Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Khổ vì “gạch chéo” hóa đơn

Chỉ một chuyện đơn giản là có gạch chéo hay không gạch chéo phần bỏ trống trong hóa đơn nhưng trong hơn một năm qua, cơ quan thuế đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn chồng chéo lẫn nhau, khiến nhiều doanh nghiệp (DN) không biết đường đâu mà lần.
 651450
Còn DN ở hai địa phương khác nhau cũng không thể làm ăn với nhau do hóa đơn hợp lệ ở địa phương này thì bị địa phương khác xem là không hợp lệ.
Văn bản “đá nhau”
Tháng 6-2012, Cục Thuế TP.HCM có văn bản hướng dẫn DN khi lập hóa đơn phải gạch chéo bằng tay hoặc in bằng máy in phần bỏ trống. Trường hợp không gạch chéo phần bỏ trống hoặc gạch chéo phần bỏ trống bằng tay (khác màu mực) thì hóa đơn này được xác định không hợp lệ. Kèm theo đó DN sẽ bị phạt về hành vi sử dụng hóa đơn không đúng quy định và người mua không được kê khai thuế. Tuy nhiên, do vấp phải sự phản ứng từ phía DN, đến ngày 31-8-2012, Cục Thuế TP.HCM lại có văn bản tạm thời chấp nhận đối với các hóa đơn không gạch chéo phần bỏ trống và DN vẫn được sử dụng để kê khai thuế giá trị gia tăng.
Sự việc này vừa lắng xuống thì đến cuối tháng 10-2012, Cục Thuế Bình Dương lại hướng dẫn ngược lại. Theo đó, DN phải dùng viết mực, loại mực không phai (không sử dụng mực đỏ) để gạch chéo phần còn trống trên hóa đơn thì việc lập hóa đơn mới đúng quy định. Nhiều DN cho biết do hướng dẫn của Cục Thuế TP.HCM và Cục Thuế Bình Dương trái ngược nhau, nên DN ở hai địa phương không thể làm ăn được với nhau do hóa đơn hợp lệ ở địa phương này thì bị địa phương khác xem là không hợp lệ. Sự việc này kéo dài đến tháng 5-2013 Tổng cục Thuế mới có văn bản theo hướng “dĩ hòa vi quý”, công nhận hướng dẫn của Cục Thuế TP.HCM lẫn Cục Thuế Bình Dương đều hợp lệ. Theo đó tất cả hóa đơn giá trị gia tăng phát hành từ ngày 1-1-2011 trở đi dù có gạch chéo hay không gạch chéo phần bỏ trống đều được cơ quan thuế chấp nhận.
Tuy nhiên chưa đến một tháng sau, Bộ Tài chính lại ra thông tư 64 quy định ngược lại. Theo đó, từ ngày 1-7-2013, với hóa đơn tự in hoặc đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì DN phải gạch chéo bằng bút mực (không sử dụng mực đỏ) mới hợp lệ. Bộ Tài chính cũng bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về hóa đơn tại các văn bản trước đây trái với thông tư này.
“Không hợp lý”
Trao đổi với Tuổi Trẻ, các DN cho rằng việc quy định phải gạch chéo phần bỏ trống trong hóa đơn là không hợp lý. Anh Trần Hoài Đức, kế toán Công ty CP Địa Sinh – chuyên kinh doanh vật tư ngành in, cho rằng việc quy định gạch chéo phần bỏ trống trong hóa đơn là vô lý, làm mất thời gian của DN. “Hóa đơn in ra từ máy đã thể hiện rõ tổng số tiền bằng chữ cũng như bằng số, do vậy rất khó để DN in thêm vào hóa đơn nên rất khó có thể xảy ra gian lận” – anh Đức nói.
Nhiều DN khác cũng lên tiếng về quy định này. Đầu tháng 7-2013, Công ty TNHH TM&DP Sang (quận 1, TP.HCM, chuyên bán lẻ dược phẩm) đã có văn bản kiến nghị gửi Cục Thuế TP.HCM, trong đó cho biết việc gạch chéo phần trống của từng hóa đơn phải làm thủ công, rất khó khăn và làm kéo dài việc luân chuyển chứng từ qua các bộ phận khác, dẫn đến chậm trễ giao hàng đến người mua vì số lượng hóa đơn phát hành của DN này rất lớn. Riêng trụ sở ở TP.HCM một tháng sử dụng đến 56.419 hóa đơn, tính ra bình quân mỗi ngày sử dụng đến 2.170 hóa đơn. Tính luôn cả chi nhánh Hà Nội, số hóa đơn sử dụng mỗi ngày lên đến 3.482 hóa đơn. Tuy nhiên trả lời Công ty TNHH TM&DP Sang, Cục Thuế TP.HCM khẳng định không có thẩm quyền xem xét, giải quyết đề nghị này.
Tại buổi đối thoại giữa lãnh đạo Cục Thuế và DN tổ chức mới đây, đại diện Công ty TNHH APL – NOL VN (quận 3) nói việc gạch chéo phần còn trống trên hóa đơn tự in sẽ tiêu tốn thời gian, gây chậm trễ hoạt động giao nhận chứng từ tại quầy giao dịch đối với trường hợp các công ty có số lượng hóa đơn phát hành hằng tháng rất lớn. DN này cũng kiến nghị cơ quan thuế xem xét và đề xuất Bộ Tài chính sửa đổi quy định này.
Đại diện Công ty TNHH KAO VN (Cộng Hòa, Q.Tân Bình) cũng cho rằng việc gạch chéo phần còn trống trên hóa đơn gây rất nhiều khó khăn cho DN vì DN in hóa đơn từ phần mềm dùng chung cho cả tập đoàn. Do đó chỉ còn cách in ra và gạch bằng tay. Với số lượng in ra mỗi ngày 400-500 hóa đơn, để thực hiện công việc này công ty buộc phải thuê thêm một nhân công. Như vậy chi phí sẽ tăng lên mà thời gian chuẩn bị để giao hàng bị kéo dài do phải chờ đợi hoàn tất hóa đơn.
Đã kiến nghị Bộ Tài chính
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Lệ Nga, cục phó Cục Thuế TP.HCM, thừa nhận thời gian qua nhiều DN bức xúc về quy định gạch chéo phần bỏ trống trong hóa đơn. Từ phản ảnh của DN, Cục Thuế đã có hướng xử lý tạm thời là không buộc phải gạch chéo phần bỏ trống. Tuy nhiên mới đây Bộ Tài chính ban hành thông tư 64 buộc phải gạch chéo phần bỏ trống thì hóa đơn mới hợp lệ. “Từ phản ảnh của DN, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính theo hướng bỏ quy định gạch chéo phần trống hóa đơn theo đề nghị của DN nhưng đến nay Cục Thuế TP.HCM chưa nhận được văn bản trả lời” – bà Nga cho biết.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN TRÊN EXCEL


I - CÚ PHÁP CÁC HÀM SỬ DỤNG CHỦ YẾU
1/ Hàm SUMIF                                                                            
a/ Sử dụng hàm SUMIF trong việc:
  •    Kết chuyển các bút toán cuối kỳ
  •       Tổng hợp số liệu từ Bảng nhập liệu (BNL) lên Bảng cân đối số phát sinh tháng/năm, lên Bảng Nhập xuất tồn kho, lên Bảng tổng hợp phải thu, phải trả khách hàng….và các bảng tính có liên quan.
b/ Tác dụng hàm SUMIF: Hàm SUMIF là hàm tính tổng theo điều kiện:

MÔ PHỎNG SUMIF: (đặt công thức tại địa chỉ ô cần tính)
(Kết quả trong bảng tính chỉ là ví dụ - không làm căn cứ so sánh bài của bạn)

2/ Hàm VLOOKUP:
a/ Sử dụng hàm VLOOKUP trong việc:
  •   Tìm đơn giá Xuất kho từ bên Bảng Nhập Xuất Tồn về BNL, về Phiếu xuất kho…
  •    Tìm Mã hàng hóa, tên hàng hóa từ DMTK về Bảng Nhập Xuất Tồn
  •    Tìm Số dư của đầu tháng N căn cứ vào cột Số dư cuối của tháng N – 1.
  •    Tìm số “Khấu hao (Phân bổ) lũy kế từ kỳ trước” của bảng khấu hao (bảng phân bổ chi phí) tháng N, căn cứ vào “Giá trị khấu hao (phân bổ) lũy kế" của tháng N – 1.
  •    Và các bảng tính khác liên quan…
b/ Tác dụng hàm VLOOKUP:
                Hàm Vlookup là hàm tìm kiếm theo một điều kiện đã có: (Điều kiện đã có gọi là “Giá trị để tìm kiếm”.
Giải thích:
MÔ PHỎNG: (đặt công thức tại địa chỉ ô cần tính) 
II - CÔNG VIỆC ĐẦU NĂM
Chuyển số dư cuối năm trước sang đầu năm nay:
  •   Vào số dư đầu kỳ cho “Bảng cân đối phát sinh tháng” (nhập vào TK chi tiết, ví dụ: số dư chi tiết của TK 156 phải nhập chi tiết đến từng mã hàng).
  •  Vào số liệu đầu kỳ các bảng phân bổ 142, 242, bảng khấu hao TSCĐ, bảng tổng hợp Nhập Xuất Tồn, và các sổ khác (nếu có)
  •    Chuyển lãi (lỗ) về năm trước (Căn cứ vào số dư đầu năm TK 4212 trên Bảng CĐPS tài khoản để chuyển). Việc thực hiện này được định khoản trên Bảng nhập dữ liệu (BNL) và chỉ thực hiện 1 lần trong năm, vào thời điểm đầu năm.
III - CÁC CÔNG VIỆC TRONG THÁNG
Vào các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ trên Bảng nhập dữ liệu (BNL).
Hướng dẫn nhập liệu trên Bảng nhập liệu.
  •   Cột Ngày tháng ghi sổ: Ngày tháng ghi sổ bằng hoặc sau ngày chứng từ.
  •  Cột Số hiệu: Là số hiệu của Hóa đơn, của Phiếu thu (PT), Phiếu chi (PC), Giấy báo nợ (GBN), báo có (GBC), phiếu kế toán (PKT)…
  •   Cột Ngày chứng từ: Là ngày thực tế trên chứng từ.
  •    Cột số phiếu Thu/Chi/Nhập/Xuất: Nhập số phiếu tương ứng với từng nghiệp vụ phát sinh liên quan.
Ví dụ:  Sau khi định khoản hết các bút toán từ chứng từ bạn thực hiện các bút toán cuối tháng -> tính ra lãi (lỗ) của một tháng trên Bảng nhập dữ liệu -> thực hiện “Tổng cộng số phát sinh Nợ/Có” của cả tháng bằng hàm SUBTOTAL. (BNL đúng khi tổng Nợ  tổng Có)
+)      Cú pháp hàm: = SUBTOTAL(9, dãy ô cần tính tổng)
+)      Tổng phát sinh bên Nợ:       =SUBTOTAL(9;G13:G190)
+)     Tổng phát sinh bên Có :       =SUBTOTAL(9;H13:H190)
(Số 9 là cú pháp mặc định của hàm cho việc tính tổng)
  •   Cột kiểm tra số liệu theo tháng: Dùng để in sổ cuối kỳ (khi in sổ mới làm)
  •   Cột chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ: Dùng gắn mã chỉ tiêu LCTT (khi lập LCTT mới làm)
  •   Sau mỗi một nghiệp vụ bạn cách ra một dòng
IV - HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬP LIỆU MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU
1/ Các nghiệp vụ không liên quan đến Thu, Chi, Nhập, Xuất.
Với các nghiệp vụ này bạn không phải nhập liệu vào các cột: Số phiếu Thu/Chi/Nhập/Xuất, cột số lượng Nhập và số lượng Xuất.
2/ Các nghiệp vụ liên quan đến Phải thu, Phải trả.
            Hạch toán trên BNL chi tiết đến từng đối tượng, cụ thể:
a.   Nếu phát sinh thêm Khách hàng hoặc Nhà cung cấp mới - Thì phải khai báo chi tiết đối tượng KH hoặc NCC mới bên bảng Danh mục tài khoản và đặt Mã tài khoản (Mã khách hàng) cho KH/NCC đó, đồng thời định khoản chi tiết bên BNL theo Mã TK mới khai báo.
VD: Công ty Cổ phần Mạnh Dũng (là khách hàng mới).
  •    Bước 1: Sang DMTK khai chi tiết tên khách hàng - Công ty Cổ phần Mạnh Dũng với mã Khách hàng là: 1311 hoặc 131MD (Khai báo phía dưới TK 131) (Việc khai báo mã TK như thế nào là tùy vào yêu cầu quản trị của bạn)
  •    Bước 2: Hạch toán bên BNL theo mã TK (Mã KH) đã khai báo cho Công ty Cổ phần Mạnh Dũng là: 1311 hoặc 131MD.
b.   Nếu không phát sinh Khách hàng mới thì khi gặp các nghiệp vụ liên quan đến TK 131 và TK 331, bạn quay lại Danh mục TK lấy Mã Khách hàng đã có để định khoản trên BNL.
3/ Các nghiệp vụ Mua, Bán hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ(TK 156, 155, 154sửa chữa…..)
            Hạch toán trên BNL chi tiết đến từng mã hàng, cụ thể:
a/ Trường hợp mua Hàng hóa, nguyên vật liệu nhập kho:
(Xem mô phỏng trang bên)
MÔ PHỎNG BẢNG NHẬP LIỆU:
5/ Các nghiệp vụ phát sinh mới Công cụ dụng cụ hoặc TSCĐ (tức liên quan đến các TK 142, 242, 211) thì phải làm 2 bước.

  •      Bước 1: Định khoản bên Bảng Nhập Liệu
  •     Bước 2: Phải sang bảng phân bổ 142, 242, Bảng khấu hao TSCĐ để khai báo thêm công cụ dụng cụ hoặc tài sản này vào bảng và tính ra số cần phân bổ trong kỳ hoặc số cần trích khấu hao trong kỳ.
6/ Các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu xuất kho để sản xuất các thành phẩm thì phải gắn thêm mã thành phẩm.
Ví dụ: khi xuất thép, que hàn,… để sản xuất giá đỡ Điều hòa 9-12BTU thì khi xuất 152 phải thêm vào cột Mã thành phẩm là xuất cho thành phẩm nào đồng thời thực hiện nối tài khoản và mã thành phẩm luôn.
Mục đích để phục vụ cho việc tính giá thành
Mô phỏng theo bảng sau:

V - CHÚ Ý VỀ NGUYÊN TẮC ĐỒNG NHẤT TRONG HẠCH TOÁN

VI - CÁC BÚT TOÁN CUỐI THÁNG
- Hạch toán các bút toán về tiền lương cuối tháng (số liệu từ bảng lương):
Bước 1. Tính tiền lương phải trả CBCNV
Nợ TK 6421
Tổng lương của Bộ phận Bán hàng
Nợ TK 6422
Tổng lương của Bộ phận QLDN
Nợ TK 1542
Tổng số tiền lương của bộ phận dịch vụ hoặc sản xuất

Có TK 334
Tổng lương phải trả cho CNV
   
Bước 2. Trích lương
  •    Trích BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ  Công ty chịu.
(Trích theo lương cơ bản trên bảng lương)
·      Bộ phận bán hàng:
Nợ TK 6421
Tổng số trích cho Bộ phận bán hàng

Có TK 3383
Lương CB x 17%       

Có TK 3384
Lương CB x 3%

Có TK 3389
Lương CB x 1%

·      Bộ phận QLDN:
Nợ TK 6422
Tổng số trích cho Bộ phận QLDN

Có TK 3383
Lương CB x 17%       

Có TK 3384
Lương CB x 3%

Có TK 3389
Lương CB x 1%
·      Bộ phận sản xuất, dịch vụ.
Nợ TK 1542
Tổng số trích cho Bộ phận sản xuất, dịch vụ

Có TK 3383
Lương CB x 17%       

Có TK 3384
Lương CB x 3%

Có TK 3389
Lương CB x 1%
  •   Trích BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ  tính vào lương của CBCNV:  
Nợ TK 334
Tổng số trích tính vào lương

Có TK 3383
Lương CB x 7%       

Có TK 3384
Lương CB x 1,5%

Có TK 3389
Lương CB x 1%
  •   Tính thuế TNCN phải nộp (nếu có):
Nợ TK 334
Tổng số thuế TNCN khấu trừ

Có TK 3335
   
Bước 3. Trả tiền lương và nộp bảo hiểm
  •    Thanh toán lương cho CBCNV (hạch toán khi bạn nhìn thấy chứng từ thanh toán lương):               
Nợ TK 334
Tổng tiền thanh toán cho CNV, sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ.

Có TK 1111 hoặc 1121
   
  •  Thanh toán tiền Bảo hiểm (chỉ hạch toán khi bạn có chứng từ thanh toán bảo hiểm):               
Nợ TK 3383
Số đã trích BHXH
Nợ TK 3384
Số đã trích BHYT
Nợ TK 3389
Số đã trích BHTN

Có TK 1111 hoặc 1121
Tổng phải thanh toán    
   
2 - Trích khấu hao tài sản cố định (số liệu từ bảng khấu hao TSCĐ)
Nợ TK 6422
Số khấu hao kỳ này của bộ phận QL
Nợ TK 6421
Số khấu hao kỳ này của bộ phận Bán hàng
Nợ TK 1547
Số khấu hao kỳ này của bộ phận sản xuất, dịch vụ.



Có TK 2141
Tổng khấu hao đã trích trong kỳ.
   
3 - Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn (nếu có) (số liệu từ bảng PB 142, 242)
Nợ TK 6422
Số chi phí ngắn hạn/dài hạn phân bổ kỳ này cho bộ phận QL
Nợ TK 1547
Số chi phí ngắn hạn/dài hạn phân bổ kỳ này cho bộ phận sản xuất, dv.

Có TK 142(242)
Tổng số chi phí trả trước ngắn hạn Kỳ này phân bổ vào chi phí
   
4- Tính giá thành để có được đơn giá nhập kho thành phẩm.
            Để có đơn giá nhập kho thành phầm của bút toán bên bảng nhập liệu:
                        Nợ 155GD9-12: Số lượng x đơn giá
            Nợ 155GD9-12: Số lượng x đơn giá
            Có 1548: Tổng cộng tiền
Thì phải tiến hành tính giá thành như sau:
Sử dụng hàm Sumif lấy dữ liệu từ bảng nhập liệu về 

Khi tính giá thành xong thì ta có giá thành đơn vị thì sử dụng hàm Vlookup(…) lấy về bảng nhập liệu giống lấy giá vốn hàng hóa bên trên.

5 - Kết chuyển thuế GTGT:
Là việc tính ra số thuế phải nộp hay còn được khấu trừ.
Kế toán thực hiện 1 bút toán kết chuyển chung như sau:
Nợ TK 3331
Số tiền là số nhỏ nhất của 1 trong 2 tài khoản

Có TK 133
   
Giải thích: Khi kết chuyển theo số nhỏ, là số tiền nhỏ nhất của 1 trong 2 TK 133 hoặc 3331, thì số tiền này sẽ bị triệt tiêu và có được kết quả còn lại của 1 trong 2 tài khoản, khi đó sẽ biết được phải nộp hay được khấu trừ:
Bút toán và công thức tính ra số thuế của TK 3331:
Nợ TK 3331
= Sumif Có TK 3331 – Sumif Nợ TK 3331

Có TK 1331
   
Công thức trên được giải thích như sau: Bạn lấy tổng số phát sinh bên Có TK 3331 - (trừ) tổng số phát sinh bên Nợ  TK 3331, vì TK 3331 có thể phát sinh bên Nợ đối với các trường hợp giảm trừ doanh thu, khi đó số thuế để kết chuyển là số thuế đã bù trừ Nợ/Có của TK 3331)
b.   Trường hợp 2:
Số dư ĐK TK 1331
+
Số PS Nợ TK 1331
Số PS Có TK 1331
Số PS Có TK 3331
Số PS Nợ TK 3331
 
Trong trường hợp này ta phải kiểm tra xem TK 1332 (Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ) có phát sinh và có số dư đầu kỳ hay không.
b1. Nếu sau khi cộng thêm số tiền của TK 1332 mà làm cho tổng số tiền của TK 1331 + TK 1332 lớn hơn TK 3331:
Thì số tiền thuế GTGT nhỏ nhất được kết chuyển là số tiền thuế của TK 3331.
Bút toán thực hiện trong trường hợp này:
Nợ TK 3331
= Sumif Có TK 3331 – Sumif Nợ TK 3331

Có TK 1331
= Sumif Nợ TK 1331 – Sumif Có TK 1331 + Dư ĐK TK 1331

Có TK 1332
= Kết quả của TK 3331 – Kết quả của TK 1331
b2. Nếu sau khi cộng thêm số tiền của TK 1332 mà làm cho tổng số tiền của TK 1331 + TK 1332 nhỏ hơn TK 3331:
Thì số tiền thuế GTGT nhỏ nhất được kết chuyển là tổng số tiền thuế của TK 1331 + TK 1332.
Bút toán thực hiện trong trường hợp này:
Nợ TK 3331
= Tổng cộng TK 1331 + TK 1332

Có TK 1331
= Sumif Nợ TK 1331 – Sumif Có TK 1331 + Dư ĐK TK 1331

Có TK 1332
= Sumif Nợ TK 1332 – Sumif Có TK 1332 + Dư ĐK TK 1332
Chú ý: Bạn cần đối chiếu số liệu giữa tờ khai thuế GTGT hàng tháng với số dư TK133 và TK3331 trên bảng Cân đối phát sinh tháng phải khớp nhau.
6 - Tìm giá vốn cho các nghiệp vụ ghi nhận giá vốn trên BNL mỗi khi bạn bán hàng:
(Nhập liệu hết 1 tháng thì tiến hành lấy giá vốn)
Bây giờ là lúc bạn tìm đơn giá xuất kho cho các bút toán về giá vốn trên BNL.
Bước 1: Lập bảng “Nhập xuất tồn kho” - kho hàng hóa và kho Nguyên vật liệu (nếu có) và tính giá vốn xuất kho cho từng mặt hàng (xem mục 1 phần VII)
Bước 2: Trên BNL, tại cột TK đối ứng bạn lọc lên TK 632 -> Đặt công thức VLOOKUP tại cột phát sinh Có dòng TK 632 đầu tiên để tìm giá vốn xuất kho về từ bảng NXT, sau đó nhân đơn giá trên với số lượng hàng xuất bán tại cột Số lượng xuất (xem mô phỏng ở trang bên).
MÔ PHỎNG:

7 - Kết chuyển giá vốn hàng xuất bán trong kỳ:

Nợ TK 911
= Sumif Nợ TK 632 – Sumif Có TK 632

Có TK 632
   
8 - Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có):
Nợ TK 5111
= Sumif Nợ TK 5211, 5212, 5213

Có TK 5211, 5212, 5213
   
9 - Kết chuyển doanh thu thuần trong kỳ :
Nợ TK 5111
= Sumif Có TK 5111 – Sumif Nợ TK 5111

Có TK 911
   
10 -  Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính (nếu có) trong kỳ:
Nợ TK 515
= Sumif Có TK 515

Có TK 911
   
11 - Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính (nếu có) trong kỳ:
Nợ TK 911
= Sumif Nợ TK 635

Có TK 635
   
12 -  Kết chuyển chi phí bán hàng, quản lý trong kỳ:
Nợ TK 911
= Tổng cộng TK 6421 + TK 6422

Có TK 6421
= Sumif Nợ TK 6421 – Sumif Có TK 6421

Có TK 6422
= Sumif Nợ TK 6422 – Sumif Có TK 6422
13 - Kết chuyển thu nhập khác (nếu có) trong kỳ:
Nợ TK 711
= Sumif Có TK 711

Có TK 911
   
14 - Kết chuyển chi phí khác (nếu có) trong kỳ:
Nợ TK 911
= Sumif Nợ TK 811

Có TK 811
   
15 - Tạm tính thuế TNDN phải nộp trong quý (Nếu quý đó có lãi)

Bước 1: Tính lãi (lỗ) tháng cuối quý:

Bước 2: Tự bù trừ lãi (lỗ) các tháng trong quý và được trừ số lỗ quý trước (nếu có) mà có lãi thì mới phải tạm tính thuế TNDN. (bạn trừ nối vào công thức ở bước 1)
Cách xác định số liệu để bù trừ lãi (lỗ):
Nợ TK 821
Kết quả sau khi đã bù trừ (nhân) x % thuế suất thuế TNDN.

Có TK 3334
   
16 - Kết chuyển chi phí thuế TNDN trong kỳ (nếu có) (Chỉ thực hiện ở cuối năm tài chính)
Nợ TK 911
= Sumif Nợ TK 821

Có TK 821
   
17 - Kết chuyển lãi (lỗ) trong kỳ:
Tại cột TK Nợ/Có bạn lọc TK 911 (bên Nợ 911 tập hợp chi phí, bên Có 911 tập hợp doanh thu)
  •    Nếu bên Có TK 911 (DT) lớn hơn bên Nợ 911 (CP) tức có LÃI:
Nợ TK 911
= Sumif Có TK 911(DT) – Sumif Nợ TK 911(CP)

Có TK 4212
   
  •    Nếu bên Có TK 911 (DT) nhỏ hơn bên Nợ 911 (CP) tức bị LỖ:
Nợ TK 4212
= Sumif Nợ TK 911(CP) – Sumif Có TK 911(DT)

Có TK 911
   
VII - HƯỚNG DẪN LÊN CÁC BẢNG BIỂU THÁNG.
1.    Lập bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn kho
VIII - CÁCH KIỂM TRA SỐ LIỆU TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH.
  •        Trên CĐPS thì tổng phát sinh bên Nợ phải bằng tổng phát sinh bên Có
  •        Tổng PS Nợ/Có trên CĐPS bằng tổng PS Nợ/Có trên BNL.
  •       Các tài khoản loại 1 và loại 2 không có số dư bên Có. Trừ một số tài khoản như 159, 131, 214, vv…
  •       Các tài khoản loại 3 và loại 4 không có số dư bên Nợ. Trừ một số tài khoản như 331, 3331, 421 vv…
  •    Các tài khoản loại 5 đến loại 9 cuối kỳ không có số dư.
  •   TK 112 phải khớp với Sổ phụ ngân hàng.
  •    TK 133, 3331 phải khớp với các chỉ tiêu trên tờ khai thuế.
  •    TK 156 phải khớp với dòng tổng cộng trên Báo cáo NXT kho.
  •    TK142, 242 phải khớp với dòng tổng cộng trên bảng phân bổ 142, 242.
  •   TK 211, 214 phải khớp với dòng tổng cộng trên Bảng khấu hao TSCĐ….
IX - HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
1.    Lập bảng Cân đối phát sinh năm:
Lập tương tự như Cân đối phát sinh tháng, số liệu tổng hợp từ BNL của cả năm.
+)      Cột mã TK, tên TK: Copy danh mục đầy đủ từ DMTK về.
+)      Cột dư Nợ và dư Có đầu kỳ: Dùng hàm VLOOKUP tìm ở CĐPS tháng 1 về (phần dư đầu kỳ)
+)     Cột phát sinh Nợ, phát sinh Có: Dùng hàm SUMIF tổng hợp tất cả các tháng ở BNL về.
+)     Cột dư Nợ, dư Có cuối kỳ: Dùng hàm MAX
+)      Dùng hàm SUBTOTAL tổng hợp số liệu từ TK chi tiết lên TK cấp 1.
+)      Dòng tổng cộng dùng hàm SUBTOTAL.
+)      Tại phần chỉ tiêu BCTC, cột TS,DT,CP (Tài sản, Doanh thu, Chi phí) và cột NV (Nguồn vốn): Bạn cần xác định xem các TK trên CĐPS năm ứng với những chỉ tiêu nào trên “Bảng cân đối kế toán” và “BC Kết quả kinh doanh” thì gắn mã số của chỉ tiêu đó cho TK tương ứng.
Ví dụ: trên CĐKT chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” có mã số 110. Chỉ tiêu này ứng với các TK111, 112 trên CĐPS năm. Vậy bạn nhập vào cột “TS,DT,CP” dòng TK 111, 112 mã số “110”
Cách làm này thực hiện tương tự cho các TK còn lại.
2.    Lập Bảng cân đối kế toán (Bảng này lập vào thời điểm cuối năm tài chính)
(Để bảng CĐKT đúng thì tổng Tài sản phải bằng tổng Nguồn vốn)
  •   Cột Số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “Bảng cân đối kế toán” năm trước.
  •  Cột Số năm nay: Đặt hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu về từ CĐPS năm, với:
-    Dãy điều kiện: là cột “TS,DT,CP” đối với các mã số thuộc phần Tài sản. Hoặc cột “NV” đối với các mã số thuộc phần Nguồn vốn.
-    Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên CĐKT.
-    Dãy tính tổng: là cột Dư nợ đối với các mã số thuộc phần Tài sản, cột Dư có đối với các mã số thuộc phần Nguồn vốn.
       Chú ý đối với các Mã số như: mã số 132 "Trả trước cho người bán". Mã số 313 "Người mua trả tiền trước". Các mã số trong ngoặc đơn (*) như mã số 212 "Giá trị hao mòn lũy kế" phải ghi âm. Mã số 417 "Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối" phải bù trừ Nợ/Có (nếu lãi ghi dương, lỗ ghi âm).
3. Lập "Báo cáo kết quả kinh doanh" (Bảng này lập cho thời kỳ - là tổng hợp kết quả kinh doanh của một kỳ)
  •   Cột Số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “Báo cáo kết quả kinh doanh” năm trước.
  •   Cột Số năm nay: Đặt hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu về từ CĐPS năm, với:
-    Dãy điều kiện: là cột “TS,DT,CP” trên CĐPS năm.
-    Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên BCKQKD
-    Dãy tính tổng: là cột phát sinh Nợ trên CĐPS năm.
(Chú ý với chỉ tiêu 11 - Giá vốn hàng bán, chỉ tiêu này không bao gồm giá vốn hàng bán bị trả lại, trong khi số liệu trên CĐPS năm là tổng giá vốn đã bao gồm giá vốn hàng bán bị trả lại, vậy bạn phải trừ đi giá vốn của hàng bán bị trả lại)
MÔ PHỎNG:
4. Lập "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ": (Thể hiện dòng ra và dòng vào của tiền trong Doanh nghiệp)

(Để BCLCTT đúng thì chỉ tiêu (70) trên LCTT phải bằng chỉ tiêu (110) trên bảng CĐKT)
  •    Cột Số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của “Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ” năm trước.
  •  Cột Số năm nay:
Để lập được Báo cáo này, bên BNL bạn xây dựng thêm 1 cột "Chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ".
5. Thuyết minh Báo cáo tài chính:
       Là báo cáo giải thích thêm cho các biểu: Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD, Báo cáo LCTT. Học viên căn cứ vào Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD, Báo cáo LCTT, Bảng cân đối số phát sinh năm, Bảng trích Khấu hao TSCĐ (trường hợp thuyết minh cho phần TSCĐ) và các sổ sách liên quan để lập.
X - LẬP VÀ IN SỔ KẾ TOÁN CUỐI KỲ
1.   Lập bảng kê phiếu Nhập kho
a.   Cách lập:
  •    Cột Số hiệu chứng từ:
MÔ PHỎNG:

b.   Cách in:

  •   Bôi đen và đặt lọc toàn bộ dữ liệu các tháng.
  •    Nhập số tháng cần in tại ô K8 (phía dưới ô In sổ theo tháng)
  •    Lọc tháng cần in tại cột In sổ theo tháng. nếu in cả năm bạn lọc NonBanks.
  •   Căn chỉnh trang in => in (không in cột “In sổ theo tháng”).