Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

💢MỘT SỐ KỸ NĂNG CỰC KÌ QUAN TRỌNG 🌿KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2019❗️

💢MỘT SỐ KỸ NĂNG CỰC KÌ QUAN TRỌNG
🌿KHI LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2019❗️


Kỹ năng lập báo cáo tài chính & quyết toán thuế là những kỹ năng cần thiết cho bất kỳ ai muốn làm việc trong
lĩnh vực kế toán và tài chính. Tuy nhiên trong quá trình lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế sẽ không tránh khỏi những sai sót. Chính vì vậy các kế toán cần ghi nhớ những lưu ý sau đây để lập báo cáo tài chính chính xác nhất.







A. Một số vấn đề lưu ý khi lập báo cáo tài chính năm 2019 nói chung:
1. Ghi nhận lệ phí môn bài đầu năm tài chính
a) Ghi nhận lệ phí môn bài phải nộp
Nợ TK 6422 ( TT133)/6425 ( TT200) Có TK 3339
b) Chi tiền nộp thuế môn bài
Nợ 3339 Có 1111/1121
2. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm
a) Trường hợp năm 2017 lãi ghi:
Nợ TK 4212 Có TK 4211
b) Trường hợp năm 2017 lỗ ghi:
Nợ TK 4211 Có TK 4212
3. Tính và nộp thuế TNDN tạm tính --> hạch toán
- Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định
Nợ TK 8211 Có TK 3334
- Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 1111, 1121
- Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 3334 Có TK 8211
+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 8211 Có TK 3334
+ Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 Có các TK 1111, 1121
4. Tiền mặt :
Tài khoản này không có số dư âm (không có số dư bên Có), bạn cần kiểm tra số dư cuối kỳ và kiểm tra cả phát sinh trong năm để đảm bảo không có khi nào quỷ bị âm. Nếu trường hợp có quỷ âm, thì bạn cần điều chỉnh như sau: mượn tiền ( hoặc vay ) của Sếp để bù đắp vào
5. Tiền gửi ngân hàng:
Tài khoản không có số dư âm (không có số dư bên Có) . Bạn kiểm xem doanh nghiệp mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng, lấy toàn bộ sao kê và sổ phụ, số dư trên tài khoản này, phải bằng số dư cuối năm của tất cả các ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản. Bạn cũng cần đối chiếu từng tháng, xem có tháng nào sai lệch số dư không.
6. Thuế GTGT khấu trừ
Kiểm trả xem số dư ở chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT tháng 12/2018 hoặc quý 04/2018 so với số dư ở TK 1331 như thế nào?
- Thông thường nếu hóa đơn tháng/ quý nào kê khai tháng/quý đó thì kết quả nó bằng nhau
- Ngược lại hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý --> số dư Nợ TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc bằng số dư ở chỉ tiêu 43 ==> Để đảm bảo tất cả hoá đơn đều được ghi nhận và kê khai thuế.
7. Công nợ phải thu phải trả
- Tài khoản này sẽ có cả dư nợ và dư có. Bạn cần đối chiếu số dư này với Sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả. Có đúng khách hàng trả trước cho mình, hay mình hạch toán nhầm.
- Đối chiếu với biên bản xác nhận công nợ tại thời điểm 31/12.
- Lưu ý không đánh giá lại các số dư bằng ngoại tệ đối với các khoản công nợ ứng trước
8. Tiền tạm ứng
Kiểm tra đồi chiếu để hoàn ứng nếu ứng mà chưa sử dụng hết.
9. Hàng tồn kho
Tài khoản này không dư có. Bạn cần đối chiếu từng TK loại này với bảng kê xuất nhập tồn của từng tài khoản.
Lưu ý :
– Không để kho âm. Nếu kho âm cần kiểm tra :
+ Hàng bán đã có đầu vào nhập kho chưa
+ Xem xuất kho có đúng mặt hàng cần xuất hay không ( mã A chọn thành mã B )
+ Xuất kho có đúng số hàng tồn không
+ Hạch toán xuất nhập có chỗ nào sai sót không
– Kết chuyển giá vốn theo tháng, hoặc cuối năm, nhưng đảm bảo hàng hóa, vật tư phải có trước khi xuất bán
– Nếu có thành phẩm hay dịch vụ, cần tính giá thành, giá vốn hàng bán
10. Phân bổ chi phí trả trước
- Tài khoản này có số dư Nợ.
- Phát sinh nợ trong kỳ có khớp với bảng kê các khoản chi phí trả trước tăng trong năm không
- Phát sinh có trong kỳ có khớp với số phân bổ hay số giảm của chi phí trả trước trong năm không
- Số dư nợ cuối kỳ bằng số chi phí trả trước còn phải phân bổ
- Số lần phân bổ chi phí trong năm phải đủ chưa, có hợp lý không, những chi phí có gì còn cần phải điều chỉnh không
- Loại chi phí nào hợp lý? Chi phí nào không hợp lý?
11. Tài sản cố định
Bạn cần đối chiếu cả TK 211 và 214 với Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, với những chỉ tiêu sau:
- Đã khấu hao chưa
- Số lần phân bổ khấu hao
- Phát sinh tăng TSCĐ nếu có
- Phát sinh giảm TSCĐ nếu có
- Dư nợ TK 211 phải khớp với nguyên giá của TSCĐ tại Bảng phân bổ khấu hao
Phát sinh có của TK 214 và dư có của TK 214 phải khớp với số khấu hao trong kỳ và hao mòn khấu hao lũy kế
- Chi phí khấu hao nào hợp lý? Chi phí nào chưa hợp lý
==> Kiểm kê tài sản cố định, rà soát hồ sơ của các tài sản đang sử dụng để đảm bảo tiêu chí về quyền sở hữu. Các tài sản mới tăng trong năm cần hồ sơ, hoá đơn, ... kiểm tra việc lựa chọn khung khấu hao theo TT45, thời điểm khấu hao đảm bảo tính phù hợp với doanh thu. Nếu có thanh lý tài sản thì kiểm tra có xuất hoá đơn đầu ra và kê khai thuế GTGT.
12. Thuế phải nộp
Tài khoản này có thuế có cả dư nợ và dư có.. Bạn cần kiểm tra các loại thuế sau:
- Thuế môn bài: hạch toán chi phí và đóng tiền chưa?
- Thuế GTGT: Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng chưa?
- Thuế TNCN: Thuế TNCN nhớ làm quyết toán năm cho dù không phát sinh thuế TNCN phải nộp.
- Thuế TNDN? Thuế TNDN lưu ý các bút toán Nợ 8211 Có 3334, Nợ 3334 Có 8211 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm
…vv
13. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN
- Hạch toán lương chưa?
- Đã trích các khoản theo lương chưa?
- Đối chiếu với cơ quan bảo hiểm đã ok chưa?
==> Chi phí tiền lương, thưởng thì đảm bảo tính đầy đủ của bộ Hồ sơ lao động (HĐLĐ, Thoả ước LĐ, Quy chế tài chính). Tiếp theo, cần chứng minh tính “thực chi”. Thêm nữa, cần phân biệt giữa tiền lương và phụ cấp, là tính tương ứng với doanh thu của phụ cấp nhưng không áp dụng đối với tiền lương. Chính sự khác biệt cơ bản này mà việc phân chia quỹ lương để giảm mức đóng BHXH đứng trước rủi ro loại trừ chi phí khi tính thuế TNDN, cần cẩn trọng điểm này.
14. Các khoản tiền vay, mượn
Kiểm tra, đối chiếu với bên cho vay, mượn ==> để hoàn trả
15. Vốn chủ : TK 411.421
Khi kiểm tra tài khoản này cần xem:
- Có thay đổi gì về vốn không
- Đã kết chuyển lãi, lỗ của năm trước về 4211 chưa
16. Doanh thu
- Doanh thu nào chịu thuế TNDN? doanh thu nào không?
- Doanh thu bán hàng?
- Doanh thu tài chính?
- Doanh thu khác?
17. Giá vốn
- Giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ?
- Căn cứ để tính giá thành là gì? có vượt định mức cho phép không?
- Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa?
18. Chi phí
- Chi phí nào được trừ, chi phí nào không được trừ khi tính thuế TNDN?
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Chi phí tài chính (Về chi phí lãi vay thì kiểm tra vốn điều lệ đã góp đủ chưa, tự loại trừ chi phí lãi vay khi tính thuế tương ứng vốn góp thiếu)
- Chi phí khác
19. Kết chuyển doanh thu chi phí
Kế toán xem đã kết chuyển hết chưa? TK từ loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kỳ.
20. Lập quyết toán thuế TNDN ==> xác định số thuế phải nộp
21. Lập quyết toán thuế TNCN ==> xác định số thuế phải nộp
22. Căn cứ vào quyết toán thuế TNDN để hạch toán
a) Số thuế phái nộp theo quyết toán = số thuế đã tạm tính 4 quý ==> không làm gì thêm
b) Số thuế phải nộp theo quyết toán lớn hơn số thuế tạm tính 4 quý ==> hạch toán thu thêm thuế Nợ 8211 Có 3334
c) Số thuế phải nộp theo quyết toán nhỏ hơn số tạm tính 4 quý ==> hạch toán Nợ 3334 Có 8211
23. Kết chuyển 8211 ==> 911, kết chuyển 911 ==> 4212
24. Lập Báo cáo tài chính .
25. Kiểm toán báo cáo tài chính trước khi nộp cho cơ quan nhà nước theo quy định ==> Theo quy định tại Điều 37 của Luật Kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011 và Điều 15 của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/02/2012 hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019

Radmin 3.2 Full Pack - Hướng dẫn điều khiển máy tính từ xa

Radmin 3.2 Full Pack - Hướng dẫn điều khiển máy tính từ xa

Radmin (Remote Administrator) là phần mềm phổ biến nhất trong việc điều khiển máy tính từ xa. Cung cấp các kỹ thuật (truyền file) File Transfer, Text, Voice chat, Telnet,gửi thông điệp.... Và cho dù sử dụng kiểu nào thì lượng CPU bị chiếm dụng là cực nhỏ. Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cài đặt cơ bản nhất để sử dụng[separator]

Gói cài đặt này khi giải nén sẽ có 2 tập tin cài đặt và 2 thư mục là NewTrialStop.v1.1 và Language pack, ở đây mình sẽ bỏ qua thư mục ngôn ngữ vì nó dek có tiếng Việt [emot]shy[/emot]

Cài đặt máy SERVER (máy bị điều khiển) và cấu hình : 

- Chạy rserv32.exe để cài đặt như bình thường, cài xong và Start nó, nó sẽ hiện ở khay hệ thống gần đồng hồ.
- Chuột phải vào chọn Setting for Radmin Server =>Permissions=>Permissions => Add user: 

Tại đây bạn đặt 1 tên và gõ mật khẩu vào 2 ô dưới (vd user: hoang / pass:123456)
Cài user/pass này đặt thế nào là tùy bạn, nó là để khi máy kết nối tới, nếu đúng user/pass thì nó cho vào ^^ (có thể đặt nhìu user khác nhau và giời hạn quyền kết nối)

Tham khảo bảng sau:

Đây là những tùy chọn giới hạn cho 1 user kết nối tới. 
Full access: khống chế máy tính đó hoàn toàn.
Remote Screen View (V) : chỉ xem máy đó đang làm gì.
Telnet : telnet vào máy đó.
File transfer: trao đổi file.
Shutdown : tắt máy tính ấy.
.....và 1 số quyền khác

Việc cài đặt máy SERVER đã xong.

Bây giờ bạn mở thư mục NewTrialStop.v1.1 mở newtstop.txt lên => thay 0 = 1 =>lưu lại
=>copy toàn bộ những tập tin có trong thư mục NewTrialStop.v1.1 vào thư mục cài Radmin Server
(mặc định là: C:\WINDOWS\system32\rserver30)
=> Sau khi copy vào mình sẽ chạy Install.bat nó báo Press any key ....=> gõ bất kì phím nào . (mục đích là để dấu không cho Radmin Server hiển thị dưới khay hệ thống.)
Dâu kĩ hơn = cách vào Start=>Program=>Xóa luôn mục Radmin Server 3

Cài đặt máy CLIENT (máy bạn ngồi để điều khiển):

Tại thư mục giải nén, bạn chạy rview32.exe để cài đặt, việc cài đặt Client này rất đơn giản.
Giao diện của Radmin Viewer:
 

Nếu bạn chỉ kết đến 1 máy thì chỉ việc vào Connection => Connect To... =>Gõ Ip máy cần đk vào ô Ip Address or DNS..
Port bạn để mặc định cho dễ.

Trong bài này mình hướng dẫn với mạng LAN như phòng net chẳng hạn.
Vd lúc đầu mình cài cái SERVER có ip là 192.168.16.101
Thì khi chạy CLIENT mình sẽ kết nối tới IP: 192.168.16.101
=> nó sẽ hiện lên ô đăng nhập user/pass vd trên mình đặt user/pass = hoang/123456

Nếu bạn làm chủ 1 mạng LAN, máy bạn ngồi thì cài Radmin Viewer, các máy còn lại đều cài Radmin Server và làm theo bước đầu tiên.

Tại giao diện của Radmin Viewer: bạn add những máy server đã cài vào và theo hình thì mình đã add 1 máy có ip là 192.168.16.2


--------------------------------------------------------

Để cài đặt kết nối qua internet thì mình chỉ nói sơ, vì mỗi modem có cách cấu hình khác nhau:
- Cài đặt SERVER và CLIENT 
- NAT Port lấy IP là của SERVER Port theo Radmin( mặc định là 4899)
- Đăng kí tài khoản tại No-ip.org => Add Host
Từ CLIENT nối tới SERVER qua DNS đã ADD ở trên