Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN

 KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN

Khác với các loại hình DN sản xuất, kinh doanh thông thường, kế toán DN Bất động sản mang đặc thù riêng.
Điều này đòi hỏi kế toán cần nắm vững chế độ kế toán hiện hành và có nhiều kinh nghiệm.



I. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong DN bất động sản
- Công ty môi giới bán bất động sản hưởng hoa hồng.
- Xây dựng bất động sản và bán chung cư theo căn.
- Xây dựng bất động sản đầu tư như góp vốn.
- Môi giới cho thuê nhà.
- Mua nhà rồi bán lại.
II. Để làm được kế toán trong DN bất động sản, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Xác định rõ doanh thu chi tiết của từng loại dịch vụ để hạch toán chi tiết các loại doanh thu dịch vụ.
- Xác định chi phí hình thành giá vốn của dịch vụ bất động sản tương ứng với doanh thu.
- Xác định rõ giá vốn của các loại dịch vụ tương ứng.





III. Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
1. Mua nhà xưởng, quyền sử dụng đất, đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí lập dự án khả thi, ghi:
Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn
Có TK 331 - Phải trả người bán
Có TK 111, 112…
2. Dự án địa ốc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ghi:
Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng
Có TK 228 - Đầu tư dài hạn
3. Căn cứ hợp đồng, biên bản nghiệm thu khối lượng, hóa đơn,... ghi nhận khối lượng tư vấn, thiết kế,… do các nhà cung cấp bàn giao, ghi:
Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 - Phải trả người bán
Nếu công trình, hạng mục công trình của dự án tổ chức đấu thầu, căn cứ vào quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình, hóa đơn khối lượng hoàn thành, ghi:
Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331 - Phải trả người bán
4. Trường hợp các công trình, hạng mục công trình được phép tự thi công
- Căn cứ vào kết quả bảng phân bổ vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi :
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
- Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào giá thành sản xuất xây lắp hoàn thành thực tế, ghi :
Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
5. Phân bổ chi phí Ban quản lý dự án, Ghi:
Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong thời gian thực hiện dự án đầu tư, phát sinh chi phí bảo lãnh, lãi vay phải trả, ghi:
Nợ TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
6. Khi căn cứ vào biên bản bàn giao, quyết toán công trình hạng mục công trình, ghi:
Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác
Có TK 241 - Chi phí đầu tư xây dựng
7. Tiêu thụ bất động sản, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác
Đối với các dự án đầu tư địa ốc khi tiêu thụ thì phải trích trước tiền sử dụng đất, giá trị xây lắp công trình, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 335 - Chi phí phải trả
8. Khi kết chuyển giá vốn sản phẩm, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
9. Đến cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 642 - Chi phí quản lý Doanh nghiệp
10. Cuối kì chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
11. Doanh thu sản phẩm địa ốc đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán, ghi
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ 112 - Tiền gửi ngân hàng
Nợ 131 - Phải thu khách hàng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Nguồn: Sưu tầm

CÁCH PHÂN BỔ TIỀN PHỤ CẤP 2021 HỢP LÝ ĐỂ GIẢM NGHĨA VỤ ĐÓNG BHXH

 CÁCH PHÂN BỔ TIỀN PHỤ CẤP 2021 HỢP LÝ ĐỂ GIẢM NGHĨA VỤ ĐÓNG BHXH

🤗🤗🤗
TỔNG THU NHẬP tháng 01/2021 là: 10 TRĐ/THÁNG
Nhưng mức lương đóng BHXH chỉ với 5 TRĐ/THÁNG
Hỏi: Vậy mức lương đóng BHXH này đã TUÂN THỦ ĐÚNG LUẬT THEO LUẬT BHXH hay chưa?
Để giải quyết được bài toán này, thì kế toán phải nắm được LUẬT BHXH quy định các khoản THU NHẬP BẮT BUỘC hoặc KHÔNG BẮT BUỘC đóng BHXH từ tiền lương tiền công như sau:



A. CÁC KHOẢN THU NHẬP TÍNH ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC 2021
Kể từ ngày 01/01/2018, các khoản thu nhập của người lao động tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm:
+ Tiền lương;
+ Phụ cấp (Phụ cấp theo khoản 2 điều a, Thông tư 47/ 2015/TT-BLĐTBXH);
+ Và các khoản bổ sung xác #định_được mức #tiền_cụ_thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
- Các khoản phụ cấp lương để #bù_đắp_yếu_tố_về_điều_kiện_lao_động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
Ví dụ:
+ Phụ cấp chức vụ, chức danh;
+ Phụ cấp trách nhiệm;
+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ Phụ cấp thâm niên;
+ Phụ cấp khu vực;
+ Phụ cấp lưu động;
+ Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.




B. CÁC KHOẢN PHỤ CẤP KHÔNG TÍNH ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC 2021.
Theo quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì các khoản thu nhập của NLĐ không tính đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của NLĐ trong năm 2021 bao gồm 15 khoản thu nhập của NLĐ không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN:
(1) Tiền thưởng theo quy định của Bộ luật lao động;
(2) Tiền thưởng sáng kiến;
(3) Tiền ăn giữa ca;
(4) Khoản hỗ trợ xăng xe;
(5) Khoản hỗ trợ điện thoại;
(6) Khoản hỗ trợ đi lại;
(7) Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;
( 8 ) Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;
(9) Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;
(10) Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;
(11) Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;
(12) Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;
(13) Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
(14) Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;
(15) Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.



KẾT LUẬN:
- Mức lương cơ bản là khoản thu nhập BẮT BUỘC THAM GIA BHXH.
- Các khoản phụ cấp mang tính chất BÙ ĐẮP yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động... cũng là các khoản PHỤ CẤP BẮT BUỘC THAM GIA BHXH.
- Các khoản chế độ và phúc lợi khác cho người lao động mang tính chất HỖ TRỢ - KHÔNG CỐ ĐỊNH: Nếu không xác định mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động mà được tính toán dựa trên kết quả làm việc của người lao động theo từng thời kỳ thì KHÔNG PHẢI ĐÓNG Bảo hiểm xã hội như: Tiền thưởng quý, năm và tiền lương năng suất, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP đều KHÔNG PHẢI ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC.
GIẢI BÀI TOÁN TRÊN: Căn cứ vào các quy định nêu trên Mộc Lan xin chia sẻ phương pháp PHÂN BỔ TIỀN PHỤ CẤP hợp lý với số tiền tham gia BHXH của DN như sau.
I. PHẦN THU NHẬP BẮT BUỘC ĐÓNG BHXH
Cách 1: Nhiều DN áp dụng
- Mức lương đóng BHXH: 5.000.000đ/tháng ====> Lương cơ bản cho luôn là: 5.000.000đ/tháng
Cách 2: Cách này thường áp dụng với những DN có mức đóng BHXH cao hơn mức lương tối thiểu vùng, có tính chất độc hại, nguy hiểm, khó khăn, thu hút muốn tách phụ cấp để GIẢM THUẾ TNCN PHẢI NỘP vì có 1 số khoản phụ cấp BẮT BUỘC ĐÓNG BHXH nhưng lại được MIỄN THUẾ TNCN.
Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn đóng BHXH với mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ lao động A làm việc tại VÙNG 1 có mức lương tối thiểu vùng là 4.420.000đ và có chức vụ là kế toán : Lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề nên mức lương tối thiểu đóng BHXH đối với lao động A này là 4.729.400 (tăng thêm 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Kế toán có thể cho làm tròn mức lương đóng BHXH = lương cơ bản là 4.730.000 ( ít nhất phải bằng hoặc cao hơn)
Thêm phụ cấp đóng BHXH bắt buộc: Phụ cấp độc hại: 270.000đ/tháng (Không phải DN nào cũng được cho khoản phụ cấp này mà tùy thuộc vào từng ngành nghề có tính chật độc hại thì cho vào mới hợp lý nhé)
===> Tổng mức đóng BHXH = 4.730.000 + 270.000 = 5.000.000đ (HOÀN TOÀN HỢP LÝ THEO QUY ĐỊNH LUẬT BHXH)
II. XỬ LÝ PHẦN THU NHẬP KHÔNG THAM GIA BHXH.
TỔNG THU NHẬP = 10.000.000đ
THU NHẬP ĐÓNG BHXH = 5.000.000đ
THU NHẬP CÒN LẠI KHÔNG TÍNH ĐÓNG BHXH = 10.000.000 - 5.000.000 = 5.000.000đ
Mộc Lan sẽ phân bổ phần thu nhập này như sau:
1. Phụ cấp ĂN CA: 730.000đ/tháng
2. Tiền hỗ trợ xăng xe: 1.800.000đ/tháng
3. Tiền hỗ trợ điện thoại: 1.200.000đ/tháng
4. Phụ cấp trang phục: 400.000đ/tháng
5. Hỗ trợ nhà ở: 870.000đ/tháng
===> TỔNG PHỤ CẤP KHÔNG TÍNH ĐÓNG BHXH = 5.000.0000đ
Cách 2: Không phải tổng thu nhập tháng nào cũng cố định là 10trđ.
Kế toán có thể linh hoạt thay các khoản phụ cấp KHÔNG TÍNH ĐÓNG BHXH bằng lương tăng ca, thưởng doanh số, lương năng suất theo QUY CHẾ LƯƠNG - THƯỞNG của DN cho phù hợp với luật BHXH và TỐI ƯU theo luật thuế TNCN nha cả nhà.
Trên đây là 1 số lời mạn đàm từ cá nhân Mộc Lan đưa ra cho kế toán tham khảo về vấn đề TIỀN LƯƠNG THAM GIA BHXH THẤP HƠN LƯƠNG THỰC NHẬN.
KHi đưa vào áp dụng thì cũng phải linh hoạt theo từng công việc, đừng DẬP KHUÔN - CỨNG NHẮC nhé cả nhà.
.
Dưới đây là MẪU BẢNG LƯƠNG ĐƯỢC ĐẶT SẴN CÔNG THỨC EXCEL TÍNH THUẾ TNCN THEO MỨC GIẢM TRỪ GIA CẢNH MỚI NHẤT 2021 TỰ ĐỘNG TIỆN LỢI cho nhà kế THAM KHẢO.

KINH NGHIỆM THANH TRA THUẾ MỚI NHẤT

 KINH NGHIỆM THANH TRA THUẾ MỚI NHẤT

Chủ đề "THANH TRA THUẾ TOÁN THUẾ" là 1 chủ đề được rất nhiều người quan tâm vì nó không những đòi hỏi về chuyên môn mà còn đòi hỏi về cách ứng xử với cơ quan thuế.
Trước đây tôi cũng như các bạn không hề biết gì về quyết toán thuế, đến khi nhận thông báo đoàn kiểm tra đến thì tôi hoàn toàn lúng túng và đi hỏi mọi nơi nhưng câu trả lời đều là "Sợ gì cứ chuẩn bị hồ sơ thôi" và thế rồi lần đầu của tôi bị hành lên bờ xuống ruộng, rồi đến lần 2 đâu vẫn vào đấy vẫn bị hành tả tơi. Rồi đến lần 3 lần 4 tôi đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm.
Và đến hôm nay tôi hiểu được cảm giác đó của các bạn mới vào nghề , các bạn chưa có kinh nghiệm quyết toán thuế cho nên tôi sẽ chia sẻ với mọi người tất tần tật về quyết toán thuế như giữa 2 người bạn thân mà trước đây chưa ai làm điều này vì hầu như ai cũng đánh đổi bằng mồ hôi, năm tháng mới có được kinh nghiệm nên họ thu hẹp và giữ cho riêng mình . Còn tôi thì quan niệm " Cho đi thì mới giúp mình giỏi hơn ".
Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé !







Phần I: Chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế
➡️Bước 1: Chuẩn bị sổ kế toán file excel (gửi mail)
Xuất tất cả sổ cái từ loại 1 đến loại 9, CĐPS, Công Nợ năm thanh kiểm tra thuế ra excel => gửi vào mail bên thuế
In toàn bộ sổ sách ra excel đóng quyển và đóng thùng cacton => mang lên đội kiểm tra thuế hoặc kiểm tại doanh nghiệp tùy theo từng chi cục/ cục





➡️Bước 2: Chuẩn bị bảng kê mua vào, bán ra file excel (gửi mail)
Mua vào bán ra từ năm thanh kiểm tra thuế ra excel gộp các năm/ cùng 1 files.
Lọc tất cả những hóa đơn đơn > 20 triệu, ghi chú ngày thanh toán và số tiền thanh toán.
Lưu ý: nên lưu riêng bộ hồ sơ công nợ: phô tô những hóa đơn > 20 + UNC phô tô hoặc gốc lưu thành bộ
➡️Bước 3: Chuẩn bị bộ báo cáo quyết toán TNDN + BCTC năm thanh kiểm tra (phô tô 1 bản cho bên thuế khi họ kiểm tra)
In bản mềm 01 bản lưu trữ sổ sách.
In 01 bản gửi cán bộ thuế.
Bao gồm: Quyết toán TNDN, TNCN, BCTC các năm
Lưu ý: Thường cán bộ thuế chỉ quan tâm bản cuối cùng doanh nghiệp đã nộp nếu trong các năm có làm KHBS bổ sung, vẫn phải lưu trữ bản gốc lần nộp đầu để khi hỏi kiểm tra vẫn có số liệu để giải trình




➡️Bước 4: Chuẩn bị hóa đơn mua vào, bán ra (bản gốc) và tờ khai thuế hàng kỳ
Hóa đơn kẹp theo tờ khai hàng tháng/Quý.
Hóa đơn kẹp chứng từ: phiếu thu, chi, hạch toán, nhập kho ….
Lưu ý: sắp thành bộ theo tháng /quý của tờ khai thuế




➡️Bước 5: Chuẩn bị sổ phụ ngân hàng + Ủy nhiệm chi bản gốc (Liệt kê các hóa đơn mua vào >= 20 triệu, ghi rõ ngày thanh toán)
Kẹp UNC vào các hóa đơn > 20 triệu để dễ kiếm và tra cứu.
Có thể là phô tô để 1 bản riêng hoặc bản gốc riêng, bản phô tô kẹp chứng từ sổ sách
Lưu ý: Đối chiếu bảng tổng hợp công nợ và công nợ chi tiết với bảng kê Excel xem chênh lệch công nợ thanh toán với công nợ khách hàng là bao nhiêu



➡️Bước 6: Chuẩn bị hợp đồng lao động + bảng lương (bản gốc)
Hợp đồng lao động kẹp CMT
Bảng chấm công đầy đủ.
Quyết định tăng lương, và phụ lục hợp đồng lao động.
Quyết toán thuế TNCN đầy đủ.
Ký tá đầy đủ
Lưu ý: Các khoản chi lương và phụ cấp theo lương không có trong văn bản sau thì sẽ bị loại trừ không được tính vào chi phí hợp lý: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
➡️Bước 7: Chuẩn bị hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế đã ký kết, phụ lục hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận….
Hợp đồng đầu vào là hợp đồng nguyên tắc do việc mua bán là thường xuyên.
Hợp đồng mượn xe để hợp lý chi phí xăng dầu đã đưa vào
Lưu ý:Lưu trữ theo bìa còng, công ty nào phát sinh nhiều có thể lưu riêng 1 bìa còng, nếu ít thì lưu chung nhưng có ghi chú bằng giấy note
Mỗi công ty là 01 tập liền nhau để dễ tìm kiếm
Đánh dấu bằng giấy note màu để dễ nhận biết
Hợp đồng chứng từ nào mất thì liên hệ khách hàng để xin bản sao y lại hoặc bản gốc thì càng tốt
➡️Bước 8: Chuẩn bị giấy phép kinh doanh
Phô tô sao y hoặc phô to đóng dấu treo đều được
Các chứng từ khác như đăng ký mẫu dấu….
Điều lệ công ty
Quy chế tài chính công ty
Hợp đồng đầu vào là hợp đồng nguyên tắc do việc mua bán là thường xuyên.
Hợp đồng mượn xe để hợp lý chi phí xăng dầu đã đưa vào
Lưu ý: Quy chế tài chính công ty là một loại văn quan trọng nhất xuyên suốt trong quá trình thanh kiểm tra vì nó có mối liên hệ mật thiết đến những chi phí phát sinh trong doanh nghiệp như: tiền tiếp khách hàng, phòng nghỉ, máy bay,công tác phí khác, mượn xe, sữa chữa xe đi mượn, điện thoại…..
Kiểm tra chi phí của doanh nghiệp sau đó soạn quy chế tài chính cho phù hợp với những chi phí đã phát sinh




Phần II: Các Lưu ý khi quyết toán thuế

➡️Lưu ý 1: Hóa đơn xuất tạm ứng khi mới ký hợp đồng 30%:
Vấn đề này sẽ có bài viết riêng, mìn sẽ chia sẻ sau nhé !
➡️Lưu ý 2: Hóa đơn sai sót 1 vài đồng và vài trăm nghìn đồng
Lập kê khai bổ sung khi làm điều chỉnh tốt nhất phô tô tất cả hóa đơn bị sai ra 01 tập kẹp với tờ khai điều chỉnh kỳ bị sai và kỳ phát hiện kê khai sai có điều chỉnh chỉ tiêu [37],[38]. Khi thuế hỏi là mình có ngay
Nếu hóa đơn chỉ sai vài đồng hoặc vài trăm ví dụ: hóa đơn 16.262.265 nhưng kê khai 16.262.266 do tính nhảy số của HTKK => sai sót 1 đồng tốt nhất để kệ sai sót
➡️Lưu ý 3: Hóa đơn có giá trị lớn nhưng vẫn treo công nợ nhiều năm không thanh toán
Hóa đơn trực tiếp, hay hóa đơn thuế GTGT nếu có giá trị lớn từ > 20 triệu trở lên nếu đến thời điểm thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp mà vẫn treo công nợ tk 331 thì lập sẵn các chứng từ liên quan: hợp đồng trả chậm, giao nhận….để chuẩn bị giải trình
Đối với ngành xây dựng vốn lưu động là huyết mạch sống còn, mà công nợ phải thu vào thì lâu lâu mới được nhận => thiếu vốn hay nói cách khác đói nghiêm trọng do không cần bằng được dòng tiền, nhận nhiều công trình thi công lớn nhưng không cân đối được tiền lưu động => việc treo nợ lâu năm không trả, không thanh toán chây ì với bên Bán mới dẫn đến tình trạng trên là chuyện bình thường
➡️Lưu ý 4: Công trình đã nghiệm thu đã thu tiền nhưng vẫn không xuất HĐ
Lỗi này xẩy ra nhiều nhất tại doanh nghiệp xây lắp. Bởi vì chủ đầu tư vì lý do nào đo thiếu vốn chưa trả tiền nên bên nhận thầu cũng không xuất hóa đơn dù đã nghiệm thu.
Đã nhận tiền tạm ứng nhiều đợt, nhưng vẫn chưa có hợp đồng, không có hồ sơ chứng từ liên quan nào đến chủ đầu tư , công nợ treo TK Có 131
Khắc phục: Xuất hóa đơn bù và bổ sung hợp đồng cho các khoản tạm ứng, trên hợp đồng ghi rõ các lần tạm ứng không cần xuất hóa đơn, chỉ xuất hóa đơn khi hai bên nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng



➡️Lưu ý 5: Đối chiếu vật liệu dự toán với xuất kho
Cán bộ thuế sẽ yêu cầu xuất tổng hợp vật tư đã xuất cho công trình/ căn cứ vào đây cán bộ sẽ đối chiếu với dự toán .Vật liệu nào không có trong dự toán sẽ Xuất Toán. Vật liệu nào vượt định mức về khối lượng sẽ quy ra giá trị vượt sẽ Xuất Toán
Khắc phục: Nên khi lập sổ sách tính giá thành kế toán nên đối chiếu kỹ và thẽo sát vật tư với dự toán, nếu vượt hoặc không đúng vật tư theo dự toán thì phải có biện pháp xử lý kịp thời
➡️Lưu ý 6: Chứng từ ngân hàng "Thiếu, mất "
Dọn và di chuyển nhiều lần UNC mất khá => phải làm công văn lên ngân hàng xin sao y trích lục, tốn khá tiền phí
Phần do kế toán trước đó làm không theo dõi ngân hàng TK 112 trên sổ sách và báo cáo tài chính, tất cả đều bỏ hết hạch toán vào tk 111, nên doanh nghiệp cũng chủ quan nghĩ chẳng cần, cái nào còn thì còn ko còn thì quăng luôn khỏi lưu
Khắc phục: Đối với UNC bị mất có thể sử dụng Giấy báo nợ, sao kê chi tiết tạm làm căn cứ giải trình, và cung cấp chứng từ bổ sung sau
➡️Lưu ý 7: Hóa đơn Nguyên vật liệu phục vụ công trình
Hóa đơn sắt thép nếu mua cùng nơi địa phương thi công thì ok, nếu khác địa phương (do mua sắt Việt trì mà thi công Lào Cai) thi công thì nhớ phải chứng minh có hóa đơn vận chuyển nếu công ty không có xe tải vận chuyển => nếu không loại bỏ không được chấp nhận
Khắc phục: Nếu vận chuyển thì phải có: lịch trình vận chuyển, định mức nhiên liệu cho phương tiện vận chuyển, phương tiện vận chuyển có thể là : xe đi thuê hoặc đi mượn, hoặc thuê đơn vị vận chuyển
Có yếu tố phương tiện vận chuyển và thủ tục chưa đủ hợp lý phải có hợp đồng thi công trên hợp đồng ghi rõ có hạng mục sử dụng sắt thép, cát đá…. sử dụng cho công trình vì công ty mình chỉ là công ty nhận giao khoán Nhân công không bao thầu Nguyên vật liệu
➡️Lưu ý 8: Chứng minh Nguyên vật liệu phục vụ công trình
Phô tô sao y hoặc phô to đóng dấu treo đều được công ty nhận giao thầu nhân công nên vật tư chỉ có vật tư phụ, nếu có hóa đơn sắt thép, cát đá... mua về thì phải chứng minh trên dự toán, hợp đồng, phụ lục hơp đồng, báo giá có hạng mục chủ đầu tư có giao khoán lại hạng mục công trình của nhà máy Sam Sung thì phần NVL có sắt thép, cát, đá, sỏi…phải ghi rõ là hạng mục nào có vật tư thì được phép đưa vào, vì hợp đồng giao khoán nhân công nên NVL đã được chủ đầu tư cung cấp
Phải nhờ đơn vị chủ đầu tư xác nhận và ký lại hợp đồng do trước đó hợp đồng không có hạng mục vật tư, nguyên vật liệu, nhưng có sự thay đổi trong quá trình thi công có hạng mục cung cấp vật tư… khách hàng ký xác nhận nên toàn bộ sắt thép…được chấp nhận là chi phí hợp lý
Hóa đơn xăng phải có định mức xăng dầu, lịch trình công tác, quyết định công tác phí…riêng khoản này tiền xăng bên mình hơi nhiều nên bị loại 01 phần, lịch trình công tác và định mức nhiên liệu do không làm từ trước nên phải huy động người rất nhiều để lập bảng kê và các thủ tục do các bác thuế yêu cầu
Do xăng mua nhiều ngày liên tiếp mỗi ngày mấy trăm lít nên không hợp lý vì xe không thể đi 1 ngày mấy trăm lít được 01 ngày dù đi nhiều đi chăng nữa cũng trong vòng bán kính 100km cũng chỉ chấp nhận tối đa 30 lít cho loại xe bán tải, khi làm tại doanh nghiệp thì các bạn căn cứ thông số kỹ thuật của xe để đưa vào sao cho hợp lý
➡️Lưu ý 9: Lỗ được phép chuyển liên tục 5 năm, các năm trước có lỗ thì năm 2018 nhớ đính kèm phụ lục 03-2A. Phụ lục này có 2 tác dụng:
Nếu năm 2018 lãi thì trên phụ lục gõ số lỗ cần chuyển vào cột " số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này"
Nếu năm 2018 lỗ, thì trên phụ lục cột " số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này" để trống, mục đích chỉ là theo dõi số lỗ các năm và số lỗ đã chuyển các năm trước.
➡️Lưu ý 10: Phần quyết toán thuế TNDN
Do sự khác biệt giữa kế toán và luật thuế: Gõ từ chỉ tiêu B2 cho tới B7. Đặc biệt chú ý các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN, nhớ gõ vào chỉ tiêu B4.
Phần đã xuất hóa đơn, ghi nhận trong năm 2018 nhưng bị thuế thanh tra kéo về các năm trước và đã truy thu, phạt nộp chậm thuế. Gõ vào chỉ tiêu B9 đến B11 tương ứng.
Thuế suất công ty đang áp dụng là bao nhiêu để gõ thu nhập tính thuế vào các cột C7, C8, C9 tương ứng
Doanh nghiệp có ưu đãi về thuế nhớ chọn phụ lục 03-3A, lưu ý các chỉ tiêu từ C11 đến C1531.
Nhớ gõ số tiền thuế TNDN đã tạm tính và đã nộp vào NSNN của 04 quý của năm 2018 vào cột E1Căn cứ pháp lý : TT78/2014/TT-BTC, TT151/2014/TT-BTC, TT96/2015/TT-BTC...
➡️Lưu ý 11: Phần quyết toán thuế TNCN
Người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì giảm trừ bản thân 9.000.000 đồng/tháng. (Từ 1/7/2020 tăng lên 11.000.000 đồng/ tháng)
Những anh chị em nào Doanh nghiệp quyết toán thay ( Tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay ) : Giảm trừ bản thân 12 tháng Số còn lại ( Không tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Giảm trừ theo số tháng thực tế làm việc.
Về vấn đề giảm trừ người phù thuộc: Người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì giảm trừ người phù thuộc 3.600.000 đồng/tháng (Từ ngày 1/7/2020 tăng lên 4.400.00 đồng/ tháng).
Giảm trừ tính từ khi phát sinh nuôi dưỡng
Về vấn đề cam kết 02 để không phải khấu trừ thuế: Người lao động ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng khi doanh nghiệp chi trả nếu: Mỗi lần chi trả dưới 2 triệu đồng/tháng thì không phải khấu trừ thuế TNCN gì cả.
Mỗi lần chi trả từ 2 triệu đồng trở lên thì khấu trừ 10% thuế TNCN. Nếu không muốn khấu trừ 10% thuế TNCN thì làm cam kết 02 theo TT92/2015/TT-BTC nếu như ước tính cả năm thu nhập không vượt quá 108tr và có mst cá nhân tại thời điểm cam kết.
Lưu ý : Cam kết 02 nếu có duy nhất thu nhập chứ không phải hiểu theo kiểu thu nhập duy nhất 1 nơi.
Căn cứ pháp lý : TT111/2013/TT-BTC, TT92/2015/TT-BTC
➡️Lưu ý 12: Các lỗi liên quan đến thuế của kế toán xây dựng
Các lỗi liên quan đến thuế sẽ có một bài viết riêng "Tổng hợp lỗi của kế toán thuế nên tránh", mình chia sẻ sau nhé.
Phần III: Điều chỉnh sau khi quyết toán thuế
➡️Trường hợp 1: Điều chỉnh thuế GTGT
Điều chỉnh kê khai bổ sung của kỳ giảm thuế VAT được khấu trừ và đồng thời ở thời điểm kỳ hiện tại nhập vào chỉ tiêu [37]= ? của tờ khai kỳ hiện tại khi có quyết định thanh tra thuế Hạch toán khoản giảm VAT này của Tk 1331 này như sau:
Nợ TK 811,642,242.....or 4211 /Có TK 1331 =?
➡️Trường hợp 2: Xử lý chênh lệch hàng tồn kho, tiền mặt hoặc khác…
Trường hợp thiếu 156
TK 156: Mọi trường hợp phát hiện thiếu hụt, mất mát hàng hoá ở bất kỳ khâu nào trong kinh doanh phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền theo từng nguyên nhân gây ra để xử lý và ghi sổ kế toán:
Phản ánh giá trị HH thiếu chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 156 – Hàng hoá.
Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Nếu do cá nhân gây ra phải bồi thường bằng tiền)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Nếu do cá nhân gây ra phải trừ vào lương)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại)
Có TK 138 – Phải thu khác (1381).
Trường hợp thiếu 152
Mọi trường hợp thiếu hụt nguyên liệu, vật liệu trong kho hoặc tại nơi quản lý, bảo quản phát hiện khi kiểm kê phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán:
Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi sổ bổ sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán
Nếu giá trị nguyên liệu, vật liệu hao hụt nằm trong phạm vi hao hụt cho phép (Hao hụt vật liệu trong định mức), ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Nếu số hao hụt chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị hao hụt, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.
Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường)
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát nguyên liệu, vật liệu còn lại phải tính vào giá vốn hàng bán)
Có TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý).
Trường hợp thừa 156
Mọi trường hợp phát hiện thừa hàng hoá bất kỳ ở khâu nào trong kinh doanh phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào nguyên nhân đã được xác định để xử lý và hạch toán:
Nếu do nhầm lẫn, cân, đo, đong, đếm, do quên ghi sổ,. . . thì điều chỉnh lại sổ kế toán.
Nếu hàng hoá thừa là thuộc quyền sở hữu của đơn vị khác, thì giá trị hàng hoá thừa ghi Nợ TK 002 – Vật tư, hàng hoá nhận giữa hộ, nhận gia công (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). Sau đó khi trả lại hàng hoá cho đơn vị khác ghi có TK 002.
Nếu chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 156 – Hàng hoá
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381).
Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý hàng hoá thừa, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có TK liên quan
Trường hợp thừa 152
Đối với nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ nguyên nhân thừa để ghi sổ, nếu chưa xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu thừa, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381 – TS thừa chờ giải quyết).
Khi có quyết định xử lý nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện trong kiểm kê, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có TK liên quan
Cán bộ thuế sẽ yêu cầu xuất tổng hợp vật tư đã xuất cho công trình/ căn cứ vào đây cán bộ sẽ đối chiếu với dự toán .Vật liệu nào không có trong dự toán sẽ Xuất Toán. Vật liệu nào vượt định mức về khối lượng sẽ quy ra giá trị vượt sẽ Xuất Toán
Nếu xác định ngay khi kiểm kê số nguyên liệu, vật liệu thừa là của các đơn vị khác khi nhập kho chưa ghi tăng TK 152 thì không ghi vào bên Có Tài khoản 338 (3381) mà ghi vào bên Nợ Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”. Khi trả lại nguyên liệu, vật liệu cho đơn vị khác ghi vào bên Có Tài khoản 002 (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

Các tài khoản khác xử lý tương tự

GIÁ THÀNH CÔNG TY MAY MẶC HẠCH TOÁN THEO THÔNG TƯ 200

 GIÁ THÀNH CÔNG TY MAY MẶC HẠCH TOÁN THEO THÔNG TƯ 200

1. khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu nhập kho để sản xuất như: vải, chỉ,nút áo,….chưa thanh toán tiền.
Nợ 152 (trị giá nhập k)ho
Nợ 133( thuế GTGT nếu có)
Có 111,112,331 (tổng trị gia nhập kho )
Lưu ý: cần chi tiết cho từng nguyên vật liệu, phụ liệu may
Hạch toán trên Misa: Vào phân hệ mua hàng -> Mua hàng hóa trong nước nhập kho-> Tạo mã hàng -> Tạo mã kho NVL -> Hạch toán tài khoản nợ 152, 133, có 331 …-> cất.






2. khi doanh nghiệp xuất nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm
+ Xuất kho ra sản xuất sản phẩm
Nợ 621 (trị giá nguyên vật liệu xuất kho)
Có 152 (trị giá nguyên vật liệu xuất kho)
Lưu ý giá xuất kho theo đúng phương phát xuất kho mà doanh nghiêp đang áp dụng, có thể nhập trước xuất trước, bình quân sau mối lần nhập, bình quân cuối kỳ….
Hạch toán trên misa: Vào kho -> Lập lệnh sản xuất -> cất. Phần mềm sẽ sinh phiếu nhập và xuất tại lệnh sản xuất chúng ta tiến hành nhập thông tin phiếu nhập kho , phiếu xuất kho -> cất
Lưu ý trước bước lập lệnh sản xuất chúng ta tiến hành lập định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm ví dụ đinh mức sản xuất 1 chiếc áo sơ misa cần nguyên vật liệu chính là vải = 1,1m2 vải , 0,01kg chỉ màu, 08 chiếc cúc……vv. Cách lập định mức ta vào Danh Mục, tạo mã thành phẩm sản xuất, đến tab định mức nguyên vật liệu sản xuất để khai báo -> cất.
+ mua ngoài về đưa vào sản xuất không qua nhập kh0
Nợ 621 (trị giá vật liệu mua ngoài)
Nợ 133 (thuế GTGT nếu có)
Có 111,112,331 (tổng trị giá nguyên vật liệu mua ngoài)






3. Doanh nghiệp tính chi phí nhân công may, khấu hao máy móc, phân bổ chi phí,…
+ Nhân công trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
Chú ý công ty may có nhiều công đoạn, mỗi người lao động sẽ hoàn thiện 1 công đoạn nên chi phí nhân công theo bảng lương cũng cần chi tiết từng công đoạn.
Nợ 622 (tổng tiền lương của nhân công làm ra sản phẩm)(từng loại)
Có 334 (tổng tiền lương của nhân công làm ra sản phẩm)(từng loại)
+ Nhân công trong phân xưởng nhưng không trực tiếp làm ra sản phẩm, phân bổ chi phí, khấu hao tscđ
Nợ 627 (tổng chi phí cho phân xưởng)
Có 242,214,334,… (tổng chi phí cho phân xưởng)



4. cuối kỳ tính giá thành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
+ Tập hợp chi phí phát sinh trong doanh nghiệp
Nợ 154 (tổng chi phí phát sinh trong kỳ tại doanh nghiệp)
Có 621,622,627 (tổng chi phí phát sinh trong kỳ tại doanh nghiệp)
+ Tập hợp chi phí phát sinh ngoài doanh nghiệp như( đưa gia công ngoài, chi phí mua ngoài,…)
Nợ 154 ( trị giá phát sinh ngoài doanh nghiệp)
Nợ 133 (thuế GTGT nếu có)
Có 111,112,331 (tổng chi phí phát sinh ngoài doanh nghiệp)
5. Doanh nghiệp nhập kho thành phẩm
Nợ 155 (trị giá thành phẩm nhập kho)
Có 154 (trị giá thành phẩm nhập kho)
Trên đây là các bước cơ bản tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất tại công ty may mặc, không phải công ty may gia công nha, công ty may gia công. sẽ chia sẻ ở bài viết sau .

Các bạn có biết RỦI RO NGUY HIỂM NHẤT gần đây trong các đợt quyết toán Thuế: giao dịch liên kết.

 


Các bạn có biết RỦI RO NGUY HIỂM NHẤT gần đây trong các đợt quyết toán Thuế: giao dịch liên kết.

- "TỰ DƯNG EM BỊ PHÁT SINH THÊM CẢ TRĂM TRIỆU TIỀN THUẾ PHẢI NỘP CHỈ VÌ...... liên quan đến GIAO DỊCH LIÊN KẾT".
Chia sẻ của chuyên gia trong đợt QT thuế mới nhất gần đây.
=======================
Khái niệm về GIAO DỊCH LIÊN KẾT chắc hẳn rất nhiều kế toán còn đang rất MƠ HỒ.
Là 1 đơn vị chuyên đào tạo và làm dịch vụ dọn dẹp sổ sách. Qua tiếp xúc và theo dõi kết quả trong các đợt quyết toán Thuế gần đây của cac DN dịch vụ, của học viên, của khách hàng..... phần lớn các lỗi mà cơ quan thuế BẮT THÓP DN dẫn đến nguy cơ TRUY THU 1 CON SỐ KHỦNG VỀ TIỀN THUẾ mà rất nhiều kế toán KHÔNG ĐỂ Ý hoặc KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM không lường trước được vấn đề để đề phòng đó chính là liên quan đến GIAO DỊCH LIÊN KẾT.





Với cương vị là 1 Người luôn truyền cảm hứng và động lực làm kế toán Thuế thực tế cho người đi làm. Mộc Lan cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm THÔNG BÁO tới các bạn kế toán được biết. Nhằm đánh giá - đề phòng trước những rủi ro tiềm ẩn cho chính DN bạn đang làm bởi rất nhiều kế toán CÓ KINH NGHIỆM đi trước đã dính phải và đã bị TRUY THU 1 KHOẢN THUẾ RẤT LỚN. Vậy mà không chia sẻ ra để cộng đồng kế toán nhìn nhận lại tầm quan trọng của vấn đề, đưa ra các phương án đánh giá đề phòng trước những rủi ro thì rất tội nghiệp cho DN - tội nghiệp cho những người đi sau.



Phần lớn kế toán tại các DN cũng đang rất mơ hồ không hiểu rõ về khái niệm GIAO DỊCH LIÊN KẾT và NGUY CƠ vì đây cũng là khái niệm rất ít khi được chia sẻ trên cộng đồng kế toán. Nên nhiều kế toán chưa nhìn ra mức độ RỦI RO của vấn đề. Nếu bị truy thu thì khi quyết toán cơ quan thuế chỉ cần soi 1 cái lỗi này thôi DN cũng đủ cho DN nộp thuế ỐM ĐÒN rồi.
Cụ thể RỦI RO liên quan đến giao dịch liên kết là gì:
- LOẠI tất cả các phần LÃI VAY VƯỢT 30% theo quy định của Nghị định 132/2020 và sau đó TRUY THU THUẾ TNDN nếu có phát sinh (Nộp thuế 20% lợi nhuận 1 con số không hề nhỏ). đồng thời truy thu thêm tiền LÃI CHẬM NỘP THUẾ.
Nên cũng chẳng có gì là lạ khi 1 bạn kế toán trong GDKT có than rằng: TỰ DƯNG BỊ PHÁT SINH THÊM CẢ TRĂM TRIỆU TIỀN THUẾ TNDN PHẢI NỘP do công ty VAY TIỀN CỦA GIÁM ĐỐC.
Vậy thì các bạn kế toán sẽ phải hiểu được KHÁI NIỆM những giao dịch như thế nào được gọi là giao dịch liên kết?
- GIAO DỊCH LIÊN KẾT LÀ GÌ???
Để trả lời câu hỏi trên các bạn cùng Mộc Lan đi phân tích từng vấn đề trong bài viết ngày hôm nay nhé.
THỨ NHẤT: GIAO DỊCH LIÊN KẾT LÀ GÌ???
Theo Khoản 3, Điều 4, Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì Giao dịch liên kết (GDLK) được định nghĩa là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm:
MUA - BÁN - TRAO ĐỔI - THUÊ - CHO THUÊ - MƯỢN - CHO MƯỢN, chuyển giao, CHUYỂN NHƯỢNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ, HÀNG HÓA, CONG CẤP DỊCH VỤ, VAY, CHO VAY, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.”
THỨ 2: CÁC BÊN CÓ QUAN HỆ LIÊN KẾT.
1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) MỘT BÊN THAM GIA TRỰC TIẾP HOẶC GIÁN TIẾP VÀO VIỆC ĐIỀU HÀNH, KIỂM SOÁT, GÓP VỐN HOẶC ĐẦU TƯ VÀO BÊN KIA.
b) CÁC BÊN trực tiếp hay gián tiếp CÙNG CHỊU SỰ ĐIỀU HÀNH, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:được quy định cụ thể như sau:
a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
g) HAI DOANH NGHIỆP được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một TRONG CÁC MỖI QUAN HỆ VỢ, CHỒNG; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
i) CÁC DOANH NGHIỆP CHỊU SỰ KIỂM SOÁT CỦA MỘT CÁ NHÂN THÔNG QUA VỐN GÓP CỦA CÁ NHÂN NÀY VÀO DOANH NGHIỆP ĐÓ HOẶC TRỰC TIẾP THAM GIA ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP.
k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;
l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.
CHÚ Ý: GIAO DỊCH LIÊN KẾT THƯỜNG GẶP TRONG DOANH NGHIỆP KHI PHÁT SINH CÁC GIAO DỊCH SAU:
- GIÁM ĐỐC cho công ty VAY - MƯỢN tiền kinh doanh (Kế toán thường áp dụng để XỬ LÝ ÂM QUỸ)
- Hai DN được thành lập ra để MUA BÁN - TRAO ĐỔI HÀNG HÓA CHO NHAU cùng 1 GIÁM ĐỐC đứng tên hoặc có QUAN HỆ VỢ, CHỒNG; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
- VAY NGÂN HÀNG cũng là 1 giao dịch liên kết nếu khoản vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay. (RẤT NHIỀU DN đang gặp phải trường hợp này ví dụ: Vốn điều lệ: 1 tỷ mà đi vay NH tận 2 tỷ - vượt 200% thì chắc chắn khi QT thuế sẽ bị khống chế 30% tiền lãi vay được tính vào chi phí thôi nhé các bạn. 70% chi phí lãi vay còn lại sẽ BỊ LOẠI khỏi chi phí và TRUY THU THUẾ TNDN nếu có PS nghĩa vụ nộp thuế)
Trên đây là 1 số trường hợp ĐIỂN HÌNH mà các DN trong đợt quyết toán thuế vừa qua hay gặp phải.
Mộc Lan đăng bài nhắc nhở cho các bạn kết toán đi sau. Sắp tới DN có thanh tra - kiểm tra thì cũng nên nhìn lại BCTC của DN mình mà chú ý đánh giá đề phòng để đưa ra phương án DỰ PHÒNG CHI PHÍ KỊP THỜI giảm thiểu số tiền Thuế bị TRUY THU - NỘP PHẠT sau QT Thuế nhé.
Hãy là 1 kế toán XUẤT SẮC trong mắt CHỦ DN.
➡ Chúc các bạn THÀNH CÔNG. 💪💪