Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

Cá nhân ĐƯỢC PHÉP góp vốn bằng tiền mặt VÀO CÔNG TY ???

 Có người nói có  ?????     người nói không    ?????
 Người nói không: Nói, theo nghị định 222/2013/NĐ-CP thì cá nhân không được góp vốn bằng tiền mặt. Cũng dễ hiểu khi các bạn nói vậy, bởi NĐ 222 đọc chưa được rõ ràng lắm.
 Tuy nhiên bộ tài chính sau đó đã có thông tư số 09/2015/TT-BTC hướng dẫn chi tiết cho NĐ 222/2013/NĐ-CP này rồi, nên các bạn tham khảo nhé.

Theo đó thì cá nhân góp vốn bằng tiền mặt là được phép, chỉ có Doanh nghiệp với Doanh nghiệp thì mới không được phép dùng tiền mặt.





BỘ TÀI CHÍNH
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 09/2015/TT-BTC
Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2015
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 6 NGHỊ ĐỊNH SỐ 222/2013/NĐ-CP NGÀY 31/12/2013 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THANH TOÁN BẰNG TIỀN MẶT
  • Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;
  • Căn cứ Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt;
  • Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,
  • Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP của Chính phủ,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn hình thức thanh toán của doanh nghiệp trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác; và hình thức thanh toán của các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng trong quan hệ vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các doanh nghiệp và tổ chức có liên quan trong quan hệ giao dịch quy định tại Điều 1 Thông tư này.
Điều 3. Hình thức thanh toán trong giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau: a) Thanh toán bằng Séc; b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền; c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành. 3. Doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác bằng tài sản (không phải bằng tiền) thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Điều 4. Hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng
1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau bằng tài sản (không phải bằng tiền), đối trừ công nợ, chuyển giao nghĩa vụ nợ thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Điều 5. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/03/2015. 2. Doanh nghiệp có hành vi vi phạm khi thực hiện các giao dịch tài chính quy định tại Thông tư này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. 3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
…………………..
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Hiếu


==>   Các bạn đã thấy tại Điều 2 – Đối tượng áp dụng của thông tư là doanh nghiệp. Còn tại khoản 1, Điều 3 – không có quy định hướng dẫn về cá nhân góp vốn bằng tiền mặt vào doanh nghiệp mà chỉ quy định cho doanh nghiệp.

Như vậy cá nhân góp vốn bằng tiền mặt vào doanh nghiệp là hợp pháp. 



Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Lưu ý về cách ghi địa chỉ người mua trên Hóa đơn GTGT


Lưu ý về cách ghi địa chỉ người mua trên Hóa đơn GTGT
1) Theo điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về hóa đơn
“b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”
Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.
Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.”
2) Theo Công văn 2186/TCT-CS ngày 24/05/2017 của Tổng cục thuế về hóa đơn
“Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc, khi lập hóa đơn đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ phải ghi tên, địa chỉ, mã số thuế theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp địa chỉ của Công ty cổ phần xây lắp Cao Bằng nếu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là: V139, phố Vườn Cam, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng thì khi người bán lập hóa đơn cho Công ty (hoặc Công ty lập hóa đơn cho khách hàng) có thể ghi với địa chỉ rút gọn là V139, Vườn Cam, P. Hợp Giang, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Trường hợp người bán lập hóa đơn ghi đúng mã số thuế người mua và mã số thuế của người bán nhưng tại mục địa chỉ trên hóa đơn chỉ ghi “V139, phố Vườn Cam, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng” không ghi địa chỉ “tỉnh Cao Bằng” nhưng vẫn xác định được đúng địa chỉ của người mua và địa chỉ của người bán và các nội dung khác trên hóa đơn đều đúng thì các hóa đơn này vẫn được chấp nhận để kê khai thuế.
Tổng cục Thuế trả lời Công ty được biết./."
3) Theo công văn 2759/TCT-CS ngày 23/6/2017 của Tổng cục thuế quy định
“Theo các quy định nêu trên, về nguyên tắc, khi lập hóa đơn đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ phải ghi tên, địa chỉ, mã số thuế theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Trường hợp địa chỉ của Công ty TNHH Change Interaction theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là: 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh thì khi người bán lập hóa đơn cho Công ty có thể ghi với địa chỉ rút gọn là 36 Bùi Thị Xuân, P.Bến Thành, Q1, TP HCM.
Trường hợp người bán lập hóa đơn ghi đúng mã số thuế Công ty và mã số thuế của người bán nhưng tại mục địa chỉ Công ty trên hóa đơn ghi thiếu thông tin “Phường Bến Thành” hoặc ghi thiếu thông tin “thành phố Hồ Chí Minh” nhưng vẫn xác định được đúng địa chỉ của Công ty và các nội dung khác trên hóa đơn đều đúng thì các hóa đơn này vẫn được chấp nhận để kê khai thuế. Công ty và bên bán phải lập biên bản điều chỉnh về sai sót về địa chỉ người mua và không lập hóa đơn điều chỉnh.”

4) Theo Công văn 74297/CT-TTHT ngày 05/12/2016 của Cục thuế Hà Nội quy định
“Căn cứ quy định nêu trên, Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn Độc giả như sau:
Trường hợp Công ty của Độc giả nhận được các hóa đơn của người bán hàng, tiêu thức “địa chỉ” của người mua viết thiếu cụm từ “Việt Nam” vẫn đảm bảo xác định đúng người mua, người bán thì vẫn được xác định là hóa đơn hợp lệ khi khấu trừ thuế GTGT.
Nếu còn vướng mắc, đề nghị Độc giả liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải đáp cụ thể.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính được biết và hướng dẫn Độc giả thực hiện./.”
5) Theo Công văn 1781/BTC-TCT ngày 11/2/2014 của Tổng cục thuế
“Trường hợp doanh nghiệp viết hóa đơn chỉ sai về “hình thức” như: hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã sử dụng hóa đơn GTGT; hóa đơn viết tắt tên, địa chỉ người mua hàng nhưng đúng MST; viết hóa đơn nhưng chưa gạch chéo đúng quy định phần trống thì Bộ Tài chính yêu cầu các Cục thuế kiểm tra thực tế nếu hóa đơn đã lập phù hợp với sổ kế toán, phản ánh đúng bản chất kinh tế, có thanh toán qua ngân hàng theo quy định thì Cục thuế hướng dẫn nhắc nhở doanh nghiệp và thực hiện hoàn thuế hoặc cho khấu trừ theo đúng thực tế phát sinh.
Bộ Tài chính có ý kiến để Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, Cục thuế các tỉnh thành phố biết./.”
Mới nhất: Theo Công văn 3167/TCT-CS ngày 17/07/2017 của Tổng cục thuế gửi Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng cục Thuế nhận được nhiều phản ánh của các doanh nghiệp về việc viết tắt tên, địa chỉ trên hóa đơn. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- Ngày 10/12/2013, Tổng cục Thuế có công văn số 4291/TCT-CS gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc viết tắt tên, địa chỉ trên hóa đơn;
- Ngày 11/2/2014, Bộ Tài chính đã có công văn số 1781/BTC-TCT ngày 11/2/2014 gửi Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản và Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc khấu trừ thuế, hoàn thuế trong trường hợp doanh nghiệp viết hóa đơn chỉ sai về “hình thức”;
- Ngày 24/5/2017, Tổng cục Thuế đã có công văn số 2186/TCT-CS ngày 24/5/2017 trả lời Công ty cổ phần xây lắp Cao Bằng về về hóa đơn;
- Ngày 23/6/2017, Tổng cục Thuế có công văn số 2759/TCT-CS gửi Công ty TNHH Change Interaction.