Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

HƯỚNG DẪN TẢI TỜ KHAI 05/KK-TNCN - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2010,2011,2012,2013,2014,2015…

HƯỚNG DẪN TẢI TỜ KHAI
05/KK-TNCN - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
2010,2011,2012,2013,2014,2015…

Cách tải tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân trên mạng về


Hiện tại thì tờ khai quyết toán PIT của các năm trước đã không tải được bằng Tool hay Copylink vào Notepad nữa.
Chúng tôi xin chia sẻ một cách mới để down tờ khai quyết toán PIT dành cho những ai chưa update như sau:
+ Đăng nhập trên trang nhantokhai.gdt.gov.vn => chọn mục kê khai trực tuyến => Click chọn các thông tin của tờ khai ( tờ khai quyết toán PIT + năm …) => Click Tiếp tục sẽ ra bản lưu của tờ khai đã gửi cũ => Click Hoàn thanh kê khai => click Tờ khai XML để tải về.
Như vậy là đã có dữ liệu của tờ khai quyết toán. Tuy nhiên hiện tại thì cách này chỉ áp dụng được cho các job có năm tài chính là 31.12.
https://www.youtube.com/watch?v=cnsQtVOJb_8




Sử dụng trình duyệt IE, Chrome, Cốc Cốc, FireFox( Không cần cài đặt Java).





+ Mở trình duyệt web lên(Ví dụ: Chrome)
+ Đăng nhập tài khoản http://nhantokhai.gdt.gov.vn với mst cần tải tờ khai
+ Vào TRA CỨU click vào Tra Cứu luôn(Để mặc định)
Tìm đến tờ khai 05/KK-TNCN cần tải về
  

- Lấy link: Click chuột phải vào bất kỳ tờ khai Chính thức nào ngay gần đó rồi chọn
* Chrome, Cốc Cốc: Copy Link Address
* Firefox: Copy Link Location
* IE: Copy Shortcut
Mở trình soạn thảo văn bản Notepad, Notepad++, Word, Excel… rồi Dán vào(Ctrl+V)

Click chuột phải vào biểu tượng phụ lục của tk TNCN(2) để copy link
Lấy số ID của link2 thay vào số ID của link1
Copy link1-1. Quay lại trình duyệt vừa vào trang nhantokhai.gdt.gov.vn mở thêm 1 tab nữa rồi dán (Paste), Enter
Trường hợp bạn để lâu, trình duyệt sẽ tự động quay lại Đăng nhập. Bạn Đăng nhập xong rồi dán lại link, enter
Trình duyệt sẽ tự động tải về cho bạn(Chrome. Nếu IE bạn sẽ ấn Save để lưu lại).

Đối với Tờ khai Quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2010, 2011, 2012. Hệ thống của TCT lúc đó nộp dạng Excel(xls). Vì vậy, khi tải tờ khai về nó thông báo dạng Null hoặc iHTKK.pdf là không chính xác. Bạn có thể đổi tên lại và đuôi mở rộng thành .XLS để Windows tự mở được bằng chương trình EXCEL.

XEM VIDEO ĐẦY ĐỦ TẠI ĐÂY

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Chia sẻ KINH nghiệm - CÁC BƯỚC KIỂM TRA TRƯỚC KHI LẬP BCTC

Chia sẻ KINH nghiệm                - CÁC BƯỚC KIỂM TRA TRƯỚC KHI LẬP BCTC 

Sau khi nhập liệu chứng từ vào phần mềm kế toán mọi thứ đã auto, các bước kiểm tra khi lập báo cáo tài chính năm  như thế nào ?

Làm sao để tránh được các sai sót khi lập BCTC. Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc đợt vật lột BCTC  kinh khủng dã man nhất của nhà kế.

Chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm ACE tham khảo các bước hi vong giúp ich gi đó

Bước 1: Kiểm tra tài khoản tiền mặt (TK 111): Số dư Bên Nợ
– Vào sổ chi tiết tiền mặt kiểm tra hoặc sổ quỹ tiền mặt và đảm bảo tiền mặt không bị âm tại bất cứ thời điểm nào.
– Kiểm tra số dư cuối kỳ phải khớp với biên bản kiểm kê tiền mặt tại ngày 31/12.
Nếu lỡ may kiểm tra mọi thứ ok hết rồi mà vẫn âm thì Các cách xử lý quỹ tiền mặt bị âm hiệu quả.
Giải pháp 1: Hạch toán các khoản mua hàng hóa, dịch vụ vào TK 331
Cách làm này sẽ giúp doanh nghiệp giảm khoản chi tiền, giúp cân đối được âm tiền mặt.
Hạch toán:
Nợ hàng, Nợ CP
Nợ Thuế VAT đầu vào
Có 331 – Phải trả người bán
Bao giờ có tiền, sẽ thanh toán sau. Khi doanh nghiệp thanh toán, kế toán phản ánh:
N331/C111,112
Lưu ý khi sử dụng phương pháp này: Cần chuẩn bị đầy đủ, hợp lý các chứng từ công nợ đính kèm. Kế toán phải lưu ý thời hạn trả nợ thực tế với thời hạn ghi trên hợp đồng để tránh phát sinh chi phí trả chậm.
Giải pháp 2: Làm hợp đồng vay mượn cá nhân, lãi suất 0%
Cách làm này khá an toàn và hay được sử dụng ngoài thực tế. Kế toán có thể làm hợp đồng vay mượn với cá nhân giám đốc hoặc người trong hoặc ngoài công ty.
Làm theo cách này sẽ giúp:
(1) DN không phát sinh CP tài chính;
(2) Làm tăng khoản Thu tiền tại DN (Kế toán phải làm phiếu thu)
Hạch toán: N111/C341
Giải pháp 3: Tạo nghiệp vụ khách hàng ứng trước tiền hàng bằng tiền mặt
Cách làm này giúp tăng Thu tiền mặt tại doanh nghiệp, làm giảm âm quỹ TM.
Kế toán phải chuẩn bị chứng từ tạm ứng, thanh toán công nợ cẩn thận, đầy đủ.
Hạch toán N111/C131
Giải pháp 4: Làm thủ tục tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp
Cách làm này giúp tăng tiền mặt tại DN. Lưu ý nếu cá nhân góp vốn thì có thể góp bằng TM, còn nếu đối tượng góp vốn là DN thì phải CK. Khi đó, cần chú ý sự hợp thức hóa của chứng từ.
Thủ tục tăng vốn điều lệ phức tạp và cần thời gian, do vậy yêu cầu cao kinh nghiệm của Kế toán. Theo đó, kế toán phải lưu ý DN phải góp đủ trong vòng 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi và phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh.
Giải pháp này hiệu quả, mang lợi ích nhiều mặt.
Hạch toán: N111/C411
Giải pháp 5: Chuyển một số khoản chi tiền mặt sang kỳ hạch toán sau
Các khoản chi nội bộ không liên quan đến hóa đơn GTGT có thể chuyển sang kỳ sau để làm giảm lượng chi tiền. Ví dụ: Chi lương nhân viên, chi tạm ứng
Bước 2: Kiểm tra tài khoản ngân hàng ( TK 112 ): Số dư Nợ
– Lấy sổ phụ của tất cả các ngân hàng mà công ty đã mở ( Sao kê, giấy báo Nợ, Báo có, séc….)
– Đối chiếu số phát sinh và số dư tại từng thời điểm giữa sổ phụ ngân hàng và sổ chi tiết tài khoản 112 và đảm bảo chúng khớp nhau tại ngày 31/12
– Đối với tài khoản tiền ngoại tệ: Tiến hành đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
– Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 1122
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
– Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có các TK 1122
– Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).
– Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
Bước 3: Kiểm tra tài khoản chứng khoán kinh doanh ( TK 121)
– Cuối năm tiến hành kiểm tra các khoản trái phiếu, cổ phiếu đã khớp với xác nhận số dư của công ty lưu ký chứng khoản chưa?
– Tiến hành trích lập dự phòng các khoản đầu tư chứng khoán. Đánh giá lại giá trị các khoản đầu tư này theo giá thị trường tại ngày 31/12.
Hạch toán:
Nợ TK 635
Có TK 2291
Bước 4: Kiểm tra các tài khoản cho vay ( TK 128)
– Tiến hành đối chiếu khoản vay của công ty với các đối tượng khác, xem xét hợp đồng, chứng từ…..
– Lập bảng tính lãi vay theo kỳ và xuất hóa đơn GTGT ( Không có thuế suất ).
– Ghi nhận doanh thu tài chính.
Hạch toán:
Nợ TK 131,138,111,112
Có TK 515
Bước 5: Kiểm tra công nợ phải thu khách hàng ( TK 131) Số dư Nợ và Có
– Tiến hành đối chiếu công nợ với khách hàng và đảm bảo công nợ giữa hai bên khớp nhau tại ngày 31/12.
- Sổ chi tiết phải thu khách hang
– Tiến hành trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi theo quy định ( Nếu có). Những điều kiện, căn cứ để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Theo Khoản 1, Điều 6 Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi như sau:
– Khoản nợ được xác định là các khoản phải thu khó đòi phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của bên nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Theo đói, các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Căn cứ để xác định là khoản nợ phải thu khó đòi là:
+ Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn phải thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế giữa hai bên, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết vay nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết
- Vậy trích thế nào cho hợp lý thì :
+ Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm trích lập 30% giá trị.
+ Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm trích lập 50% giá trị.
+ Đối với khoản nợ phải thu khó đòi quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. Trích lập 70% giá trị
+ Đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên được trích lâp 100% giá trị.
Hạch toán:
Nợ TK 642
Có TK 2293

Bước 6: Kiểm tra thuế GTGT được khấu trừ ( TK 133)
– Tài khoản này chỉ có số dư bên nợ, phản ánh số thuế đầu vào còn được khấu trừ được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả.
– Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
– Số dư tài khoản 133 ( Nếu có ) tại ngày 31/12 phải khớp với chỉ tiêu 41 “ Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này ” trên tờ khai 01/GTGT tháng 12 hoặc quý 4.


Bước 7: Kiểm tra các khoản tạm ứng ( TK 141)
– Tiến hành đối chiếu công nợ tạm ứng với nhân viên và đảm bảo công nợ giữa hai bên khớp nhau.
– Trích lập các khoản dự phòng tạm ứng đối với những trường hợp đã nghỉ việc và không đòi được.
Bước 8: Kiểm tra công cụ dụng cụ ( TK 153): Dư nợ
– Kiểm kê số lượng thực tế công cụ dụng cụ so với danh sách trên sổ sách và đảm bảo chúng khớp nhau.
- Kiểm tra tính hợp lý của CCDC: Nhiều sếp toàn mua đồ dung gia đình xoang chảo nồi…..rồi lấy hóa đơn cty các bạn phải cảnh giác nhé và loại những CCDC không hợp lý
– Kiểm tra bảng phân bổ công cụ dụng cụ với số ghi nhận trên sổ sách kế toán.
Bước 9: Kiểm tra các tài khoản hàng tồn kho ( TK 151, 152, 154, 155, 156, 157)
– Tài khoản này chỉ dư nợ, phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ.
– Kiểm kê số lượng thực tế hàng tồn kho và đảm bảo chúng khớp với số liệu trên sổ sách.
– Kiểm tra chi tiết hàng xuất kho đã được tính giá đúng chưa ( PP Thường áp dụng là bình quân
gia quyền).
- Sổ NXT
– Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu có: là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Các bạn xem chi tiết hạch toán TK 229
Hạch toán:
Nợ TK 632
Có TK 2294
Bước 9: Kiểm tra TSCĐ và hao mòn TSCĐ ( TK 211, 213, 214 ): Cái này thuế hay soi mói bắt bẻ
- Kiểm tra Điều kiện để trở thành TS nhé
- Kiểm tra lại từng ts từ khi hình thành cho đến bây giờ về nguyên giá, khấu hao, giá trị còn lại
- Kiểm tra lại mức khung khấu hao nhe: Theo TT 45, 28
Ví dụ như: công ty có 2 cái oto cung mua mới nhưng 1 cái lại là mức khấu hao 6 năm, cái kia thì 8 năm
– Lập bảng tính khấu hao tài sản cố định, thẻ tài sản cố định
– Đối chiếu bảng tính khấu hao TSCĐ với số phát sinh và số dư của TK 211, 213, 214
- Kiểm tra lại Hồ sơ tài sản cố định chi tiết từng TS Hóa đơn, chứng từ hình thành
Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Biên bản giao nhận tài sản cho bộ phận sử dụng, quản lý
Thẻ tài sản cố định
Dán nhãn thông tin và số thẻ tài sản
Khấu hao: Nợ 627,641,642 Có 214. Lưu ý 214 Dư có và ghi số âm
Bước 10: Kiểm tra chi phí trả trước ( TK 242 )
– Lập bảng phân bổ chi phí trả trước.
– Đối chiếu bảng phân bổ chi phí trả trước với số phát sinh và số dư của TK 242.
Luu ý: Phân bổ k được quá 3 năm dưới 36 tháng
Nợ 641,642 – Chi tiết
Có 242
Bước 11: Kiểm tra công nợ phải trả người bán ( TK 331 )
- Kiểm tra hợp đồng từng khách hang…..
- Trên 20 trieu phải chuyển khoản
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua
– Tiến hành đối chiếu công nợ , đối truừ công nợ với nhà cung cấp và đảm bảo công nợ giữa hai bên khớp nhau.
Bước 12: Kiểm tra các khoản phải nộp nhà nước ( TK 333 )
– TK 331: Thuế GTGT phải nộp
+ Số dư bên có của TK này phản ánh số thuế GTGT phải nộp, giá trị này nếu có phải bằng với giá trị trên chỉ tiêu 40 ( Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ ) trên tờ khai 01/GTGT tháng 12 hoặc quý 4.
– Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu:
+ Dùng để phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
+ Kiểm tra xem số thuế GTGT hàng nhập khẩu đã nộp ( nếu có) đã được ghi nhận vào thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ( TK 133 ) hay chưa?
– Tài khoản 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt:
+ Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
+ Kiểm tra xem số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ( nếu có) đã được ghi nhận vào nguyên giá của hàng hóa hoặc tài sản chưa?
– Tài khoản 3333 – Thuế nhập khẩu:
+ Phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
+ Kiểm tra xem số thuế nhập khẩu đã nộp ( nếu có) đã được ghi nhận vào nguyên giá của hàng hóa hoặc tài sản chưa?
– Tài khoản 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
+ Tính và nộp thuế TNDN tạm tính
Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định
Nợ TK 8211
Có TK 3334
Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 111, 112,. . .
Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 3334
Có TK 8211
Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 8211
Có TK 3334
Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334
Có các TK 111, 112
Vài dòng lưu ý về QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN nói riêng:
1. Lỗ được phép chuyển liên tục 5 năm, các năm trước có lỗ thì năm 2017 nhớ đính kèm phụ lục 03-2A. Phụ lục này có 2 tác dụng:
- Nếu năm 2017 lãi thì trên phụ lục gõ số lỗ cần chuyển vào cột " số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này"
- Nếu năm 2017 lỗ, thì trên phụ lục cột " số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này" để trống, mục đích chỉ là theo dõi số lỗ các năm và số lỗ đã chuyển các năm trước.
2. Lưu ý phần điều chỉnh tăng Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN do sự khác biệt giữa kế toán và luật thuế: Gõ từ chỉ tiêu B2 cho tới B7.
Đặc biệt chú ý các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN, nhớ gõ vào chỉ tiêu B4.
3. Lưu ý phần điều chỉnh giảm Tổng lợi nhuận trước thuế TNDN, phần đã xuất hóa đơn, ghi nhận trong năm 2017 nhưng bị thuế thanh tra kéo về các năm trước và đã truy thu, phạt nộp chậm thuế. Gõ vào chỉ tiêu B9 đến B11 tương ứng.
4. Lưu ý thuế suất công ty đang áp dụng là bao nhiêu để gõ thu nhập tính thuế vào các cột C7, C8, C9 tương ứng
5. Doanh nghiệp có ưu đãi về thuế nhớ chọn phụ lục 03-3A, lưu ý các chỉ tiêu từ C11 đến C15
6. . Nhớ gõ số tiền thuế TNDN đã tạm tính và đã nộp vào NSNN của 04 quý của năm 2017 vào cột E1
Căn cứ pháp lý : TT78/2014/TT-BTC, TT151/2014/TT-BTC, TT96/2015/TT-BTC...
– Tài khoản 3335 – Thuế thu nhập cá nhân:
+ Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
+ Kiểm tra phần thuế TNCN trên sổ sách đã khớp với trên tờ khai thuế TNCN hàng quý hay chưa?
Vài dòng lưu ý về quyết toán thuế TNCN nói riêng:
1. Vấn đề giảm trừ bản thân
Người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì giảm trừ bản thân 9.000.000 đồng/tháng.
Những anh chị em nào Doanh nghiệp quyết toán thay ( Tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay ) : Giảm trừ bản thân 12 tháng
Số còn lại ( Không tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Giảm trừ theo số tháng thực tế làm việc.
2. Về vấn đề giảm trừ người phù thuộc:
Người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì giảm trừ người phù thuộc 3.600.000 đồng/tháng
Giảm trừ tính từ khi phát sinh nuôi dưỡng
3. Về vấn đề cam kết 02 để không phải khấu trừ thuế
Người lao động ký hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng khi doanh nghiệp chi trả nếu:
Mỗi lần chi trả dưới 2 triệu đồng/tháng thì không phải khấu trừ thuế TNCN gì cả.
Mỗi lần chi trả từ 2 triệu đồng trở lên thì khấu trừ 10% thuế TNCN. Nếu không muốn khấu trừ 10% thuế TNCN thì làm cam kết 02 theo TT92/2015/TT-BTC nếu như ước tính cả năm thu nhập không vượt quá 108tr và có mst cá nhân tại thời điểm cam kết.
Lưu ý : Cam kết 02 nếu có duy nhất thu nhập chứ không phải hiểu theo kiểu thu nhập duy nhất 1 nơi.
Căn cứ pháp lý : TT111/2013/TT-BTC, TT92/2015/TT-BTC
– Tài khoản 3339 –
+ Ghi nhận lệ phí môn bài đầu năm tài chính, hạch toán: căn cứ vào giấy đăng ký kd mà xác định các bậc nhé và chiếu xem xem bao nhiêu tiền trên ví dụ trên 10ty bậc 1 nộp 3trieu
Nợ TK 6422/6425
Có TK 3339
+ Chi tiền nộp thuế môn bài: khi nộp nhớ ghi rõ mã chương tiểu mục nhé tránh sai
Nợ 3339
Có 111/112
Lưu ý: Cuồi kỳ, Liên hệ cơ quan quản lý thuế xin bảng xác nhận nghĩa vụ nộp thuế và đảm bảo rằng: Số dư các tài khoản phải nộp nhà nước trên sổ sách phải khớp với bảng xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của cơ quan thuế.
Bước 12: Kiểm tra lương và các khoản trích theo lương ( TK 334, 338 ): Thuế hay soi
- QUy chế lương, thưởng, quy chế tài chính….
– Kiểm tra hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng lương. chứng từ thanh toán, ký tá đầy đủ
– Kiểm tra số phát sinh hạch toán của tài khoản lương và các khoản trích theo lương so với bảng lương từng tháng.
– Số dư lương cuối kỳ chưa chi hoặc tạm ứng trước: làm bản đối chiếu công nợ với nhân viên
– Số dư các khoản bảo hiểm từng kỳ phải khớp với thông báo bảo hiểm. mẫu C12
- Luu y các khoản phụ cấp ăn ca, tiền thưởng…….
Bước 13: Kiểm tra các khoản đi vay ( TK 341 )
– Đối với khoản vay cá nhân
+ Tiến hành đối chiếu khoản đi vay của công ty với các đối tượng khác.
+ Lập bảng tính lãi vay theo kỳ và trích thuế TNCN 5% đối với từng lần chi trả lãi vay
+ Ghi nhận chi phí tài chính
Hạch toán:
Nợ TK 635
Có TK 3388
+ Ghi nhận thuế TNCN 5%
Hạch toán:
Nợ TK 3388
Có TK 3335
+ Khi thanh toán tiền lãi vay
Hạch toán:
Nợ TK 3388
Có TK 111, 112
– Đối với khoản vay của công ty khác:
+ Tiến hành đối chiếu khoản đi vay của công ty với các công ty khác.
+ Lập bảng tính lãi vay theo kỳ và yêu cầu bên kia xuất hóa đơn đối với từng lần chi trả lãi vay
+ Ghi nhận chi phí tài chính
Hạch toán:
Nợ TK 635
Có TK 3388
+ Khi thanh toán tiền lãi vay
Hạch toán:
Nợ TK 3388
Có TK 111, 112
– Đối với khoản vay của ngân hàng:
+ Tiến hành đối chiếu khoản đi vay của công ty với ngân hàng.
+ Lập bảng tính lãi vay theo kỳ và đối chiếu với bảng tính lãi vay của ngân hàng.
+ Ghi nhận chi phí tài chính.
Hạch toán:
Nợ TK 635
Có TK 112
Bước 14: Kiểm tra kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối ( TK 421)
– Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm
+ Trường hợp có lãi ghi:
Nợ TK 4212
Có TK 4211
+ Trường hợp lỗ ghi:
Nợ TK 4211
Có TK 4212
Bước 15: Kiểm tra các khoản doanh thu ( TK 511, 515, 711)
– Kiểm tra các khoản ghi nhận doanh thu đủ điều kiện ghi nhận hay chưa? Có 5 điều kiện để ghi nhận doanh thu như sau:
+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;
+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác);
+ Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
+ Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
– Kiểm tra doanh thu ghi nhận đã khớp với doanh thu trên tờ khai thuế GTGT hàng kỳ hay chưa
- Doanh thu nào chịu thuế TNDN
– Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển doanh thu chưa?
*** Lưu ý: Tài khoản doanh thu không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
Bước 16: Kiểm tra giá vốn hàng bán ( TK 632): Thuế soi
– Kiểm tra giá vốn được trừ và giá vốn không được trừ khi xác định chi phí hợp lý
– Căn cứ để tính giá thành là gì? có vượt định mức cho phép không?
– Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa?
- Sổ chi tiết 632
*** Lưu ý: Tài khoản giá vốn hàng bán không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
Bước 17: Kiểm tra các khoản chi phí ( TK 641, 642, 811)
– Chi phí nào hợp lý? chi phí nào không hợp lý?
– Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển chi phí chưa?
*** Lưu ý: Các tài khoản chi phí không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.
Bước 18: Tập hợp doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ( TK 911)
– Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển doanh thu:
Hạch toán:
Nợ TK: 511, 515, 711
Có TK : 911
– Cuối kỳ kế toán, thực hiện việc kết chuyển chi phí:
Hạch toán:
Nợ TK: 911
Có TK : 632, 635, 641, 642, 811
– Kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:
+ Kết chuyển lãi, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
+ Kết chuyển lỗ, ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
*** Lưu ý: Tài khoản 911 không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ.

Bước 19: Lập Báo cáo tài chính
Bước 20: Gửi BCTC cho cơ quan nào?
Cơ quan thuế,
Cơ quan thống kê,
Doanh nghiệp cấp trên (nếu có),
Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp thêm cả cơ quan tài chính
Doanh nghiệp có tham gia thị trường chứng khoán, nộp thêm cho Ủy ban Chứng khoán
Bước 21: Thời hạn nộp BCTC
Tại khoản 1,2 điều 109 thông tư 200/2014/TT-BTC qui định:
Doanh nghiệp nhà nước nộp BCTC quý chậm nhất là ngày 20 kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo quý. Chậm nhất ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo năm.
Công ty mẹ, tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo quý.
Đơn vị kế toán phụ thuộc Tổng công ty nhà nước phụ thuộc vào thời hạn yêu cầu của Công ty mẹ, Tổng công ty quy đinh.
Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh nộp báo cáo chậm nhật là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo năm.
Doanh nghiệp khác thời hạn nộp chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo năm.

Bước 22. Mức xử phạt hành vi nộp chậm báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê
Theo qui định, nếu các bạn không nộp BCTC cho cơ quan thông kê tại địa bàn doanh nghiệp hoạt động đúng thời hạn qui định sẽ bị phạt hành chậm nộp cụ thể như sau:
Tại điều 8 nghị định 79/2013/NĐ-CP qui định như sau:
3.1. Mức cảnh cáo:
Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 5 ngày đối với báo cáo thống kê tháng
Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý ( 6 tháng, 9 tháng)
Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm
3.2. Phạt từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ hành vi sau:
Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 5 ngày đến 10 ngày đối với báo cáo thống kê tháng
Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 10 ngày đến 15 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý ( 6 tháng, 9 tháng)
Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 15 ngày đến 20 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm
3.3. Phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với các hành vi sau:
Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 10 ngày đến 15 ngày đối với báo cáo thống kê tháng
Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 15 ngày đến 20 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý ( 6 tháng, 9 tháng)
Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm
3.4. Phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với các hành vi sau:
Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC quý ( 6 tháng, 9 tháng)
Hành vi nộp chậm báo cáo dưới 30 ngày đến 45 ngày đối với báo cáo thống kê, BCTC năm
3.5. Phạt từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với các hành vi sau:
Hành vi nộp không nộp báo cáo thống kê tháng sau 15 ngày
Hành vi không nộp báo cáo thống kê, BCTC quý ( 6 tháng, 9 tháng) sau 30 ngày
Hành vi không nộp báo cáo thống kê, BCTC năm sau 45 ngày.
Lưu ý: Hồ sơ nộp cơ quan thống kê ngoài bộ BCTC ra các bạn còn phải nộp kèm theo mẫu theo quy định của cơ quan Thống kê 

Bước 23: Hoàn thiện sổ sách: in phiếu thu chi, các loai sổ………

Bước 24: Lưu trữ, Bảo quản chứng từ sổ sách đợi thanh tra ban ngành như thuế…..







Bước 25: Đi nghỉ biển 30/4 - 1/5 chơi cho nó bõ ....