Thứ Hai, 31 tháng 1, 2022

Quy trình kế toán trong doanh nghiệp vàng bạc đá quý

 Kinh doanh vàng bạc đá quý đã rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên kế toán ở loại hình doanh nghiệp này rất đặc biệt. Cùng kế toán chúng tôi tìm hiểu quy trình kế toán trong doanh nghiệp vàng bạc đá quý qua bài viết dưới đây nhé.



1. Hệ thống tài khoản sử dụng của kế toán trong doanh nghiệp vàng bạc đá quý

+ TK 1051: Vàng

+ TK 478: Tiêu thụ vàng bạc, đá quý.

+ TK 632: Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc, đá quý.

+ TK 722: Thu về kinh doanh vàng

+ TK 822: Chi về kinh doanh vàng.

+ TK 632: Chênh lệch đánh giá lại vàng bạc, đá quý:

Bên Có ghi: Số tiền chênh lệch tăng giá trị vàng bạc, đá quý tồn kho.

Bên Nợ ghi: Số tiền chênh lệch giảm giá trị vàng bạc, đá quý tồn kho.

Số dư Có: Phản ánh chênh lệch tăng trong năm chưa xử lý.

Số dư Nợ: Phản ánh chênh lệch giảm trong năm chưa xử lý.

2. Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp vàng bạc đá quý

Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp vàng bạc đá quý
Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp vàng bạc đá quý

– Mua vàng vào thường là đối tượng cá nhân mua bán trao đổi nên mua vào lập bảng kê mua vào hàng ngày khi phát sinh giao dịch mua bán

  1. Phiếu chi tiền
  2. Bảng kê
  3. Phiếu nhập kho

Nợ TK 156

      Có TK 111,331

– Bán vàng ra ghi nhận doanh thu và giá vốn bình thường

+ Doanh thu:

  1. Phiếu thu tiền, công nợ
  2. Phiếu xuất kho
  3. Hóa đơn xuất ra
  4. Cuối ngày lập bảng kê kèm theo hóa đơn xuất bán khách lẻ này

Nợ TK 111,131

  Có TK 511

+ Giá vốn:

–  Phiếu xuất kho

–  Xuất theo theo 4 phương pháp đăng ký: Fifo, Lifo, Thực tế đích danh, Bình quân gia quyền

Nợ TK 632

  Có TK 156

3. Quy định pháp luật về thuế GTGT trong doanh nghiệp vàng bạc đá quý

*Căn cứ:

– Tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 123/2008/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2012)

– Tại khoản c Điều 13 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngay 27/12/2011 của Chính phủ và Tại khoản 2, Điều 13 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định việc xác định thuế GTGT

– Tiết a Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC

– Khoản 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC

*Theo đó:

– Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý

– Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng: Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.”

– Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.

– Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.

4. Phương pháp tính thuế và kê khai giá trị gia tăng của kế toán trong doanh nghiệp vàng bạc đá quý

– Tình thuế GTGT:

+ Thuế GTGT =(Doanh thu – Giá vốn) *10%

+ Giá vốn không bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp

– Kê khai thuế GTGT: Vàng, bạc, đá quý là những mặt hàng đặc thù nên phải tính và kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

+ Kê khai thuế vào mục 4: Nhưng không ghi nhận phần thuế GTGT

+ Làm tờ khai thuế GTGT và nộp hàng tháng như bình thường

Ngoài ra, tính và kê khai thuế TNDN, thuế môn bài vẫn tính và kê khai như bình thường



Tính thuế GTGT mua bán, chế tác Vàng Bạc, Đá Quý

Căn cứ khoản 4 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014: “Các cơ sở có hoạt động mua bán, chế tác VBĐQ cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác đều phải tuân thủ theo luật thuế nói chung. Nhưng do đặc thù của loại hình kinh doanh này nên luật thuế cũng có những quy định riêng trong cách tính thuế.”


1. Khái niệm:

Vàng, bạc, đá quý (VBĐQ) là loại hàng hóa đặc biệt, vừa là hàng hóa, vừa là phương tiện thanh toán

2. Phương pháp tính thuế GTGT

Hoạt động mua bán, chế tác VBĐQ thường là các giao dịch nhỏ lẻ, không có đủ hóa đơn, chứng từ đầu vào, nên rất khó kiểm soát giá . Nên Luật thuế đã quy định  Cơ sở có hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT theo đúng với bản chất của thuế GTGT.

Xem thêm: Kế toán trong doanh nghiệp vàng bạc, đá quý

3. Công thức tính thuế GTGT

Số thuế GTGT phải nộp=Giá trị gia tăngxThuế suất thuế GTGT

Trong đó:

–  Thuế suất thuế GTGT cho hoạt động mua, bán, chế tác VBĐQ là: 10%

–  Giá trị gia tăng của VBĐQ

Giá trị gia tăng của VBĐQ=Giá thanh toán của VBĐQ bán ra tương ứngGiá thanh toán của VBĐQ mua vào tương ứng

– Giá thanh toán của VBĐQ bán ra tương ứng là: giá thực tế bán ra ghi trên hóa đơn VBĐQ bao gồm:

+ Tiền công chế tác (nếu có)

+ Thuế GTGT

+ Các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng

–  Giá thanh toán của VBĐQ bán ra tương ứng là: giá trị VBĐQ mua vào hoặc

nhập khẩu đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác VBĐQ bán ra tương ứng

Ví dụ 1:

Doanh nghiệp X kinh doanh VBĐQ, trong tháng 2/2018, công ty mua một cây vàng SJC với giá 36.500.000 đồng. Tháng 3/2018, công ty bán ra với giá 36.900.000 đồng

Thuế GTGT phải nộp là: (36.900.000 – 36.500.000) x 10% = 40.000 đồng

4. Cách bù trừ GTGT của cơ sở có hoạt động mua bán, chế tác VBĐQ

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau”.

Ví dụ 2:

Công ty VBĐQ An Thái, theo tờ khai quý 3/2017 GTGT âm là 200.000.000 đồng. Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra quý 4/2017 là: 820.000.000 đồng, giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng là 650.000.000 đồng

tinh-thue-gtgt-hoat-dong-mua-ban-che-tac-vang-bac-da-quy-1
Lập tờ khai thuế GTGT mẫu 03/GTGT

+ Tờ khai quý 3/2017

+ Tờ khai quý 4/2017: GTGT âm 200.000.000 đồng của quý 3/2017 được chuyển sang chỉ tiêu [21] của quý 4/2017. Ta có tờ khai quý 4/2017 như sau

tinh-thue-gtgt-hoat-dong-mua-ban-che-tac-vang-bac-da-quy-2
Hướng dẫn điền các chỉ tiêu trên tờ khai GTGT mẫu 03/GTGT

Ta thấy Tại tờ khai quý 4/2017 còn GTGT âm là: 30.000.000 đồng. Giá trị này sẽ không được chuyển sang tờ khai Quý 1/2018. Tại chỉ tiêu [21] của quý 4/2018 là 0 đồng

tinh-thue-gtgt-hoat-dong-mua-ban-che-tac-vang-bac-da-quy-3
Khi các chỉ tiêu trên tờ khai GTGT 03/GTGT là bằng 0