theo dõi ở các tài khoản ngoại bảng.
- Mở tài khoản theo dõi về hoạt động gia công để tập hợp chi phí liên quan đến việc gia công và xuất trả thành phẩm sau gia công (không tính trị giá nguyên liệu nhập khẩu)
- Số tiền được thanh toán về gia công (tiền trực tiếp qua ngân hàng hoặc trị giá hàng được thanh toán, hoặc công nợ được trừ vào tiền gia công) hạch toán vào doanh thu.
- DN gia công nên nguyên vật liệu chính: vải & các phụ kiện là do khách hàng cung cấp theo định mức
- Còn nguyên vật liệu chính được tính vào giá thành sản phẩm của công ty chỉ bao gồm: chỉ may, chỉ vắt sổ.
- Các chi phí sẽ được tổng hợp cho toàn công ty sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng
- Đối với nguyên vật liệu trực tiếp có thể phân bổ theo trị giá đơn đặt hàng nhưng để chính xác hơn thì nên xây dựng định mức.
1. Đặc điểm nguyên vật liệu may
DN là sản xuất gia công theo hợp đồng, mỗi hợp đồng có yêu cầu và mẫu mã, kiểu dáng khác nhau nên chủng loại sản phẩm phong phú đa dạng. Do vậy Công ty phải sử dụng một khối lượng nguyên liệu vật liệu lớn và nhiều loại khác nhau. Như nguyên liệu vật liệu chính của DN là vải cũng có rất nhiều loại được phản thành các mã khác nhau:
Ví dụ
– Vải chính, vải nỉ, vải micro……. Trong vải chính có các mã: # 32, #15, #40, lục, trắng, blue…
– Phụ liệu cũng rất đa dạng như: kim, chỉ các loại, mác chính, mác thành phẩm, chốt khoá, nẹp, ôrê, đệm…
=> Phần lớn nguyên vât liệu của DN đã đặt hàng gia công cung cấp, nguyên liệu vật liệu mua ngoài ít nên phòng kế hoạch phải đảm nhận. Với những đặc điểm trên công tác quản lý nguyên vật liệu là rất quan trọng.
2. Phân loại danh mục nguyên vật liệu sản xuất ra thành phẩm
Với số nguyên vật liệu lớn và đa dạng, để phục vụ cho công tác quản lý điều tra giám sát sự biến động của nguyên vật liệu tại kho, căn cứ vào nội dung kinh tế và chức năng của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất DN tiến hành phân loại vật liệu như sau:
Nguyên liệu vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể sản phẩm. Tại DN nguyên vật liệu chính là vải gồm nhiều loại với nhiều mã khác nhau như: Vải micrô, vải CR kẻ ka rô, vải màu…
Nguyên vật liệu phụ gồm các loại:
- Nguyên vật liệu phụ làm tăng chất lượng sản phẩm như: Cúc, chỉ, khoá, dây rút, nhãn, mác, mếch….
- Nguyên vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất và công tác quản lý như: Kim máy, phấn, bia phác màu, bút chỉ…
Phụ tùng: gồm các chi tiết phụ tùng dùng cho máy may như ổ chao, suất, vòng bị, dây cu doa…. Ngoài ra còn có xăng dầu, dầu nhờn….
+ Phụ tùng: gồm các chi tiết phụ tùng dùng cho máy may như ổ chao, suất, vòng bị, dây cu doa…. Ngoài ra còn có xăng dầu, dầu nhờn….
=> Việc phân loại trên giúp cho DN quản lý vật liệu dễ dàng hơn kết hợp với việc phân loại kho bảo quản phù hợp giúp theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu chặt chẽ.
*Đánh giá nguyên vật liệu
NVL của DN được nhập:
- Từ nguồn ngoài nước mua nhập vào
- Từ nguồn trong nước mua vào
– Đối với nguyên vật liệu nhập trong kỳ
+ Đối với NVL mua ngoài: Giá thực tế NVL nhập kho là giá mua chưa có thuế VAT đầu vào + Chỉ phí thu mua thực tế. Thông thường chỉ phí vận chuyển bốc dỡ do bên bán cung cần nên đã tính vào giá bán. Vì vậy trị giá NVL nhập kho là giá trên hoá đơn chưa có thuế VAT.
+ Đối với NVL gia công do bên đặt hàng cung cấp, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng không theo dõi về mặt giá trị.
+ Đối với phế liệu thu hồi: Trị giá thực tế nhập kho là giá ước tính có thể sử dụng được (giá trị thị trường tại thời điểm đó).
– Đối với nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ
NVL xuất kho chủ yếu dùng cho sản xuất, một số dùng cho chế mẫu, sản xuất thử, một số phế liệu được xuất bản ra ngoài. Hiện nay phương nháp tính giá nguyên liệu xuất kho được DN áp dụng là phương pháp binh quân gia quyền.
VD: Theo phiểu xuất kho số 01/11/2019 kể toán tính trị giá chỉ 50/3. 5000 m/cuộn xuất kho như sau: (ĐVĐ: Đồng)
Xuất cho phân xưởng 1: 10 cuộn chỉ 50/3.500m/cuộn
Số lượng tồn đầu kỳ: 13 cuộn trị giá: 330.200
Số lượng nhập trong kỳ: 05 cuộn ïín giá: 131 .370
Trị giá chỉ 50/3.5000m/cuộn xuất kho: 10 x 25.642 = 156.420
3. Quy trình công nghệ sản xuất may mặc
Mô hình thực tế tại một Doanh nghiệp may gia công:
Qua sơ đồ khép kín trên ta thấy có tất cả 12 khâu:
Hợp đồng: ta có thể xem hợp đồng là khâu xuất phát vi DN khi có lý hợp đồng thì mới tiến hành sản xuất. Sau khi ký kết các hợp đồng, DN sẽ huy động, phân bổ nguyên phụ liệu, giao chỉ tiêu cho các xí nghiệp sản xuất để cung cấp đúng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng theo hợp đồng đã kỹ
Giác sơ đồ: sau khi lên kế hoạch sản xuất, phân bổ nguồn nhân lực, DN sẽ giao cho phòng kỹ thuật công nghệ thiết kế các kiểu mẫu sản phẩm theo hợp đồng, tính toán mức hao phí nguyên phụ liệu, công cụ lao động và các chi phí khác
Xí nghiệp nhận vải: khi xí nghiệp nhận được kế hoạch sản xuất, sơ đồ thiết kế thì kho nguyên phụ liệu sẽ giao nguyên phụ liệu với số lượng và chất liệu đúng theo kế hoạch sản xuất cho xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất
Khâu cắt: sau khi nhận được vải, xí nghiệp sản xuất sẽ giao cho tổ cắt số vải được giao theo mẫu thiết kế được gửi xuống và vải được cắt sẽ được chuyển sang các khâu tiếp theo
Bán thành phẩm: là những sản phẩm đã qua khẩu cắt và sẽ được tiếp tục chuyển qua khâu may
Khâu may: đây là khâu hoàn thiện bán thành phẩm bao gồm: ráp, mổ túi, đơm khuy…
Kiềm phẩm: ở công đoạn nảy, bộ nhận KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) của DN sẽ kiểm tra các sản phẩm đã qua khâu may nếu sản phẩm nào bị lỗi sẽ loại ra.
Thành phẩm: thành phẩm được xem là những sản phẩm gần như hoàn hảo.
Ủi thành phẩm: các thành phẩm đã qua khâu kiểm tra sẽ được chuyển qua tổ ủi – ủi lại bằng hơi nhiệt để sản phẩm thẳng hơn.
Kiềm ủi: khâu nảy sẽ phát hiện ra các sản phẩm ủi chưa đúng kỹ thuật vả cho ủi lại, sau đó sẽ được chuyển qua khâu đóng gói.
Đóng gói: sản phẩm hoàn thành được đóng vào các hộp nhỏ có lót carton và được đóng vào hộp lớn đem nhập kho thành phẩm.
Giao kho thành phẩm: đây là khâu cuối cùng của quy trình sản xuất sản phẩm.
=> Mỗi khâu đều đóng vai trò quan trọng riêng vì sản phẩm tạo ra được kết tinh từ các khâu trên. Do vậy, xí nghiệp sản xuất không được xem nhẹ bất kỳ khâu nào để từ đó nâng cao tối đa tỷ lệ thành phẩm vả giảm tối thiểu tỷ lệ phế phẩm ra đời.
4. Cách hạch toán kế toán sản xuất may mặc (gia công)
4.1 Áp dụng theo Thông tư 200 hạch toán kế toán sản xuất may mặc
a. Hạch toán hàng xuất đi gia công với bên thuê gia công
– Khi xuất kho giao hàng để gia công:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có các TK 152, 156.
– Ghi nhận chi phí gia công hàng hoá và thuế GTGT được khấu trừ:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,…
– Khi nhận lại hàng gửi gia công chế biến hoàn thành nhập kho, ghi:
Nợ các TK 152, 156
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
b. Hạch toán hàng nhận công với bên nhận gia công
– Khi nhận hàng để gia công, DN chủ động theo dõi và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công trong phần thuyết minh BCTC.
– Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, …
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
4.2 Áp dụng theo TT 133 hạch toán kế toán sản xuất may mặc
a. Hạch toán hàng xuất đi gia công với bên thuê gia công
– Khi xuất kho hàng hoá đưa đi gia công, chế biến:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang
Có các TK 152, 156.
– Chi phí gia công, chế biến hàng hoá:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,. . .
– Khi gia công xong nhập lại kho hàng hoá:
Nợ TK 152, 156
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.
b. Hạch toán hàng nhận công với bên nhận gia công
– Hàng hoá nhận gia công cho các DN khác ghi đơn vào Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”, (Tài khoản ngoài Bảng Cân đôi kế toán).
– Khi nhận hàng để gia công
Nợ TK 002: Vật tư hàng hóa nhận gia công, giữ hộ
– Khi xuất kho hàng để gia công, chế biến hoặc trả lại đơn vị giao hàng gia công
Có TK0002: Vật tư hàng hóa nhận gia công, giữ hộ
– Khi xác định doanh thu từ số tiền gia công thực tế được hưởng
Nợ TK 111,112,131: Số tiền thu được
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331:Thuế GTGT phải nộp (Nếu có)
Trên đây là cách hạch toán kế toán sản xuất may mặc