Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

20 LỖI KẾ TOÁN BỊ PHẠT theo Nghị định số 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/05/2018

20 LỖI KẾ TOÁN BỊ PHẠT theo Nghị định số 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/05/2018 





1/ In sổ sách kế toán không có ngày tháng, không ký, không đánh số trang, không giáp lai: Phạt từ 01-02 triệu đồng.

2/ Không lập báo cáo kiểm kê hoặc báo cáo kiểm kê tài sản không có đầy đủ chữ ký: Phạt từ 01-02 triệu đồng.

3/ Tẩy xoá chứng từ kế toán, ký chứng từ bằng mực đỏ, hoặc đóng dấu chữ ký: Phạt từ 03-05 triệu đồng.

4/ Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung theo quy định: Phạt từ 03-05 triệu đồng.

5/ Không cung cấp đầy đủ tài liệu cho đoàn kiểm tra: Phạt từ 03-05 triệu đồng.

6/ Chữ ký không thống nhất: Phạt từ 05-10 triệu đồng.



7/ Chứng từ không đầy đủ chữ ký theo quy định: Phạt từ 05-10 triệu đồng.

8/ Hư hỏng, mất mát chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng: Phạt từ 05-10 triệu đồng.

9/ Hạch toán sai tài khoản kế toán: Phạt từ 05-10 triệu đồng.

10/ Lập BCTC không đủ nội dung, không đúng biểu mẫu: Phạt từ 05-10 triệu đồng.

11/ BCTC không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, giám đốc: Phạt từ 05-10 triệu đồng.

12/ Nộp BCTC cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 3 tháng: Phạt từ 05-10 triệu đồng.

13/ Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, hư hỏng, mất mát trong thời gian lưu trữ: Phạt từ 05-10 triệu đồng.

14/ Không bổ nhiệm lại KTT theo thời hạn quy định, thay đổi nhưng không thông báo: Phạt từ 05-10 triệu đồng.

15/ Không dịch chứng từ kế toán từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt: Phạt từ 05-10 triệu đồng.

16/ Áp dụng sai chế độ kế toán, chữ viết, chữ số, đơn vị tiền tệ: Phạt từ 10-20 triệu đồng.

17/ Không lập chứng từ kế toán khi có nghiệp vụ phát sinh: Phạt từ 20-30 triệu đồng.

18/ Chi tiền khi chứng từ chưa có ký duyệt của người có thẩm quyền: Phạt từ 20-30 triệu đồng.

19/ Lập BCTC không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán: Phạt từ 20-30 triệu đồng.

20/ Không nộp BCTC cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Phạt từ 40-50 triệu đồng.




Quan điểm: Sinh viên mới ra trường có quyền nhảy việc liên tục, không chịu làm việc nhỏ gây tranh cãi

Không phải ai cũng may mắn ra trường kiếm được việc ưng ý. 

Nhiều sinh viên vẫn băn khoăn không biết nên bắt đầu một công việc mới từ những cái nhỏ nhất hay liên tục nhảy việc.

4, 5 năm học đại học, tốn kém bao nhiêu tiền của, thời gian nhưng khi ra trường, không phải ai cũng may mắn kiếm được một công việc đúng với ý thích, đam mê của bản thân. Chúng ta học đại học vì cái gì để rồi một công việc tử tế cũng không kiếm được.
Tâm sự của cô bạn sinh viên mới ra trường này như nói lên tâm can của bao bạn trẻ. Ra trường tạm chấp nhận một công việc mới, khác xa với chuyên ngành đại học hay nên tiếp tục theo đuổi đam mê? Nên bắt đầu từ những công việc chân tay nhỏ nhất để làm quen hay liên tục nhảy việc cho đến khi nào tìm được công việc ưng ý?
"Mình mới tốt nghiệp tháng 10 năm ngoái cũng được cái bằng khá, cái thời còn là sinh viên cũng có đi làm thêm nhiều nơi lắm, cuối tháng nhận lương ôi sung sướng cực kỳ, cầm đồng tiền mình làm ra được hạnh phúc lắm chỉ mong sao cho nhanh ra trường để đi làm thôi. 
Gần đến ngày làm đồ án thì vui lắm, may chăm học nên không nợ môn nào, ra trường đúng hạn. Đến ngày tốt nghiệp thì háo hức lắm. Bố mẹ, anh chị em, bạn bè tới chúc mừng cảm thấy hạnh phúc biết bao. 
Nhưng cuộc vui nào rồi cũng tan, tự biết rằng bây giờ mình đã thành người lớn, đến lúc phải tự bươn chải ra xã hội để sống, bắt đầu từ mai là bao nhiêu thứ phải lo, bây giờ mình bắt đầu từ đâu, phải như thế nào. Bắt đầu đi xin việc, mình thì học bên kinh tế, đi phỏng vấn gần 2 tuần cuối cùng cũng được nhận ở vị trí kế toán kho cho 1 công ty chuyên cung cấp giấy.
Ngày đầu tiên đi làm háo hức lắm, sẽ được gặp đồng nghiệp mới, công việc mới, cái gì cũng mới, nhưng đến rồi thì mới biết nó không như mình tưởng tượng. Tưởng đâu làm kế toán sẽ được ngồi văn phòng định khoản nghiệp vụ, rồi làm sổ sách, áp dụng kiến thức những gì mình được học 4 năm trong trường.
Quan điểm: Sinh viên mới ra trường có quyền nhảy việc liên tục, không chịu làm việc nhỏ gây tranh cãi - Ảnh 1.
Nào là bốc vác giấy ra cho xe chở đi, nào là khiêng vác giấy, ghi chép sai là bị mắng lên xuống, nghĩ chắc ngày đầu phải vào kho làm quen trước nên thế, chắc mấy ngày sau không phải đi bốc vác như vậy nữa, nhưng ngày nào cũng lặp lại công việc đấy, cố bám trụ được 1 tuần rồi xin nghỉ vì mình là con gái mà làm công việc đấy thì không thể trụ nổi. 
Lại bắt đầu đi xin việc lại từ đầu, nộp hồ sơ cả chục công ty nhưng nhìn vào cái CV chưa có kinh nghiệm thì rất ít nhà tuyển dụng quan tâm, có công ty tới phỏng vấn xong thì bảo về đợi rồi cũng chẳng thấy liên lạc lại, có công ty thì gọi đến phỏng vấn lại bảo xin lỗi công ty đang cần tuyển người có kinh nghiệm, có công ty phỏng vấn qua vòng 1, hẹn ngày phỏng vấn vòng 2 thì không thấy đâu, gọi lại thì bảo tìm được người phù hợp hơn. 
Cứ thế 1 tháng trôi qua vẫn chưa xin được việc, mình bắt đầu thấy nản, lên mạng tìm việc làm thì chỗ nào cũng thấy tuyển telesales nên mình quyết định đi làm thử. Mình không bảo là nghề này như thế này như thế kia, nhưng telesales không phải là đam mê của mình. Do mình là 1 người hơi hướng nội nên có vẻ như nghề này không hợp. Làm được 5 tháng mình đã xin nghỉ và quyết định bắt đầu lại từ đầu với ngành mình đã học. Gần 1 tháng ở nhà rồi mình cũng đi phỏng vấn, nhiều công ty cũng hẹn lên, hẹn xuống, cứ như thế cho đến nay vẫn chưa tìm được 1 công việc phù hợp. 
Nhiều lúc nghĩ hay đi làm trái nghề, quay lại làm sale, mình còn trẻ thì nên thử nhiều công việc, không nhất thiết cứ phải theo đúng nghề, bây giờ mình đang rất bế tắc, nhiều lúc ngồi trong phòng 1 mình nhìn trong vô vọng, bây giờ mình phải làm gì, làm thế nào mới đúng? 
Đúng là thất học không đáng sợ bằng thất nghiệp."
Quan điểm: Sinh viên mới ra trường có quyền nhảy việc liên tục, không chịu làm việc nhỏ gây tranh cãi - Ảnh 2.
Sau khi chia sẻ này được đăng tải trên một diễn đàn cho sinh viên, rất nhiều người từ sinh viên đang đi học đến những người đi làm đã vào chia sẻ đồng cảm và đưa ra lời khuyên.
Đoàn Văn Hay: "Mình có thể nói là người đi trước. Mình là con trai. Mình không nghĩ mình có thể cho bạn lời khuyên nào là hợp lý nhưng mình chỉ biết nói với bạn một câu chân thành theo quan điểm cá nhân rằng: Là một người sau khi đã ra trường thì cho dù có làm gì đi nữa cũng đừng để phải ngửa tay xin tiền bố mẹ. Bố mẹ đã nuôi cho đến tận hết đại học rồi, đó là một quá trình dài vì thế hãy cố gắng, cố gắng làm tất cả những gì có thể miễn sao kiếm ra tiền mà không ăn trộm, ăn cắp vi phạm pháp luật là được... và quan trọng nhất là bạn hãy xác định bạn thích làm gì, mong muốn trở thành người như thế nào. Điều đó mới quan trọng!"

Quyến Tây: "Ở Việt Nam, đôi khi tấm bằng đại học chỉ là hoàn thành nghĩa vụ làm con. Nghe thì đáng buồn nhưng sự thật là thế, chị cũng là một kế toán và cũng đã từng ngồi sai vị trí. Nhưng cuối cùng cũng đã tìm được đúng lẽ sống, những người đồng nghiệp tuyệt vời, đôi khi chị thấy may mắn về điều ấy. Nếu em thấy yêu nghề kế toán, hãy bắt đầu với nghề, theo nghề và yêu nghề, yêu những năm tháng lương thấp, công việc chưa như ý để lấy kinh nghiệm, chị đã từng làm xây dựng, đi bưng bê, chè nước để hi vọng các chị cùng công ty chỉ dạy được cho đôi chút. Từng tý một mình tới với nghề, học hỏi không ngừng để tiến bộ không ngừng, rồi tìm những có hội tốt hơn. Sinh nghề tử nghiệp, cái nghề quan trọng lắm em ạ, nó quyết định tới cả quãng đời sau này của em đấy, cho nên đừng hấp tấp mà sai đường."

Vòng xoáy nhảy việc của sinh viên mới ra trường

Có quá nhiều lý do để những sinh viên vừa chân ướt chân ráo rời giảng đường bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của tình trạng "nhảy việc". Nhiều người thậm chí còn gần như mất phương hướng khi muốn tìm cho mình một công việc ổn định, có thu nhập tương xứng với năng lực. 

Sinh viên mới ra trường đang loay hoay trong vòng xoáy "nhảy việc". 



Ngân mới ra trường được vài tháng, chuyên ngành của cô là kế toán. Nhờ các mối quan hệ quen biết từ thời còn đi làm thêm hồi sinh viên, Ngân nhanh chóng có thông tin về vấn đề tuyển dụng của các công ty lớn, nơi nào cần người và đặc biệt là về lĩnh vực chuyên môn của cô. Và cũng như nhiều bạn bè, Ngân bắt đầu chiến dịch "rải thảm" hồ sơ bất cứ khi nào có thể. Với tấm bằng loại khá, Ngân không mấy chật vật khi được các nhà tuyển dụng "để mắt" tới và cô tìm được việc làm nhanh chóng. Ban đầu, Ngân được một công ty liên doanh nhận vào làm việc với mức lương khởi điểm 2,5 triệu đồng/tháng. 

Quá ảo tưởng về một mức thu nhập ngất ngưởng, Ngân không hài lòng với những gì đang có. Cô tự tạo đích ngắm cho mình là những vị trí có mức thu nhập khởi điểm phải tầm 4 - 5 triệu/tháng. Thế nhưng, nhảy từ nơi này sang nơi khác, Ngân mới nhận ra rằng, chẳng có gì bắt đầu đúng như mơ. Trong khi bạn bè khấp khởi với công việc đầu tiên trong đời đi làm thì Ngân đã trải qua mấy nơi, và không nơi nào đủ "sức" giữ tham vọng của Ngân ở lại, dẫu chỉ khoảng 2 tháng. Chán nản và mệt mỏi vì mới khởi nghiệp đã không mấy suôn sẻ, Ngân quyết tâm kiếm một chỗ thật "ngon" và cố bám trụ đến cùng. 


Với những người trẻ mới ra đời lập nghiệp, dường như mức thu nhập lại đang trở thành cái đích quan trọng hàng đầu để họ nhắm đến. Khang chuẩn bị tốt nghiệp đại học. Thời gian cuối cùng ngồi trên ghế giảng đường đầy bận rộn không ngăn nổi tham vọng có ngay việc làm vững chắc của Khang. Khang nộp hồ sơ xin việc ở một công ty lớn. Sự tự tin, năng động và một chút may mắn đã giúp Khang có được một vị trí khá khẩm so với nhiều sinh viên mới ra trường khác. 

Với Khang, quả thực công ty là một nơi làm việc lý tưởng và đáng để mơ ước. Sếp tận tình, đặc biệt dành rất nhiều sự quan tâm cho những người trẻ như Khang, đồng nghiệp gắn bó, môi trường làm việc khá chuyên nghiệp và con đường thăng tiến luôn rộng mở cho những ai thực sự có năng lực, mà với Khang, điều này không đáng để lo ngại lắm. Thế nhưng mới đặt chân được vào công ty mấy tháng, Khang đã nhanh chóng xin nghỉ việc. Lý do là bởi Khang nhận thấy với năng lực của mình, các công ty khác có thể trả lương cao hơn. Với Khang, điều đó bây giờ mới là điều quan trọng chứ không phải là môi trường công việc hay những thứ đại loại như thế. Khang bỏ việc vì những lời mời "bùi tai" của các công ty đối thủ mà theo đánh giá trước đây của giới trong ngành là môi trường làm việc không được chuyên nghiệp cho lắm. Giờ khi được đề nghị mức lương cao hơn, hình như Khang lại quên mất những gì được biết. 

Dù mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như được trải qua những thực tiễn cần thiết, nhiều người trẻ lại "đòi hỏi" quá mức cho phép vào bản thân mình và công ty nơi họ làm việc. Mức lương, môi trường phát triển... là những lý do khiến họ ra đi, bỏ lại sau lưng sự khó hiểu của các nhà tuyển dụng. Nhiều người trẻ nhảy việc còn vì sở thích, muốn chứng tỏ và thử nghiệm năng lực của mình rồi mới nghĩ đến chuyện ổn định về lâu về dài. Tuy nhiên, với các công ty tuyển dụng hàng đầu, "nhảy việc" là một việc nên hạn chế, đặc biệt là với lớp sinh viên mới ra trường. Chưa có nhiều kinh nghiệm, nhiều thời gian để khẳng định bản thân, chuyện "nhảy việc" của bạn hóa ra lại tạo một ấn tượng xấu cho các nhà tuyển dụng. 

Nhiều công ty thậm chí hiện nay còn rất "ngại" nhận hồ sơ xin việc của sinh viên vừa ra trường. Với họ, tầng lớp lao động trẻ đang ngày càng khiến các công ty mất lòng tin vào độ "chung thủy" của họ mặc dù khi được phỏng vấn, ai cũng cố cho các nhà tuyển dụng thấy nhiệt huyết công việc và lòng quyết tâm được gắn bó, cống hiến dài lâu với công ty. Thế nhưng sau một thời gian học hỏi và được đào tạo trong thực tiễn công việc, được tin tưởng để trở thành nhân viên chính thức, nhưng chưa cống hiến được gì, các bạn trẻ đã vội vàng ra đi. Không ít doanh nghiệp còn thẳng thừng tuyên bố họ chỉ nhận những ứng viên có từ vài năm kinh nghiệm trở lên, điều đó vô hình chung gạt bỏ hoàn toàn lớp lao động trẻ vừa ra trường. Những người trẻ cần nhận thức rõ ràng hơn tính chất nghiêm trọng của vấn đề "nhảy việc" để tránh lãng phí khoảng thời gian dài không ổn định được, đồng thời tạo khó khăn phát triển về lâu dài trong sự nghiệp của mình.